Vào sân golf "săn đại gia"? - Thực tế và góc nhìn
game doi thuong - 26/03/2022 16:15 VĂN SỸ - HÀ PHAN
Ảnh minh họa: Báo Dân Việt |
Góc nhìn của tác giả VĂN SỸ:
Mấy bữa nay, dư luận ồn ào chuyện “nương tựa” của một “chân dài” với một “đại gia”, xuất hiện rất ấn tượng trên sân golf. Nhiều người cho là “chân dài” vào sân golf để "săn đại gia" thôi! Luồng ý kiến này gây khá nhiều bức xúc với những người “nhạy cảm”? Vậy có đúng không?
Trước khi trả lời câu này, cũng cần nói một chút về chuyện “săn đại gia” của “chân dài”, vì chuyện này thì có thật.
Đó là chuyện một số cô gái có nhan sắc, hình thể đẹp, nhưng chưa có đủ cơ hội và tài năng để kiếm tiền, lại thích kiếm tiền nhanh bằng cách cặp kè (cặp bồ) với những người đàn ông có nhiều tiền. Trong số những người đàn ông có nhiều tiền (nhờ tài năng, kinh doanh giỏi, hay nhờ tham nhũng, lừa đảo… thì không ai thống kê được) thì lại có những người đang tìm kiếm bạn gái, cũng có những người có vợ con rồi nhưng “hám của lạ”, cũng có những người chỉ cần có “chân dài bên cạnh để “sĩ” cho “oai”…
Có cầu thì có cung, và bằng nhiều cách, “chân dài” đã gặp gỡ và gắn kết với "đại gia” - thực chất là một sự “trao đổi tình - tiền” mà hai bên đều vui vẻ. Một trong những cách để “chân dài” đến với “đại gia”, là “chân dài” tìm cách xuất hiện ở sự kiện mà “đại gia” có mặt. “Chân dài” sẽ tìm cách vào làm việc (với tiền công rẻ mạt hoặc không công) tại những nơi cho là có nhiều “đại gia” hay lui tới (nhà hàng sang trọng, nơi tổ chức các sự kiện sang trọng…), chỉ nhằm có cơ hội tiếp cận để tìm cách quyến rũ “đại gia” là được. Cách làm này của các ‘chân dài” gọi là "săn đại gia”.
Sân golf quả đúng là nơi mà “mật độ đại gia” xuất hiện rất cao. Vì ai cũng hiểu, không có điều kiện thì không đi chơi golf được. Chơi golf là thứ chơi không phải tốn kém mà là rất tốn kém. Nó không phải là môn chơi của người nghèo. Do vậy, khi thấy một số người đẹp thấp thoáng trong các sân golf, nhiều người đã nghĩ “chắc vào để săn đại gia thôi”.
Nhưng tưởng vậy mà không phải vậy.
Lý do là, nếu vào sân golf để tiếp cận mà “săn đại gia" thì “chân dài” chỉ có thể làm người chơi golf hoặc người phục vụ trên sân. Làm người chơi golf thì không khó, chỉ cần… có tiền. Để đi “săn” thì cần tiền đầu tư “đồ nghề” và “học chuyên môn”. Theo người bạn tôi là tay chơi golf cho biết, tạm tính: Mua sắm gậy vài ba chục triệu trở lên, nhiều thì đến tiền tỷ; chi phí học thầy vài chục đến trăm triệu; quần áo, giày, phụ kiện vài chục đến trăm triệu đồng; ăn uống, đi lại có khi cả lưu trú khách sạn... chơi nhiều và đi lại nhiều cũng tới cả trăm triệu đồng; phí vào sân, tip caddy, dịch vụ trong sân vài ba triệu/trận nên để chơi golf thường xuyên ít nhất cũng phải chi vài trăm triệu đồng, chơi sang thì hàng tỷ đồng/năm. Rõ ràng là đầu tư quá lớn đối với “chân dài” “vốn ngắn” “khởi nghiệp vạn sự nan”.
Làm người phục vụ (caddy) thì… thôi rồi, chân dài ơi!
Sân golf thường được xây dựng ở nơi đồi núi, rừng, biển để có đủ diện tích và cảnh quan.
Để giảm chi phí, các chủ sân thường thuê caddy từ lao động địa phương vốn có, nên phần lớn trong số họ là các nông dân chính hiệu, những người quen ăn no vác nặng, chịu khó bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, sương nắng không quản ngại thì mới “hầu” nổi các golfer mà đẩy xe, vác gậy, xách đồ hàng chục ký đi rong ruổi cả chục cây số hằng ngày; chứ các em "chân dài", móng tay sơn, mặt son phấn, mắt đong đưa, lưng õng ẹo thì sao làm nổi việc này?
