Sự cần thiết phải sửa đổi Luật ATVSLĐ năm 2015
An toàn, vệ sinh lao động - 04/09/2022 10:29 ThS. TRẦN XUÂN HIỂN - Cục An toàn lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Một số hạn chế của Luật ATVSLĐ
Thực tiễn cho thấy, các quy định của Luật ATVSLĐ năm 2015 về chủ thể tham gia các hoạt động dịch vụ huấn luyện, kiểm định, quan trắc môi trường lao động... chưa theo kịp sự phát triển của xã hội. Quy định các chế độ bảo hiểm BHTN, BNN thấp, được tính theo mức lương cơ sở, không đủ trang trải, bù đắp các chi phí trong cuộc sống cho người bị TNLĐ, BNN.
Hội thảo đánh giá 05 năm thi hành Luật ATVSLĐ năm 2015 do Liên đoàn Lao động tỉnh Long An tổ chức, năm 2021. Ảnh: K.Q. |
Luật chưa đáp ứng yêu cầu của hội nhập thương mại quốc tế, như các quy định về thừa nhận các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc tế của các quốc gia khi tham gia Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đối với các hàng rào kỹ thuật thương mại.
Chưa bình đẳng giữa các chủ thể mà Luật điều chỉnh như: hưởng các chế độ hỗ trợ hoạt động phòng ngừa theo nguyên tắc mức hưởng trên cơ sở mức đóng như chế độ hỗ trợ hoạt động huấn luyện ATVSLĐ.
Một số quy định của Luật ATVSLĐ còn chưa khả thi khi áp dụng trong thực tế, chưa ban hành được văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn, dẫn đến vướng mắc trong triển khai thực hiện như: Quy định về cấp chứng chỉ y tế lao động; bảo hiểm TNLĐ, BNN tự nguyện; điều tra tai nạn khu vực không có hợp đồng lao động; giao trách nhiệm quy định điều tra TNLĐ những lĩnh vực đặc thù như tai nạn giao thông đường bộ, đường thủy, đường hàng không, đường sắt, bức xạ hạt nhân.
Một số quy định pháp luật cấp dưới còn chồng chéo, chưa đúng nguyên tắc một việc giao một cơ quan, được ban hành chưa đúng thẩm quyền như: giao chức năng thanh tra, kiểm tra cho các đơn vị sự nghiệp có thu, dẫn đến tình trạng vừa đá bóng, vừa thổi còi, cạnh tranh không lành mạnh, chưa đúng quy định tại Điều 89 của Luật ATVSLĐ về cơ quan thanh tra ATVSLĐ; phí bảo hiểm chồng phí; doanh nghiệp vẫn phải thực hiện văn bản ban hành chưa đúng thẩm quyền…
Trao đổi công tác an toàn tại Công ty TNHH Kraft of Asia Paperboard & Packaging (Bà Rịa-Vũng Tàu). Ảnh: NHÃ UYÊN. |
Chất lượng soạn thảo và ban hành một số văn bản chưa cao, chưa nghiên cứu kỹ thực tiễn nên khi ban hành không có tính khả thi hoặc chỉ mang tính hình thức làm ảnh hưởng đến việc bố trí nhân sự của doanh nghiệp như: quy định về lực lượng sơ cấp cứu bên cạnh bộ phận y tế doanh nghiệp, đào tạo cấp chứng chỉ y tế lao động; hoạt động hỗ trợ phòng ngừa TNLĐ, BNN; các quy định về khám, giám định BNN; đo kiểm môi trường để thực hiện bồi dưỡng hiện vật.
Những nhiệm vụ trọng tâm cần sửa đổi, bổ sung
Từ những vấn đề phát sinh khi triển khai, áp dụng Luật ATVSLĐ trong thực tế, việc đánh giá thực hiện, rà soát, đề xuất sửa đổi Luật ATVSLĐ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình quốc gia về ATVSLĐ giai đoạn 2021-2025 đã được Chính phủ ban hành kèm theo Nghị quyết 19/NQ-CP ngày 16/02/2022. Để thực hiện mục tiêu phòng ngừa TNLĐ và BNN, bảo đảm an toàn tính mạng cho NLĐ… Chính phủ đã đặt ra một số nhiệm vụ trọng tâm cụ thể như sau:
Rà soát và đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật ATVSLĐ; các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia ATVSLĐ; tiêu chuẩn chẩn đoán, giám định BNN và hướng dẫn điều trị các BNN. Nghiên cứu, đề xuất chính sách phát triển đối tượng tham gia BHXH về TNLĐ, BNN, xây dựng bổ sung danh mục BNN trong tình hình mới (tiêu chuẩn chẩn đoán và giám định).
Xây dựng và hoàn thiện phương pháp xác định nghề nặng nhọc, độc hại nguy hiểm, gắn với các chỉ tiêu đánh giá điều kiện lao động trong xu thế hội nhập quốc tế. Đầu tư, nâng cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất và nhân lực cho các hệ thống thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác ATVSLĐ.
