Văn học công nhân: "Góc nhìn" thực tế và khả năng phát triển
Người lao động - 29/07/2019 11:17 Nhà thơ Lê Tuấn Lộc
Khả năng phát triển của văn học công nhân là gì? Ản minh họa |
Có ý kiến từng nhận định, gần đây, văn học công nhân và NLĐ hầu như không phát triển. Song, nhìn từ các cuộc vận động viết và trao giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam với các bộ, ngành từ năm 2014 đến nay, có thể thấy rõ ràng văn học công nhân và NLĐ vẫn đang phát triển. Vậy, văn học công nhân, thực tế, khả năng phát triển và những việc cần làm ngay là gì?
Nói đến văn học công nhân (VHCN), ta nghĩ đến Võ Huy Tâm với tác phẩm Vùng mỏ. Năm 1949, cuốn tiểu thuyết Vùng mỏ ra đời và được giải Nhất của Hội Văn nghệ Việt Nam năm 1952. Năm 1949 đến 2019, đã 70 năm ra đời văn học viết về đề tài công nhân, NLĐ.
Thực ra, VHCN đã hình thành từ thời nhà văn Lan Khai viết tiểu thuyết Lầm than, trước tháng 8/1945. Ông nói về tình trạng khốn khổ của thợ mỏ than ở Tuyên Quang đầu thế kỷ XX mà PGS. TS. Trần Mạnh Tiến đã có nhiều công trình nghiên cứu sâu về ông.
Tổng LĐLĐ Việt Nam có vai trò đặc biệt cho sự tồn tại và phát triển của VHCN Việt Nam từ trước đến nay. Nhưng hiện tại, thực trạng VHCN ra sao?
Trước cách mạng Tháng Tám đã xuất hiện hình ảnh CNLĐ trong các tác phẩm của Nguyên Hồng, Lan Khai, Tam Lang, Vũ Trọng Phụng,…
Sau khi Hội Nhà văn Việt Nam được thành lập (1957), với chủ trương đưa các nhà văn thâm nhập thực tế, văn học đề tài công nhân có một bước phát triển cả về lượng và chất. Các tác phẩm viết về công nhân và công nghiệp ra đời: Xi măng của Huy Phương, Suối Gang của Xuân Cang, Chuyện nhà, chuyện xưởng của Nguyễn Thành Long, Anh công dân mới của Lê Minh…
Nhà thơ Chế Lan Viên trong Ánh sáng phù sa có rất nhiều bài thơ viết về lao động, Xuân Diệu với Riêng Chung có hình ảnh NLĐ. Đặc biệt, nhà thơ Huy Cận, sau đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh đã có Đất nở hoa, Trời mỗi ngày lại sáng.
Cộng hưởng giữa văn học đề tài công nhân và văn học chống Mỹ cứu nước đã làm nở rộ rất nhiều cây bút xuất sắc trên cả hai thể loại văn xuôi và thơ. Đó là diện mạo mới của một giai đoạn văn học đầy hứng khởi. Tiêu biểu phải kể đến Ma Văn Kháng, Nguyễn Quang Thân, Lý Biên Cương, Võ Khắc Nghiêm, Nguyễn Tùng Linh, Nguyễn Mạnh Tuấn, Tùng Điển…
Sau 1975, xuất hiện nhiều tác phẩm xuất sắc viết về cuộc sống và NLĐ: Những vẻ đẹp khác nhau của Xuân Cang; Mưa mùa hạ, Đám cưới không có giấy giá thú, Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng; Bận rộn, Đi về nơi hoang dã của Nhật Tuấn; Đứng trước biển, Cù lao Tràm của Nguyễn Mạnh Tuấn; Sao Băng của Nguyễn Gia Nùng; Thung lũng Cô Tan của Lê Phương… và rất nhiều tác phẩm của Lý Biên Cương, Tô Ngọc Hiến, Nguyễn Quang Thân, Phạm Ngọc Chiểu…
Những tác giả thơ để lại dấu ấn sâu sắc: Trần Nhuận Minh, Thi Hoàng, Đào Cảng, Thanh Tùng, Anh Chi, Quang Khải…
Đặc biệt ở giai đoạn sau 1975 có các cây bút mới: Ngô Xuân Hội, Trần Ngọc Tảo, Trần Tâm… ở vùng mỏ Quảng Ninh; Nguyễn Thị Minh Dậu, Tô Ngọc Thạch, Bão Vũ, Nguyễn Phước Sang… ở Hải Phòng; Triệu Xuân, Hoàng Đình Quang, Nguyễn Đông Thức, Cao Xuân Sơn… ở thành phố Hồ Chí Minh; Nguyễn Đức Thọ, Khôi Vũ ở Đồng Nai; Nguyễn Văn Thọ, Văn Vĩnh, Nguyễn Hữu Hà… ở Hà Nội; Nguyễn Quang Vinh ở Quảng Bình; Chu Hồng Hải ở Long An.