Làm người phục vụ trong sân để “săn” đại gia, vậy là cũng… hỏng ăn.
Vậy tại sao trong sân golf lại hay thấy bóng các "chân dài"?
Đơn giản là có một số "chân dài" lại cũng là đại gia, và cũng thích chơi golf. Phụ nữ ta nhiều người rất giỏi và đẹp nữa. Có những người đẹp thực sự giỏi kinh doanh, họ thành công và có tiền. Chơi golf đem lại cho họ sức khỏe và sự sảng khoái, tạo cơ hội giao lưu với những người ưu tú khác, thì họ đến sân, tại sao không?
Lại có những “chân dài” khác tuy không phải là “đại gia” như vậy, nhưng họ là vợ, là bạn hay thậm chí là “bồ nhí” của các “đại gia”, được “đại gia” đưa đến chơi cùng cho vui. Họ không đến đây để "săn đại gia”. Họ "săn được đại gia” trước từ bên ngoài sân golf từ lâu rồi.
Cái gì tồn tại đều có lý của nó. Cuộc sống phong phú muôn màu. Xung quanh sân golf, xung quanh mối quan hệ ‘đại gia và chân dài” thì còn biết bao điều đáng nói, có cả tích cực, tiêu cực đan xen, đòi hỏi mỗi người khi tiếp cận thông tin phải rất bình tâm mà nhìn nhận, mới không bị nhầm lẫn đáng tiếc.
Ảnh minh họa: Golfcity.com |
Góc nhìn của tác giả HÀ PHAN:
Vụ "anh em họ nương tựa" nhau và định kiến từ không ít sân golf "lấn đất" người dân đang khiến môn thể thao "quý tộc" này bị nhìn thiếu thiện cảm. Nhưng golf có thực sự xấu như người ta nghĩ?
Hàng chục ngàn đô cho mỗi thẻ thành viên hay bộ gậy tiền tỷ, đồng phục cả trăm triệu hoặc mỗi giờ chơi golf của đại gia bằng lương công nhân cả tháng... là những điều luôn được lan truyền, càng làm cho nhiều người vốn không ưa golf càng không thích môn này hơn. Vụ "anh em họ nương tựa nhau" và những bàn tán quanh việc một số chân dài, hotgirl xem sân golf như nơi săn đại gia càng làm cho golf xấu xí hơn trong cách nhìn của số đông. Đấy là chưa kể quy hoạch tràn lan, lấn đất nông nghiệp và dự án bất động sản khoác áo sân golf.
Nhưng golf xấu và đáng chê trách hoặc chỉ toàn những điều không hay như vậy có lẽ đã không được thế giới này ưa chuộng, nhất là tại các nước phát triển. Hiện có khoảng 70 triệu người chơi golf thường xuyên trên toàn thế giới, riêng Việt Nam ước tính khoảng 50.000 và tăng từ 10 đến 20% hằng năm. Nhưng đây là con số sẽ gây không ít bất ngờ: Doanh thu bán lẻ đồ chơi golf lên đến 15 tỷ đô hằng năm và chỉ riêng ngành golf tại Mỹ hằng năm thu hơn 80 tỷ đô.
Việt Nam hiện chưa có con số chính thức nhưng miếng bánh quá lớn từ thị trường này đang được nhiều doanh nghiệp Việt tích cực khai thác và ngành Du lịch nước nhà chú trọng. Nhưng chỉ cần tìm được "góc bánh" nhỏ trong cái bánh lớn này thì ngành Golf Việt Nam sẽ thu về khá nhiều ích lợi, không chỉ về tiền bạc hay kinh tế mà ít nhiều sẽ đem đến những hình ảnh tốt đẹp cho nước nhà.
Nếu nhìn từ góc độ kinh tế thì tìm và khuyến khích nguồn thu từ golf là điều nên làm sớm khi các nước xung quanh cạnh tranh gay gắt. Cái bánh có thể lên đến hàng tỷ đô này còn kéo theo du lịch cùng nhiều ngành khác phát triển. Nếu đi đúng hướng, làm đúng cách và chơi golf đúng như thế giới đang đi thì đây là nguồn thu hữu ích cho quốc gia. Chưa kể tạo việc làm, biến những vùng đất xấu thành sân golf đẹp đẽ nếu không lấy đất "bờ xôi ruộng mật" và thúc đẩy kinh tế địa phương nghèo.