Tiếp tục kiện toàn cơ sở dữ liệu về ATVSLĐ (ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý, điều tra, thu thập số liệu thống kê), ưu tiên vào các dữ liệu về điều kiện lao động của người làm nghề nặng nhọc, độc hại nguy hiểm; TNLĐ, BNN, môi trường lao động. Triển khai tin học hóa trong hoạt động quản lý, bảo đảm đồng bộ và kết nối hệ thống thông tin trong công tác khai báo TNLĐ, triển khai chính sách hỗ trợ BHXH về TNLĐ, cung cấp các dịch vụ công trong lĩnh vực ATVSLĐ.
Công nhân lao động Công ty TNHH Gang thép Tuyên Quang luôn bảo đảm ATVSLĐ trong quá trình làm việc. Ảnh: P.V. |
Ngoài ra, tại Nghị quyết này, Chính phủ cũng yêu cầu Bộ LĐ-TB&XH triển khai mẫu mô hình ứng dụng giải pháp kỹ thuật an toàn phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, có hại cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đồng thời, hỗ trợ thí điểm các biện pháp kiểm định và phòng, chống TNLĐ khi sử dụng máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động cho ít nhất các doanh nghiệp nhỏ, hộ kinh doanh cá thể.
Việc đánh giá thực hiện, rà soát sửa đổi Luật ATVSLĐ là thật sự cần thiết trong tình hình hiện nay, với mục đích để nhìn nhận lại các mặt tích cực cũng như hạn chế của Luật, nhằm kịp thời sửa đổi, bổ sung các quy định cho phù hợp với các tình huống trong điều kiện thực tế mới phát sinh của xã hội và nền kinh tế. Đòi hỏi phải có sự vào cuộc tích cực, có trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước, đơn vị, doanh nghiệp liên quan để Luật ATVSLĐ thực sự là cơ sở, là nền tảng pháp lý vững chắc, đóng góp quan trọng vào công tác đảm bảo ATVSLĐ, giảm thiểu TNLĐ, BNN.
Giải pháp cải thiện công tác an toàn vệ sinh lao động tại các mỏ đá Khai thác, chế biến đá (KTCBĐ) ở Việt Nam phát triển tương đối mạnh. Đến cuối 2019, gần 2.400 giấy phép khai thác đá (KTĐ) ... |
Tăng cường bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động gắn với bảo vệ môi trường Thực hiện Kế hoạch số 206/KH-TLĐ, ngày 18/5/2022 về sơ kết 5 năm triển khai Chỉ thị số 04/CT-TLĐ, ngày 03/3/2017 của Đoàn Chủ tịch ... |
Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động: Đối tượng nào phải tham gia? Bạn Trần Duy Hưng (Phú Thọ) hỏi: Tôi hiện là chủ doanh nghiệp sản xuất bao bì, được biết, doanh nghiệp cần phải tham gia ... |
Tin cùng chuyên mục
An toàn, vệ sinh lao động - 24/09/2024 10:05
Cán bộ công đoàn phải nắm vững quy định về an toàn vệ sinh lao động
Những vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra liên tiếp đã cho thấy cán bộ công đoàn cần có tiếp tục nâng cao kiến thức về công tác an toàn, vệ sinh lao động để bảo vệ sức khoẻ, tính mạng người lao động.
Người lao động - 23/09/2024 15:59
Cảm ơn đội ngũ làm công tác an toàn vệ sinh lao động
Anh Chu Thanh Bình - đoàn viên Công đoàn Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã gửi đến Ban Tổ chức cuộc thi trực tuyến "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn vệ sinh lao động" thông điệp: cảm ơn đội ngũ làm công tác an toàn vệ sinh lao động.
Người lao động - 20/09/2024 13:34
An toàn lao động đã trở thành thói quen, hành vi của từng cán bộ, nhân viên ngành Điện lực
Trong ngành Điện lực, công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) luôn được coi trọng và đặt lên hàng đầu, bởi đây là lĩnh vực đặc thù, có mức độ nguy hiểm cao, đòi hỏi sự nghiêm ngặt trong mọi hoạt động liên quan đến vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống điện.
Người lao động - 15/09/2024 08:02
Cuộc thi trực tuyến về ATVSLĐ thiết thực với thực tiễn sản xuất ngành Than
Công đoàn Công ty CP Than Núi Béo cho biết, cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” với các nội dung kiến thức phong phú, rất sát với thực tiễn sản xuất của đơn vị.
Người lao động - 13/09/2024 15:40
Làm thế nào để có nước sạch sinh hoạt sau lũ lụt?
Sau bão, đi kèm với lũ và ngập lụt, người dân và người lao động đặc biệt cần nước sạch để sinh hoạt. Vậy trong điều kiện thiếu thốn nguồn nước an toàn, cần xử lý nước thế nào để làm sạch nước, có nguồn nước đảm bảo sử dụng, phòng chống dịch bệnh?
An toàn, vệ sinh lao động - 06/09/2024 19:30
"Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích?
Bão Yagi đổ bộ, người dân, hộ gia đình, cũng như các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần cẩn trọng, chủ động phòng ngừa cháy, nổ trong mọi thời điểm.
- Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Không hợp lý, hợp tình.
- Hành vi nào bị nghiêm cấm tại Luật An toàn, vệ sinh lao động mới nhất?
- “Công đoàn giúp tôi thấu hiểu, chia sẻ và sống có trách nhiệm hơn”
- 04 trường hợp được chuyển người lao động làm công việc khác
- Góp ý Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi): Việc giữ 2% kinh phí công đoàn là rất cần thiết