Tịnh thất Bồng Lai và câu chuyện về truyền thông xã hội
game doi thuong - 17/05/2022 10:15 QUỐC THẮNG
Tịnh thất Bồng Lai (còn được gọi là Thiền am bên bờ vũ trụ) - nơi sinh sống của nhóm người đã bị khởi tố. Ảnh: Hoàng Nam (Vnexpress) |
Vào chiều ngày 16/5/2022, thông tin từ Công an tỉnh Long An cho biết Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh đã ra quyết định truy tìm Võ Thị Diễm My (23 tuổi; ngụ khu phố 1, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, TP HCM) để phục vụ công tác điều tra liên quan vụ việc ở Tịnh thất Bồng Lai.
Trước đó, Cơ quan an ninh cũng đã ra quyết định khởi tố và bắt tạm giam các bị can liên quan vụ việc này để điều tra về hành vi "Lợi dụng quyền tự do dân chủ, vi phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân".
Nhìn lại vụ việc “Tịnh thất Bồng Lai” bằng các yếu tố cơ bản trong một quá trình truyền thông (nguồn, thông điệp, kênh, người nhận tin, phản hồi và nhiễu) chúng ta sẽ thấy rất nhiều vấn đề được đặt ra cho truyền thông xã hội. Hiện chúng ta đã ở trong giai đoạn “nhiễu”: thông tin sai lệch của bản thân đối tượng; thông tin hoàn toàn trái ngược nhau của giai đoạn trước và sau khi kiểm chứng; người nhận tin không ý thức về điều mình đang phản hồi, chia sẻ; ... Trẻ em mồ côi và không phải là trẻ em mồ côi, tu sĩ Phật giáo và không phải là tu sĩ Phật giáo, cơ sở tôn giáo hợp pháp và bất hợp pháp, ... Những điều tưởng chừng như không thể thay đổi thông tin lại đều bị lật ngược sau khi kiểm chứng.
“Chiêu thức marketing” của Tịnh thất Bồng Lai: làm điều khác lạ
“Chiến lược tổng quát” của Tịnh thất Bồng Lai là quảng bá, gây sự thu hút, chú ý của công chúng bằng những điều khác lạ. Họ làm cho công chúng ngỡ ngàng từ cái nhìn đến suy luận: trong sắc phục tu hành nhưng tham gia biểu diễn nghệ thuật, là trẻ mồ côi bất hạnh nhưng được nuôi dưỡng để có tài năng vượt trội. Mục đích hướng đến của “chiến lược” là lợi dụng lòng tin, tín ngưỡng để tạo danh tiếng và nhất là lợi dụng tấm lòng của các nhà hảo tâm trong và ngoài nước. Tâm điểm trong “chiến lược” là: “nhồi sọ” những trẻ em có cha mẹ ý thức mình là đứa trẻ mồ côi; từ đó huấn luyện trẻ em, người trẻ có những biệt tài, sở trường ca hát và biểu diễn tham gia các cuộc thi chính thức trên các kênh truyền hình để gây ấn tượng với công chúng.
Một khi các cuộc thi chính thức đã công nhận, Tịnh thất Bồng Lai đưa ra kế hoạch lập các kênh cá nhân gây ảnh hưởng trong cộng đồng mạng.
Kết quả là, dưới vỏ bọc “trại trẻ mồ côi”, Tịnh thất Bồng Lai đã nhận tiền từ thiện của nhiều người, tổ chức mà đến nay cơ quan điều tra đang tiếp tục làm rõ.
Kiểm chứng thông tin cá nhân tham gia các cuộc thi
Tịnh thất Bồng Lai đã cho các em tham gia các cuộc thi chính thức trên các kênh truyền hình: Giọng hát Việt nhí vào năm 2014; Bolero Tuyệt đỉnh song ca vào năm 2017 và Thách thức danh hài vào năm 2019. Cả ba sự kiện này, người đồng hành với các cá nhân tham dự chương trình hoặc bản thân họ đều tự giới thiệu là trẻ mồ côi đến từ Tịnh thất Bồng Lai.
Nhưng đến năm 2021, trong chương trình thời sự tối ngày 4/11, Đài Phát thanh và Truyền hình Long An đã thông tin rõ: Tịnh thất Bồng Lai không phải là một cơ sở thờ tự Phật giáo và nhóm trẻ em ở đây đều có giấy khai sinh, được mẹ đẻ của các em đứng tên pháp lý và chăm sóc. Vậy là, thông tin chính thức được công bố trong các cuộc thi, trò chơi truyền hình đã không còn là sự thật.
Chúng ta đã tin tưởng vào bản khai đăng ký dự thi của người tham gia một cách dễ dãi. Chưa khẳng định được về việc “truyền thông thái quá” để thu hút khán giả nhằm tăng lợi nhuận nhưng việc kiểm chứng sơ sài thông tin ứng viên là một bài học kinh nghiệm cho các cơ quan tổ chức cuộc thi. Điều mất mát lớn nhất của chúng ta là niềm tin ở khán giả. Những câu chuyện đã từng được thêu dệt trong các phóng sự, buổi phỏng vấn dạng như: 5 chú tiểu đều mồ côi cha mẹ, có em ba mẹ sinh xong, trực tiếp mang đến chùa, có em ba mẹ lại bỏ trong bệnh viện; Ngọc Tâm là đứa trẻ sinh non đến gần 3 tháng, bị ba mẹ bỏ rơi trong bệnh viện, cậu bé phải được nuôi trong lồng kính với sự sống hết sức mong manh; ... nay khán giả mới nhận ra là sự giả dối.
