Tiền “uống nước” từ gói 62 nghìn tỷ
game doi thuong - 11/06/2020 14:05 Mỹ Mỹ
Nhận tiền hỗ trợ Covid-19, nhiều hộ nghèo ở thôn Sa Trầm, xã Ba Nang phải trích tiền hỗ trợ cán bộ thôn 'uống nước'. Ảnh: Hoàng Táo |
Theo VnExpress, đến ngày 28/5, xã Ba Nang (Quảng Trị) chi trả tiền hỗ trợ Covid-19 đợt một tại nhà trưởng thôn Sa Trầm. Sau khi người dân nhận tiền từ cán bộ xã, thôn thu lại của 48/50 hộ nghèo, gồm 324 khẩu với số tiền 13,7 triệu (hiện do Trưởng thôn cầm tiền); hai hộ không đồng ý nộp tiền.
13,7 triệu đồng mà Trưởng thôn thu lại kia được thu lại từ mỗi nhân khẩu 50.000 đồng (trên tổng 750.000 đồng mỗi nhân khẩu nhận được hỗ trợ). Một nhà 8 miệng ăn được nhà nước hỗ trợ 6 triệu và “đóng góp” lại thôn 400.000 đồng. Lý do được các cán bộ thôn lý giải: "Bồi dưỡng cán bộ thôn uống nước và chia lại cho các hộ khá giả hơn không được nhận tiền hỗ trợ”.
Đa số hộ dân đều gật đầu chi cho xong vì cán bộ đã xin thì ai dám chống. Những hộ nghèo còn phải sống ở đó, phải làm đủ các loại giấy tờ thủ tục khi có việc. Và, họ còn đang là hộ nghèo dưới sự duyệt hay không của những người đang xin họ từng cắc lẻ tiền “uống nước” giữa cái nghèo bủa vây.
50.000 đồng thoạt nghe có vẻ không phải số tiền to tát. Nhưng hãy nhớ, đó là số tiền gia đình chị Kiều - nhân vật được Cuocsongantoan.vn phản ánh - có thể chi trả cho cả gia đình ăn trong 1 ngày. Và lúc này, khi dịch tạm qua, kinh tế chưa hồi phục hoàn toàn, số tiền này có ý nghĩa hơn bao giờ hết.
Mà hơn tất thảy, dù 1 xu, việc chi trả tiền trợ cấp của Chính phủ mà xin tiền “uống nước” là điều không thể chấp nhận được. Cán bộ thôn ở Ba Nang “khát nước” đến vậy sao? Không có một logic nào có thể giải thích được cái cụm từ tiền “uống nước” lấy lại từ đồng bào giữa những ngày khó khăn này.
Nó là trâng tráo, thách thức lương tâm con người và dư luận xã hội! Chưa hết, bí thư thôn giải thích vì thôn nghèo quá! Hộ nghèo và hộ không nghèo không khác biệt nhau nhiều. Nhiều hộ cũng nghèo nhưng phải rút để “đạt chỉ tiêu”. Và thôn chờ tiếp tiền từ đợt 2, hộ cận nghèo để thu thêm, rồi trang trải một thể.
Ông bí thư thôn giải thích rất nhiều về việc tương thân tương ái một cách bắt buộc của người dân. Song, cái vế thu tiền để cán bộ “uống nước” ông không nói.
Nhìn rộng ra, gói 62 nghìn tỷ đồng mà Chính phủ chủ trương là rất kịp thời, hợp bối cảnh, hợp lòng dân. Song, liên tiếp các biện pháp áp dụng đang có những kẽ hở hoặc bị cố tình bóp méo khiến tiền không đến tay người dân một cách đầy đủ. Cán bộ địa phương thì đang có nhiều quyền lực hơn lúc nào hết.
Còn nhớ “bổ đề” toán học: 27 hộ nghèo + 27 hộ nghèo của thôn Thành Thượng, xã Thiệu Thành, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa. Ở đây cán bộ đã gộp các hộ nghèo lại để đạt mục tiêu nông thôn mới. Đến lúc đi nhận tiền hỗ trợ Covid-19 dân mới ngã ngửa là không thể nhận được. Còn danh sách hộ cận nghèo lại “vô tình” lọt vào nhà “quan xã”.
Vẫn biết, những hiện tượng này chỉ mang tính đơn lẻ. Song, nếu không triệt tận gốc, xử mạnh tay các trường hợp xin tiền hỗ trợ hộ nghèo để “uống nước” thì sẽ khiến người dân khốn cùng và bức xúc hơn lúc nào hết.
Vì suy cho cùng, hỗ trợ tiền nhiều tiền ít chỉ là một phần. Cái phần quan trọng nhất là minh bạch, công bằng và liêm chính - những thứ Chính phủ đã thể hiện mạnh mẽ trong đại dịch - mới là điều cần tiếp tục gìn giữ khi dịch qua đi.
Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 11/6, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã vượt quá 7,4 triệu người với hơn ... |
Sản xuất gặp khó khăn do dịch bệnh, nhiều lao động mất việc làm. Bà mẹ đơn thân là những người vất vả nhất. Nhưng ... |
Từng có những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra, xuất phát từ việc người dân dừng đỗ trên cầu Nhật Tân (Hà ... |
Tin cùng chuyên mục
game doi thuong - 23/09/2024 16:29
Sách giáo khoa khổ to giấy đẹp và khoản hối lộ 24 tỷ đồng
Nguyễn Đức Thái, cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam - nơi in sách giáo khoa nhiều nhất nước vừa bị Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) đề nghị truy tố vì nhận hối lộ 24 tỷ đồng giúp doanh nghiệp trúng thầu gần 1.600 tỷ trái quy định giấy in sách giáo khoa.
game doi thuong - 21/09/2024 15:53
Trái tim người thầy
Thầy Nguyễn Xuân Khang - Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội) đã nhận nuôi tất cả các học sinh Làng Nủ dưới 15 tuổi. Thầy sẽ chu cấp tiền học và sinh hoạt cho các em hằng tháng cho tới khi các em 18 tuổi.
game doi thuong - 18/09/2024 13:59
Dựng xây lại Làng Nủ
Theo thông tin mới nhất, Làng Nủ (Lào Cai) mới sẽ được xây cách làng cũ 3km với diện tích 5ha, dự kiến hoàn thành trong 100 ngày. Dựng xây lại Làng Nủ cũng là dấu mốc của giai đoạn tái thiết các địa phương chịu ảnh hưởng kinh hoàng của bão số 3 với tên quốc tế là Yagi.
game doi thuong - 16/09/2024 12:32
Giới hạn tiền ủng hộ và bài học từ thiện đầu đời
Một trường học ở Hà Nội đã giới hạn số tiền học sinh quyên góp cho đồng bào bão lũ. Hành động “ngược đời” này đã nhận được nhiều đánh giá tích cực trong xã hội.
game doi thuong - 14/09/2024 13:54
Làm từ thiện để làm gì?
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã công bố hàng vạn trang sao kê tiền ủng hộ của đồng bào cả nước với người dân chịu ảnh hưởng của bão lũ miền Bắc. Việc này chưa có tiền lệ, nên nhiều câu chuyện dở khóc dở cười đã diễn ra.
game doi thuong - 11/09/2024 13:08
Tình dân tộc, nghĩa đồng bào mạnh hơn trong bão lũ…
Hơn 200 người chết và mất tích do lũ chồng bão trong loạt thiên tai chưa từng có đang hoành hành miền Bắc và con số ấy có thể không phải là cuối cùng.