Tân sinh viên và hành trình gian nan tìm phòng trọ (P2)
Đời sống - 17/08/2019 06:30 Hải Dương
Ký túc xá Mỹ Đình, địa chỉ tin cậy của tân sinh viên - Ảnh VNU. |
An cư thì mới lạc nghiệp. Các trường nói chung không đủ ký túc xá cho sinh viên, bạn nào muốn ở phải trong diện được ưu tiên; trái lại, nhiều bạn trong diện được ưu tiên cũng không muốn ở ký túc xá. Không kể các bạn nhà gần, bạn có anh em họ hàng tạo điều kiện về chỗ ở hay số ít bạn có điều kiện mua hẳn nhà để ở, đông đảo tân sinh viên phải chạy đôn đáo tìm chỗ ở cho mình. Một nghiên cứu cho thấy, ở Hà Nội, có tới 70% số sinh viên phải đi thuê trọ.
Ở ký túc xá có nhiều tiện lợi, trước hết là gần trường, ít phải di chuyển, không tốn tiền xăng xe; tập thể sinh viên là một trải nghiệm đáng giá của đời sinh viên, nơi bạn có thể khẳng định mình trong tập thể và kết nối các mối quan hệ; thêm nữa, ký túc xá có giá khá rẻ; điều kiện an ninh tương đối bảo đảm vì có ban quản lý theo dõi, giám sát, xử lý các vấn đề phức tạp về an ninh trật tự, có bảo vệ, ra vào phải có thẻ… Song, nhiều bạn diện được ở ký túc xá vẫn muốn ra ngoài thuê trọ vì ký túc xá khá ồn ào, chật chội, mỗi bạn có rất ít hoặc không thể có không gian riêng tư; nhà vệ sinh đông người sử dụng; nhiều người nhiều cá tính dễ xảy ra xích mích; việc thăm thân bị hạn chế…
Một phòng trọ "ổ chuột" được tân sinh viên lựa chọn ở tạm - Ảnh Vietgiaitri. |
Phòng trọ là một lựa chọn hầu như bắt buộc với phần lớn sinh viên, và cũng được nhiều bạn ưa thích. Ở phòng trọ, tân sinh viên khá thoải mái, có không gian riêng tư, thuận lợi cho việc thăm thân. Bạn có thể bày đặt tùy thích và thoải mái nấu nướng. Nhưng ở phòng trọ nỗi lo lớn nhất là giá cả không rẻ, nhất là ở các thành phố lớn; mặt khác, giá cả thường biến động, nếu sinh viên không thể đáp ứng, khả năng cao là bạn sẽ phải chuyển chỗ ở nhiều lần. Và nỗi lo lớn nhất là vấn đề an ninh khi tình trạng mất cắp, bị cạy cửa xảy ra khá phổ biến.
Nếu bạn được ở ký túc xá, đó là một cơ hội tốt, không nên bỏ qua. Và dù có những bất tiện nhất định, ở ký túc xá hầu như không xảy ra các sự cố lớn. Các bạn phải hoặc muốn tìm nhà trọ thì chuyện chỗ ở mới thật sự là vấn đề đau đầu.
Phòng trọ sập xệ của nhóm tân sinh viên nam - Ảnh minh họa. |
Có khá nhiều khu nhà trọ giá rẻ dành cho sinh viên, bạn nên tìm hiểu thông tin qua internet và các trang mạng xã hội. Hiện có những hội nhóm chuyên chia sẻ, chỉ dẫn thông tin nhà trọ khá nhiệt tình; tuy vậy, bạn cũng cần thận trọng với những thông tin lừa đảo. Một kênh thông tin nhà trọ tin cậy là hỏi các anh chị sinh viên lớp trước, những người đã có kinh nghiệm trong việc tìm nhà. Các bạn tân sinh viên cùng trường, cùng quê hoặc quen biết, cùng tìm nhà trọ và cùng ở khá phổ biến. Cách này giúp các bạn duy trì một quan hệ cộng đồng nhỏ, chăm sóc, bảo vệ lẫn nhau và cùng chia sẻ kinh phí thuê nhà.
