Trường hợp người lao động từ chối làm việc vẫn được trả đủ tiền lương
Sổ tay pháp luật - 05/08/2023 06:54 NGUYỄN LUẬN
Công nhân bị TNLĐ “không bị bỏ lại phía sau” Từ 1/7/2023, mức trợ cấp một lần khi bị TNLĐ, BNN sẽ tăng Khi nào được coi là TNLĐ và làm hồ sơ hưởng chế độ gồm những giấy tờ gì? |
NLĐ vẫn được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi nào?
Khoản 1, Điều 6, Luật ATVSLĐ năm 2015 quy định, NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động có quyền sau đây:
Được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, ATVSLĐ; yêu cầu người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm điều kiện làm việc ATVSLĐ trong quá trình lao động, tại nơi làm việc.
Được cung cấp thông tin đầy đủ về các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc và những biện pháp phòng, chống; được đào tạo, huấn luyện về ATVSLĐ.
Được thực hiện chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp (BNN); được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm TNLĐ, BNN; được hưởng đầy đủ chế độ đối với người bị TNLĐ, BNN; được trả phí khám giám định thương tật, bệnh tật do TNLĐ, BNN; được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động và được trả phí khám giám định trong trường hợp kết quả khám giám định đủ điều kiện để điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN.
Yêu cầu người sử dụng lao động bố trí công việc phù hợp sau khi điều trị ổn định do bị TNLĐ, BNN.
Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra TNLĐ đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình nhưng phải báo ngay cho người quản lý trực tiếp để có phương án xử lý; chỉ tiếp tục làm việc khi người quản lý trực tiếp và người phụ trách công tác ATVSLĐ đã khắc phục các nguy cơ để bảo đảm ATVSLĐ; khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.
Như vậy, NLĐ từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra TNLĐ đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình.
NLĐ phải báo ngay cho người quản lý trực tiếp để có phương án xử lý; chỉ tiếp tục làm việc khi người quản lý trực tiếp và người phụ trách công tác ATVSLĐ đã khắc phục các nguy cơ để bảo đảm ATVSLĐ; khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.
NLĐ từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra TNLĐ đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình. Ảnh minh họa: NGUYỄN LUẬN. |
Quyền, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong công tác ATVSLĐ
Điều 9, Luật ATVSLĐ năm 2015 quy định quyền, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong công tác ATVSLĐ.
Theo đó, tham gia với cơ quan nhà nước xây dựng chính sách, pháp luật về ATVSLĐ. Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của NLĐ về ATVSLĐ.
Tham gia, phối hợp với cơ quan nhà nước thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về ATVSLĐ có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của NLĐ; tham gia xây dựng, hướng dẫn thực hiện, giám sát việc thực hiện kế hoạch, quy chế, nội quy và các biện pháp bảo đảm ATVSLĐ cải thiện điều kiện lao động cho NLĐ tại nơi làm việc; tham gia điều tra TNLĐ theo quy định của pháp luật.
Yêu cầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có trách nhiệm thực hiện ngay biện pháp bảo đảm ATVSLĐ, thực hiện các biện pháp khắc phục, kể cả trường hợp phải tạm ngừng hoạt động khi phát hiện nơi làm việc có yếu tố có hại hoặc yếu tố nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của con người trong quá trình lao động.
Vận động NLĐ chấp hành quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm ATVSLĐ.
Đại diện tập thể NLĐ khởi kiện khi quyền của tập thể NLĐ về ATVSLĐ bị xâm phạm; đại diện cho NLĐ khởi kiện khi quyền của NLĐ về ATVSLĐ bị xâm phạm và được NLĐ ủy quyền.
Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, đào tạo, huấn luyện về ATVSLĐ; kiến nghị các giải pháp chăm lo cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa TNLĐ, BNN cho NLĐ.
Phối hợp với cơ quan nhà nước tổ chức phong trào thi đua về ATVSLĐ; tổ chức phong trào quần chúng làm công tác ATVSLĐ; tổ chức và hướng dẫn hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên.
Khen thưởng công tác ATVSLĐ theo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Những trường hợp NLĐ bị tai nạn không được bồi thường Không phải mọi trường hợp NLĐ (NLĐ) bị tai nạn tại nơi làm việc hay liên quan đến công việc đều được giải ... |
Từ 1/7/2023, mức trợ cấp một lần khi bị TNLĐ, BNN sẽ tăng Theo Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP. Đà Nẵng, với lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng từ ngày 1/7/2023, mức trợ cấp một lần tính ... |
Khi nào được coi là TNLĐ và làm hồ sơ hưởng chế độ gồm những giấy tờ gì? Khi nào tai nạn được coi là TNLĐ (TNLĐ)? NLĐ (NLĐ) khi bị TNLĐ cần chuẩn bị hồ sơ gồm ... |
Tin cùng chuyên mục
Pháp luật lao động - 23/09/2024 09:50
Người sử dụng lao động có quyền và nghĩa vụ gì về an toàn, vệ sinh lao động?
Điều 7 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 quy định quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động.
Pháp luật lao động - 22/09/2024 07:28
Người lao động có quyền gì về an toàn, vệ sinh lao động?
Điều 6 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 quy định rõ quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động.
Pháp luật lao động - 10/09/2024 08:29
Ô tô hư hỏng do thiên tai được bảo hiểm đền bù như thế nào?
Trường hợp ô tô bị hư hỏng do thiên tai bão lũ, bảo hiểm tự nguyện sẽ đền bù với tỷ lệ như thế nào? Chủ xe cần lưu ý những gì sau khi xe gặp sự cố?
Pháp luật lao động - 06/09/2024 21:00
Lệ phí trước bạ là gì?
Lệ phí trước bạ là gì và tại sao chúng ta phải nộp loại phí này đối với một số mặt hàng nhất định? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp.
Sổ tay pháp luật - 06/09/2024 18:05
Siêu bão Yagi: Người lao động có được nghỉ làm không? Chế độ lương ra sao?
Tuỳ theo chính sách của từng doanh nghiệp và chỉ thị của từng địa phương mà người lao động có thể phải nghỉ việc trong thời gian siêu bão Yagi (bão số 3) đổ bộ nhằm đảm bảo an toàn về người và tài sản. Vậy trong trường hợp này, người lao động được trả lương ra sao?
Sổ tay pháp luật - 04/09/2024 17:16
Tết Dương lịch năm 2025, người lao động được nghỉ mấy ngày?
Năm 2025, Tết Dương lịch rơi vào ngày thứ Tư nên cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ 1 ngày 1/1/2025 và được hưởng nguyên lương.
- Cô Lê Thị Thanh Hảo - Chủ tịch Công đoàn hết lòng vì giáo viên
- Người sử dụng lao động có quyền và nghĩa vụ gì về an toàn, vệ sinh lao động?
- Đoàn viên mẫu mực của Trung tâm Thông báo tin tức hàng không
- “Bẫy nợ” thẻ ngân hàng - Bài 3: Trên 60% công nhân dùng từ 2 thẻ ATM trở lên
- "Lá chắn thép" của người Làng Nủ