Bên cạnh đó thì không khó để tìm thấy hàng loạt lợi ích cho sức khỏe của môn golf dành cho nhiều lứa tuổi. Golf hay bất kì môn thể thao nào thì khai thác được những lợi ích, nhìn thấy nhiều điều hữu ích và loại bỏ dần các chuyện xấu xí thì sẽ đem đến nhiều chuyện tốt cho cả người chơi lẫn kinh tế, thể thao. Còn chỉ nhìn đó là nơi để "đại gia" - "chân dài" gặp nhau, giới quý tộc "đốt tiền bẩn" hay "A,B,C" nào đó thì có lẽ không chỉ golf mà nhiều môn thể thao, nhiều thứ giải trí khác cũng khó tránh khỏi điều tiếng. Quan trọng hơn cả là chúng ta tiếp cận, phát triển hay khai thác và nhìn nhận theo cách nào?
Nếu bạn đọc thấy tâm đắc với góc nhìn và bình luận của hai tác giả Văn Sỹ - Hà Phan về câu chuyện "Vào sân golf "săn đại gia"" thì có thể mời họ một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). Để mời tác giả Văn Sỹ - Hà Phan "ly cà phê" qua MoMo, bạn đọc ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR của MoMo. Để đăng ký và sử dụng ví MoMo, xem chi tiết hướng dẫn tại đây. Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Văn Sỹ - Hà Phan bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, ở phần nhập lời nhắn, bạn đọc gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Văn Sỹ - Hà Phan". |
Đại gia và những cú lừa tiền tỷ Không thể tin nổi, không thể nào hay chưa từng có là những từ mà dư luận ngỡ ngàng khi nhắc đến tin khởi tố ... |
Đường ‘Nhuệ’, tiền tệ và quan hệ Vụ án vợ chồng Nguyễn Xuân Đường (hay còn gọi là Đường ‘Nhuệ’) “cố ý gây thương tích” ở Thái Bình đang gây bức xúc ... |
Vụ việc sàm sỡ cô gái trên máy bay: Đại gia này là ai? Chiều 26/7, cơ trưởng chuyến bay VN253 từ Hà Nội đi TP.HCM của hãng hàng không Vietnam Airlines đã quyết định từ chối phục vụ ... |
Tin cùng chuyên mục
game doi thuong - 21/09/2024 15:53
Trái tim người thầy
Thầy Nguyễn Xuân Khang - Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội) đã nhận nuôi tất cả các học sinh Làng Nủ dưới 15 tuổi. Thầy sẽ chu cấp tiền học và sinh hoạt cho các em hằng tháng cho tới khi các em 18 tuổi.
game doi thuong - 18/09/2024 13:59
Dựng xây lại Làng Nủ
Theo thông tin mới nhất, Làng Nủ (Lào Cai) mới sẽ được xây cách làng cũ 3km với diện tích 5ha, dự kiến hoàn thành trong 100 ngày. Dựng xây lại Làng Nủ cũng là dấu mốc của giai đoạn tái thiết các địa phương chịu ảnh hưởng kinh hoàng của bão số 3 với tên quốc tế là Yagi.
game doi thuong - 16/09/2024 12:32
Giới hạn tiền ủng hộ và bài học từ thiện đầu đời
Một trường học ở Hà Nội đã giới hạn số tiền học sinh quyên góp cho đồng bào bão lũ. Hành động “ngược đời” này đã nhận được nhiều đánh giá tích cực trong xã hội.
game doi thuong - 14/09/2024 13:54
Làm từ thiện để làm gì?
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã công bố hàng vạn trang sao kê tiền ủng hộ của đồng bào cả nước với người dân chịu ảnh hưởng của bão lũ miền Bắc. Việc này chưa có tiền lệ, nên nhiều câu chuyện dở khóc dở cười đã diễn ra.
game doi thuong - 11/09/2024 13:08
Tình dân tộc, nghĩa đồng bào mạnh hơn trong bão lũ…
Hơn 200 người chết và mất tích do lũ chồng bão trong loạt thiên tai chưa từng có đang hoành hành miền Bắc và con số ấy có thể không phải là cuối cùng.
game doi thuong - 09/09/2024 13:22
Xót xa mùi nhựa cây ngập tràn sau bão
Bão Yagi đi qua để lại những thiệt hại lớn vô cùng với người dân các tỉnh phía Bắc. Ở Hà Nội, thiệt hại về người, về của không quá nhiều, nhưng cảnh đổ gục của cả vạn cây xanh với nhiều cổ thụ là nỗi xót xa của người dân Thủ đô.
Kinh tế - Chính sách
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Cô Lê Thị Thanh Hảo - Chủ tịch Công đoàn hết lòng vì giáo viên
- Người sử dụng lao động có quyền và nghĩa vụ gì về an toàn, vệ sinh lao động?
- Đoàn viên mẫu mực của Trung tâm Thông báo tin tức hàng không
- “Bẫy nợ” thẻ ngân hàng - Bài 3: Trên 60% công nhân dùng từ 2 thẻ ATM trở lên
- "Lá chắn thép" của người Làng Nủ