Một số nhà văn, nhà thơ viết về các đề tài khác như giao thông vận tải, điện, mỏ - luyện kim... cũng là mảng đề tài về NLĐ như Nam Hà với ký sự về NLĐ ở đường dây tải điện Bắc Nam 500 kv; Hoàng Minh Tường với Gặp lại dòng sông và Những người ở khác cung đường là những tác phẩm thành công viết về ngành giao thông vận tải, đã được giải A về VHCN; Lê Tuấn lộc thuộc ngành Mỏ -Luyện kim ở mỏ quặng Cromit Cổ Định, Thanh Hóa với tập thơ riêng về thợ mỏ năm 1989: Hát lúc trăng lên, mà nhiều bài đã được xét tặng thưởng giải B VHCN sau này…
Sau 2006, khi Chi hội Nhà văn Công nhân được thành lập, nhiều tác phẩm đã được trao giải. Đây là một cố gắng lớn của Hội Nhà văn Việt Nam và Tổng LĐLĐ Việt Nam.
Nhiệm kỳ 2006-2011 của Chi Hội Nhà văn Công nhân, Giải thưởng VHCN đã tôn vinh các cây bút sau này rất thành công. Đáng kể là tập truyện ngắn Dòng chảy của Nam Ninh; tiểu thuyết Vụng dại tình đầu của Bùi Việt Sỹ; các tập thơ Ngược dốc của Vũ Từ Trang, Thơ Quang Khải của Quang Khải, Tên rơi trước mặt của Nguyễn Thái Sơn, tiểu thuyết Khoảng trống cuộc đời của Nam Ninh, Biển mùa đông - thơ của Nguyễn Tùng Linh…
Sau 2014, thực hiện chương trình phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Nhà văn Việt Nam (2009-2019), nhiều cây bút mới đã khẳng định thành công bằng giải thưởng VHCN 5 năm (2009-2014). Với 32 tác giả đạt giải, đã khẳng định VHCN vẫn tồn tại và phát triển. Những giải cao về thơ: Giải nhất thơ: Rừng cổ tích của Đặng Bá Tiến, Xoá và không xoá của Hoàng Việt Hằng; Giải nhì thơ: Đi tìm vàng của Lê Tuấn Lộc, Mùa sương muối biển của Ngô Thế Trường, Mặt trời đêm của Trịnh Công Lộc,...
Hai giải Nhất về văn xuôi: Tiểu thuyết bốn tập Đất bỏng của Trần Tâm, Dòng sông chối từ của Bùi Việt Sĩ. Giải nhì: Đường vòng của Nam Ninh, 720 độ góc luân hồi của Nguyễn Quốc Hùng, Bạch Kim của Trần Hiệp, Chiều sâu ngược sáng của Võ khắc Nghiêm...
Cần phải làm rõ một điều, VHCN không phải việc riêng của Tổng LĐLĐ Việt Nam, mà còn là của các bộ khác có công nhân và NLĐ.
Thân phận của NLĐ chính là thân phận của công nhân Việt Nam, tại sao không phải là việc của Bộ Giao thông Vận tải, của Bộ Y tế, hay của Bộ Giáo dục và Đào tạo?... Các bộ đó cũng có những nhà máy và CNLĐ?. Các bộ phải cùng vào cuộc. Các chương trình phối hợp và hợp tác của Hội Nhà văn Việt Nam và Tổng LĐLĐ Việt Nam phải có các bộ cùng vào cuộc.
Nhưng, các cuộc vận động viết và trao giải của các bộ nêu trên là thuộc tiêu chí riêng của họ và nhân dịp chẵn năm thành lập ngành đó, chứ không phải thuộc Chương trình phối hợp (2009-2019) của Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Nhà văn Việt Nam. Tuy nhiên, thực chất, nhiều tác phẩm được giải đã viết về công nhân.
Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Nhà Văn Việt Nam đã có chương trình phối hợp số 937/TLĐLĐVN-HNVVN, Ký ngày 15/6/2009 và đến năm 2020 kết thúc. Tôi đề nghị, những việc cần làm ngay là:
- Cần tổ chức một hội thảo chung để đánh giá những việc làm 10 năm qua (2009-2019) và mở cuộc vận động viết, trao giải đến năm 2020. Để cho hệ thống của dòng chảy VHCN, xét trao thưởng cả những tác phẩm của các bộ khác nếu viết về VHCN và NLĐ và phong trào công đoàn, mặc dù các bộ đó đã trao giải.