Những đứa trẻ ở tịnh thất Bồng Lai từng được giới thiệu là trẻ mồ côi, cơ nhỡ cần được bảo vệ quyền riêng tư. Ảnh: TL (truyenhinhvov.vn) |
Like, share "mất kiểm soát" về những đứa trẻ
Sau khi những hành vi lợi dụng hoạt động tôn giáo, từ thiện để trục lợi của Tịnh thất Bồng Lai, nhiều thông tin, hình ảnh, tên tuổi của các trẻ nhỏ được đăng tải, chia sẻ tràn lan trên mạng xã hội. Thậm chí, nhiều tài khoản facebook còn tự vẽ sơ đồ phả hệ có hình ảnh của các em kèm theo những lời bình luận ác ý.
Trước tình hình đó, vào đầu tháng 1 năm 2022, Cục Trẻ em (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) có công văn gửi Bộ Thông tin và Truyền thông kiến nghị phối hợp ngăn chặn phát tán, gỡ bỏ hình ảnh trẻ em ở Tịnh thất Bồng Lai. Các em đã từng là nạn nhân trong đời sống, nay, một lần nữa trở thành nạn nhân trên mạng xã hội.
Đành rằng tâm lý của người bị đánh mất niềm tin nhiều khi làm cho họ không ý thức về hành động của mình, nhưng bất luận hoàn cảnh nào, mỗi chúng ta đều phải ý thức về những cú nhấp chuột. Và bất luận trong hoàn cảnh nào, chúng ta đều phải nhận thức được rằng: việc chia sẻ hình ảnh và bình luận đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của các em. Những vết thương lòng sẽ khó hàn gắn bởi các em còn là những đứa trẻ rất dễ bị tổn thương và rất dễ bị ám ảnh. Bất luận trong hoàn cảnh nào, chúng ta cũng phải nhận thức được rằng không thể đặt trẻ em trong lỗi lầm của người lớn.
Vụ việc ở Tịnh thất Bồng Lai sẽ được cơ quan điều tra xử lý một cách triệt để. Những dối trá, ngộ nhận từ vụ việc này để lại cho chúng ta nhiều bài học đắt giá. Và hơn thế nữa, vụ việc này là tiếng chuông nhắc nhở việc phải thường xuyên rà soát, kiểm tra một cách chặt chẽ các cơ sở chăm sóc trẻ em và bảo trợ xã hội. Bởi, những việc làm phi pháp, trái với luân thường đạo lý luôn để lại những hậu quả khôn lường.
Bà Hằng bị phạt và chuyện “tu cái miệng” Bà Hằng đây chính là (50 tuổi), vợ ông Dũng "lò vôi", ngụ phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM. Còn ... |
Livestream của bà Hằng, 14 tỷ của Hoài Linh và “món ăn” của số đông Câu chuyện từ thiện 14 tỷ củavẫn là đề tài cuốn hút dư luận và tối qua (25/5) càng được “đốt ... |
Nguyễn Phương Hằng - Đừng thấy hoa nở mà ngỡ Xuân về! Nếu biết dừng lại sau khi bóc phốt "thần y" và lên tiếng về những sai trái trong từ thiện hoặc hành xử phản cảm ... |
Tin cùng chuyên mục
game doi thuong - 25/09/2024 12:43
Mệnh giá của lòng tốt
Trường tiểu học Lê Quý Đôn (Gò Vấp, TP.HCM) vừa phát giấy khen cho các học sinh ủng hộ đồng bào lũ lụt với số tiền là trên 100 ngàn đồng. Những em còn lại sẽ nhận được thư khen của cô giáo chủ nhiệm lớp. Phải chăng sự tử tế của người với người đo bằng mệnh giá?
game doi thuong - 23/09/2024 16:29
Sách giáo khoa khổ to giấy đẹp và khoản hối lộ 24 tỷ đồng
Nguyễn Đức Thái, cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam - nơi in sách giáo khoa nhiều nhất nước vừa bị Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) đề nghị truy tố vì nhận hối lộ 24 tỷ đồng giúp doanh nghiệp trúng thầu gần 1.600 tỷ trái quy định giấy in sách giáo khoa.
game doi thuong - 21/09/2024 15:53
Trái tim người thầy
Thầy Nguyễn Xuân Khang - Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội) đã nhận nuôi tất cả các học sinh Làng Nủ dưới 15 tuổi. Thầy sẽ chu cấp tiền học và sinh hoạt cho các em hằng tháng cho tới khi các em 18 tuổi.
game doi thuong - 18/09/2024 13:59
Dựng xây lại Làng Nủ
Theo thông tin mới nhất, Làng Nủ (Lào Cai) mới sẽ được xây cách làng cũ 3km với diện tích 5ha, dự kiến hoàn thành trong 100 ngày. Dựng xây lại Làng Nủ cũng là dấu mốc của giai đoạn tái thiết các địa phương chịu ảnh hưởng kinh hoàng của bão số 3 với tên quốc tế là Yagi.
game doi thuong - 16/09/2024 12:32
Giới hạn tiền ủng hộ và bài học từ thiện đầu đời
Một trường học ở Hà Nội đã giới hạn số tiền học sinh quyên góp cho đồng bào bão lũ. Hành động “ngược đời” này đã nhận được nhiều đánh giá tích cực trong xã hội.
game doi thuong - 14/09/2024 13:54
Làm từ thiện để làm gì?
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã công bố hàng vạn trang sao kê tiền ủng hộ của đồng bào cả nước với người dân chịu ảnh hưởng của bão lũ miền Bắc. Việc này chưa có tiền lệ, nên nhiều câu chuyện dở khóc dở cười đã diễn ra.