Chật vật trong các khu nhà trọ, công nhân mong một căn nhà để an cư
Đời sống - 09/11/2022 17:13 QUỲNH TRANG (Theo Báo Lao động)
Công nhân ở Đồng Nai có thể được nghỉ Tết tới 30 ngày |
Theo khảo sát của phóng viên, hiện nay ở nhiều khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh Nghệ An đang thiếu hụt hạ tầng xã hội cho người lao động như thiếu nhà ở cho công nhân, thiếu các hoạt động vui chơi giải trí, thiếu trường mẫu giáo cho con em công nhân, dẫn đến tình trạng nhiều KCN chưa đáp ứng được nhu cầu chỗ ở, công nhân phải thuê trọ ngoài nhà dân, ở nơi chật chội, thiếu thốn và đông đúc.
Nhiều gia đình, nhóm công nhân phải ở trong các khu nhà trọ lụp xụp như ổ chuột, nhiều người ở trong phòng vỏn vẹn có 10 - 12m2.
Trong tất cả các khu nhà trọ dành cho công nhân lao động trên địa bàn TP. Vinh, những xóm trọ ở khu công nghiệp Bắc Vinh có “lịch sử” lâu nhất. Ảnh: QUỲNH TRANG |
Chị Hà Thị Phượng, 27 tuổi, công nhân khu công nghiệp Bắc Vinh (xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên) và chồng - anh Cường là tài xế xe ôm thuê phòng trọ chưa đến 10m2 trong con hẻm nhỏ ở xã Hưng Đông - TP Vinh.
Căn phòng được lợp tôn, nền cao hơn lối đi chung của dãy trọ, có gác xép, khu vệ sinh, tắm giặt khép kín. Cuối phòng là khu vực nấu ăn. Trên chiếc bàn nhỏ, chị Phượng đặt một bếp ga mini, lọ mắm muối, dưới là xô nhựa đựng gạo, mì tôm, rau quả được cho vào túi treo trên cao để tiết kiệm không gian.
Tăng ca về muộn,chị Hà Thị Phượng (27 tuổi , công nhân Khu công nghiệp Bắc Vinh) ghé hàng rong gần xóm trọ để chuẩn bị bữa tối. Ảnh: QUỲNH TRANG |
Vợ chồng nữ công nhân nhiều lần bàn tính mua tủ lạnh, máy giặt hoặc tủ áo quần nhưng lại thôi vì không có chỗ để. Hồi tháng 6, 7 con gái 3 tuổi quấy khóc vì phòng quá nóng. Thương con nhỏ, anh chị quyết định mua 1 chiếc quạt hơi nước để phục vụ nhu cầu trong gia đình.
Sau gần 5 năm làm công nhân tổng thu nhập mỗi tháng của vợ chồng chị Phượng tầm 11 triệu đồng. Nữ công nhân liệt kê, phí gửi trẻ 2 triệu, ăn uống mỗi ngày 150.000 đồng, mỗi tháng "bay" mất 4,5 triệu đồng, trả góp tiền xe 2,5 triệu đồng. Không ốm đau, đám tiệc, mỗi tháng chị còn 2 triệu đồng.
Với số tiền ít ỏi, gia đình không dám tìm phòng trọ lớn hơn, nên bằng lòng với chỗ ở hiện tại, mỗi tháng chỉ mất gần 1 triệu đồng bao cả điện, nước.
Bữa cơm đạm bạc với một món rau duy nhất và một đĩa cá nhỏ cho 3 người ăn của gia đình Chị Phượng, anh Cường. Ảnh: QUỲNH TRANG |
"Phòng nhỏ nhưng không bị ngập khi mưa lũ, cống không thối, nghẹt. Chủ nhà tốt bụng cho khất tiền nếu mình kẹt", anh Cường cho biết.
So với chỗ chị Phượng, phòng trọ chị Nguyễn Thị Tưởng (công nhân thuê trọ tại xã Hưng Tây, Hưng Nguyên), rộng hơn 2m2, tiền trả mỗi tháng cao hơn 300.000 đồng. Để tiết kiệm, chị ở ghép với một đồng nghiệp. Gần 6 năm vào làm công nhân tại khu công nghiệp VSIP tính cả tăng ca, thu nhập mỗi tháng chị khoảng 5,2 đến 7 triệu đồng.
Với diện tích trung bình từ 10-12m2, bao gồm cả bếp và công trình phụ, nhiều phòng trọ chỉ kê một chiếc giường và một chiếc bàn. Ảnh : QUỲNH TRANG |
Hiện nay, tại nhiều KCN như VSIP, Bắc Vinh,... trên địa bàn tỉnh Nghệ An không có nhà trọ cho công nhân. Công nhân phải đi thuê nhà trọ ở trong nhà dân ở khu vực lân cận.
Giá thuê nhà từ 10 đến 12m2 và các công trình phụ trợ khác giao động từ mức 1 triệu đến 2,3 triệu đồng/tháng. Giá này so với mức thu nhập của người lao động làm việc ở các KCN khá cao. Tính tổng cộng cả tăng ca thì bình quân thu nhập của người lao động giao động từ mức 6-7 triệu đồng/tháng. Với thu nhập đó, tiền nhà trọ, cộng tiền điện với giá 3.000 đồng/KWh; tiền nước giá 13.000 đồng/khối… thì người lao động không đủ sống.