- Vận động viết và trao giải thưởng xứng đáng cho những tác phẩm viết về công nhân, NLĐ và công đoàn 2019-2020.
- Thành lập lại Hội đồng Văn học và Nghệ thuật của Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Nhà văn Việt Nam để theo dõi và trao giải VHCN hàng năm chứ không là năm năm một lần như trước đây, không khuyến khích kịp thời.
- Đề nghị Tổng LĐLĐ Việt Nam phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam thành lập quĩ tài trợ với giá trị xứng đáng cho những công trình văn học lớn về VHCN để chuẩn bị bản thảo cho những tác phẩm điện ảnh có chất lượng cao làm các phim dài tập về VHCN và NLĐ, đáp ứng sự phát triển rất nhanh của thời đại công nghiệp 4.0 có nhiều đột biến hiện nay.
- Để chào mừng đại hội Đảng các cấp, các hoạt động văn học này cần kết thúc trong năm 2020.
- Cần có chương trình phối hợp tiếp và có tầm dài hơi hơn từ năm 2020 đến năm 2030 giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Nhà Văn Việt Nam sau Chương trình phối hợp 2009-2020./.
Công đoàn Công ty Điện lực Hải Dương: Niềm tin của công nhân lao động “Thu nhập bình quân khoảng 16,74 triệu đồng/người/tháng, các chế độ chính sách luôn được đảm bảo, công nhân yên tâm làm việc, gắn bó ... |
Tiền lương không đủ sống và hệ lụy - nhìn từ các doanh nghiệp may Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 69% công nhân tại các doanh nghiệp may mặc không có đủ tiền để trang trải nhu ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 17/09/2024 12:40
Đề xuất nghỉ Tết Âm lịch 2025 kéo dài 9 ngày liên tục
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) đang đề xuất phương án nghỉ Tết Âm lịch năm 2025 kéo dài 9 ngày liên tục cho cán bộ, công chức, viên chức.
Đời sống - 17/09/2024 09:52
Ngành Y tế sát cánh cùng đồng bào vùng lũ: Không thu viện phí, chăm sóc sức khỏe tận tình
Trước thảm họa cơn bão số 3 gây ra, ngành Y tế không chỉ ứng phó kịp thời mà còn có những quyết sách mang tính nhân văn. Một trong những hành động nổi bật là quyết định không thu viện phí đối với các nạn nhân vùng lũ, giúp họ giảm bớt gánh nặng chi phí y tế trong hoàn cảnh khó khăn.
Người lao động - 15/09/2024 08:02
Cuộc thi trực tuyến về ATVSLĐ thiết thực với thực tiễn sản xuất ngành Than
Công đoàn Công ty CP Than Núi Béo cho biết, cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” với các nội dung kiến thức phong phú, rất sát với thực tiễn sản xuất của đơn vị.
Người lao động - 13/09/2024 15:40
Làm thế nào để có nước sạch sinh hoạt sau lũ lụt?
Sau bão, đi kèm với lũ và ngập lụt, người dân và người lao động đặc biệt cần nước sạch để sinh hoạt. Vậy trong điều kiện thiếu thốn nguồn nước an toàn, cần xử lý nước thế nào để làm sạch nước, có nguồn nước đảm bảo sử dụng, phòng chống dịch bệnh?
Người lao động - 13/09/2024 11:26
Gojeck rời thị trường Việt Nam: Tài xế ngỡ ngàng, không tin sắp mất việc
Ngay sau khi nhận thông tin Gojeck sẽ rút khỏi thị trường từ ngày 16/9, nhiều tài xế đã ngỡ ngàng, bởi với nhiều người, đây là công việc đem lại thu nhập chính, lo toan cho cả gia đình.
Người lao động - 12/09/2024 18:17
Phát động Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024
Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024 nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao kiến thức và ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho mọi người dân, nhất là thế hệ trẻ, công nhân, người lao động.
- Công ty CP Gỗ Quảng Phát tuyển gần 50 lao động tại Quảng Bình
- Vĩnh Phúc có thêm 2 dự án FDI đi vào hoạt động trong tháng 8/2024
- Suzuki Swift ngừng bán tại Việt Nam?
- Cô Huỳnh Kim Diệu - người “truyền lửa” nhiệt huyết của Công đoàn Trường THCS Đông Thuận
- Đề xuất nghỉ Tết Âm lịch 2025 kéo dài 9 ngày liên tục