Một phòng trọ nhỏ, ngăn nắp, lựa chọn của phần đông tân sinh viên - Ảnh Vforum.vn |
Dù thế nào bạn cũng phải sớm ổn định nơi ăn chốn ở, vì việc học tập của bạn đã sắp sửa bắt đầu. Trong rất nhiều việc cần kíp phải lo đối với mỗi bạn tân sinh viên thì việc tìm cho mình một chỗ ở phù hợp chiếm khá nhiều thời gian. Nếu có thể, bạn nên tìm nơi ở lâu dài và ổn định. Có như thế, bạn mới chú tâm vào việc học để có kết quả tốt.
Hưng Yên sắp có khu nhà ở cao cấp do tập đoàn T&T làm chủ đầu tư |
TPHCM: Nhiều dự án bị ách tắc, nguồn cung sản phẩm nhà ở sụt giảm |
Bộ Xây dựng yêu cầu báo cáo về quỹ đất dành cho nhà ở xã hội |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 17/09/2024 12:40
Đề xuất nghỉ Tết Âm lịch 2025 kéo dài 9 ngày liên tục
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) đang đề xuất phương án nghỉ Tết Âm lịch năm 2025 kéo dài 9 ngày liên tục cho cán bộ, công chức, viên chức.
Đời sống - 17/09/2024 09:52
Ngành Y tế sát cánh cùng đồng bào vùng lũ: Không thu viện phí, chăm sóc sức khỏe tận tình
Trước thảm họa cơn bão số 3 gây ra, ngành Y tế không chỉ ứng phó kịp thời mà còn có những quyết sách mang tính nhân văn. Một trong những hành động nổi bật là quyết định không thu viện phí đối với các nạn nhân vùng lũ, giúp họ giảm bớt gánh nặng chi phí y tế trong hoàn cảnh khó khăn.
Người lao động - 13/09/2024 11:26
Gojeck rời thị trường Việt Nam: Tài xế ngỡ ngàng, không tin sắp mất việc
Ngay sau khi nhận thông tin Gojeck sẽ rút khỏi thị trường từ ngày 16/9, nhiều tài xế đã ngỡ ngàng, bởi với nhiều người, đây là công việc đem lại thu nhập chính, lo toan cho cả gia đình.
Người lao động - 12/09/2024 18:17
Phát động Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024
Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024 nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao kiến thức và ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho mọi người dân, nhất là thế hệ trẻ, công nhân, người lao động.
Đời sống - 11/09/2024 07:48
Anh Trần Ngọc Vĩ - người có nhiều sáng kiến tâm huyết mang bản chất Bộ đội Cụ Hồ
Từ một công nhân lái xe mang bản chất của người lính Bộ đội Cụ Hồ, sau nhiều năm công tác, anh Trần Ngọc Vĩ đã trở thành Giám đốc Xí nghiệp Cơ khí - Xây lắp thuộc Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế có nhiều sáng kiến, sáng tạo từ thực tiễn công việc và được áp dụng vào hoạt động của công ty.
Đời sống - 10/09/2024 20:28
Người miền Trung ra Bắc khắc phục hậu quả bão lũ: "Hết việc mới về"
Nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp ở miền Trung đã hỗ trợ nhân lực, miễn phí vận chuyển hàng hoá ra Hà Nội và các tỉnh, thành phía Bắc để khắc phục hậu quả bão số 3.
- Cô Huỳnh Kim Diệu - người “truyền lửa” nhiệt huyết của Công đoàn Trường THCS Đông Thuận
- Đề xuất nghỉ Tết Âm lịch 2025 kéo dài 9 ngày liên tục
- Ngành Y tế sát cánh cùng đồng bào vùng lũ: Không thu viện phí, chăm sóc sức khỏe tận tình
- Có bao nhiêu loại hình bảo hiểm xe ô tô hiện nay?
- GX thế hệ mới - chiếc Lexus chưa từng có trong lịch sử