Hành vi nào bị nghiêm cấm tại Luật An toàn, vệ sinh lao động mới nhất?
Sổ tay pháp luật - 09/10/2024 07:55 Văn Quân
Phòng ngừa tai nạn lao động nhìn từ chất lượng huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động |
Về vấn đề này Thạc sĩ, luật sư Phạm Thị Bích Hảo - Công ty Luật TNHH Đức An (trực thuộc Đoàn Luật sư Hà Nội) cho biết:
Điều 12. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Che giấu, khai báo hoặc báo cáo sai sự thật về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; không thực hiện các yêu cầu, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động gây tổn hại hoặc có nguy cơ gây tổn hại đến người, tài sản, môi trường; buộc người lao động phải làm việc hoặc không được rời khỏi nơi làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng sức khỏe, tính mạng của họ hoặc buộc người lao động tiếp tục làm việc khi các nguy cơ đó chưa được khắc phục.
2. Trốn đóng, chậm đóng tiền bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; không chi trả chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động; quản lý, sử dụng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp không đúng quy định của pháp luật; truy cập, khai thác trái pháp luật cơ sở dữ liệu về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
3. Sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động không được kiểm định hoặc kết quả kiểm định không đạt yêu cầu hoặc không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, hết hạn sử dụng, không bảo đảm chất lượng, gây ô nhiễm môi trường.
Thạc sĩ, luật sư Phạm Thị Bích Hảo - Công ty Luật TNHH Đức An |
4. Gian lận trong các hoạt động kiểm định, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, quan trắc môi trường lao động, giám định y khoa để xác định mức suy giảm khả năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động, người sử dụng lao động.
5. Phân biệt đối xử về giới trong bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; phân biệt đối xử vì lý do người lao động từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình; phân biệt đối xử vì lý do đã thực hiện công việc, nhiệm vụ bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở của người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, an toàn, vệ sinh viên, người làm công tác y tế.
6. Sử dụng lao động hoặc làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động khi chưa được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.
7. Trả tiền thay cho việc bồi dưỡng bằng hiện vật.
Không tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho 917 người, Toyota Việt Nam bị phạt 90 triệu Cục An toàn lao động ngày 13/08/2024 đã ban hành quyết định số 253/QĐ-XPVPHC xử phạt vi phạm hành chính số tiền 90 triệu đồng ... |
Người sử dụng lao động có quyền và nghĩa vụ gì về an toàn, vệ sinh lao động? Điều 7 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 quy định quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của ... |
Cán bộ công đoàn phải nắm vững quy định về an toàn vệ sinh lao động Những vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra liên tiếp đã cho thấy cán bộ công đoàn cần có tiếp tục nâng cao ... |
- Hành vi nào bị nghiêm cấm tại Luật An toàn, vệ sinh lao động mới nhất?
- “Công đoàn giúp tôi thấu hiểu, chia sẻ và sống có trách nhiệm hơn”
- 04 trường hợp được chuyển người lao động làm công việc khác
- Góp ý Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi): Việc giữ 2% kinh phí công đoàn là rất cần thiết
- Tìm lời giải cho bài toán biên chế công đoàn