“Đau đầu nhất là khi ra chợ, hay ghé quán hoá không biết mua gì, ăn gì cho hợp túi tiền” - chị Tưởng cho biết. Ảnh: QUỲNH TRANG |
“Đề nghị tỉnh có chính sách xây dựng nhà trọ giá rẻ cho công nhân. Chúng em cũng đã đi lao động tại các tỉnh khác thì thấy hầu hết các tỉnh đều có nhà ở cho công nhân với các tiện ích như gần KCN, có chợ, các công trình công viên, sân thể thao…” chị Tưởng nói.
Trong cuộc đua mở rộng khu công nghiệp của các địa phương những năm tới, số lượng công nhân dự báo còn tăng nhanh. Song quy hoạch phát triển các khu công nghiệp hầu như chưa tính tới nhu cầu về chỗ ở cho họ. Theo Giám đốc Sở Xây dựng Nghệ An Nguyễn Trường Giang, Bộ Xây dựng là cơ quan có thẩm quyền ban hành quy chuẩn về nhà trọ. Nhưng hiện nay, quy chuẩn này vẫn chưa được ban hành. Còn về chính sách hỗ trợ nhà ở thu nhập thấp, luật đã có quy định hỗ trợ các dự án không thu tiền đất, hỗ trợ tiền giải phóng mặt bằng, hỗ trợ kinh phí đầu tư hạ tầng như điện, nước… Về quy hoạch, Sở Xây dựng đã tham mưu cho UBND tỉnh quy hoạch tổng thể 35 khu đô thị có nhà ở xã hội. Trong đó, có 7 dự án đã đưa vào hoạt động, 8 dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư; 20 dự án đã có trong quy hoạch. Trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư, Sở Xây dựng sẽ tham mưu quản lý chặt chẽ đầu tư nhà ở xã hội theo đúng quy định của pháp luật. |
Tổ tự quản khu nhà trọ công nhân ở Hà Nội: Những điều mắt thấy, tai nghe Tổ tự quản khu nhà trọ công nhân là mô hình do LĐLĐ TP Hà Nội phối hợp với Công an TP Hà Nội triển ... |
Luật Đất đai sửa đổi cần tạo điều kiện để người lao động tiếp cận nhà ở xã hội Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) hiện được xây dựng với bố cục gồm 16 chương, 245 điều, trong đó giữ nguyên 28 điều, ... |
Nghệ An: Đánh giá toàn diện về Tháng Công nhân và Chương trình "1 triệu sáng kiến" Sáng 25/7, LĐLĐ tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết Tháng Công nhân năm 2022; sơ kết giai đoạn 1 Chương trình "1 ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 20/09/2024 19:01
Thưởng tiền, tăng lương cho công nhân ưu tú
Công ty TNHH MSV ở Khu công nghiệp Phú Bài (thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) có nhiều hoạt động khích lệ người lao động hăng say lao động sản xuất.
Đời sống - 19/09/2024 06:38
Công đoàn Thừa Thiên Huế đồng hành cùng người lao động ứng phó với mưa bão
Ngày 18/9, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra mưa lớn trên diện rộng, có những điểm mưa như trút nước. Các cấp Công đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế có những chỉ đạo, biện pháp ứng phó để đảm bảo an toàn cho công nhân, lao động và hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đời sống - 18/09/2024 16:29
Đà Nẵng mưa lớn, người lao động gặp khó khăn khi đi làm
Trước tình hình mưa to do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, nhiều đoàn viên, người lao động gặp khó khăn khi di chuyển, làm việc.
Người lao động - 17/09/2024 12:40
Đề xuất nghỉ Tết Âm lịch 2025 kéo dài 9 ngày liên tục
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) đang đề xuất phương án nghỉ Tết Âm lịch năm 2025 kéo dài 9 ngày liên tục cho cán bộ, công chức, viên chức.
Đời sống - 17/09/2024 09:52
Ngành Y tế sát cánh cùng đồng bào vùng lũ: Không thu viện phí, chăm sóc sức khỏe tận tình
Trước thảm họa cơn bão số 3 gây ra, ngành Y tế không chỉ ứng phó kịp thời mà còn có những quyết sách mang tính nhân văn. Một trong những hành động nổi bật là quyết định không thu viện phí đối với các nạn nhân vùng lũ, giúp họ giảm bớt gánh nặng chi phí y tế trong hoàn cảnh khó khăn.
Người lao động - 13/09/2024 11:26
Gojeck rời thị trường Việt Nam: Tài xế ngỡ ngàng, không tin sắp mất việc
Ngay sau khi nhận thông tin Gojeck sẽ rút khỏi thị trường từ ngày 16/9, nhiều tài xế đã ngỡ ngàng, bởi với nhiều người, đây là công việc đem lại thu nhập chính, lo toan cho cả gia đình.