Nhớ những người thương binh suốt đời "mua vé ngồi" ở Long Hải
Kinh tế - Xã hội - 27/07/2020 12:05 Nguyễn Nga
Những người thương binh mặc quân phục trong ngày trọng đại. Ảnh N.N |
Khu Điều dưỡng thương binh và người có công Long Đất (thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) nằm ở một nơi không gian yên tĩnh. Trước hồ sen của trung tâm, các chú thương binh ngồi xe lăn trò chuyện; một góc khác của sân trung tâm có chú thương binh đang cho gà ăn trên chiếc xe lăn gắn máy với nụ cười hạnh phúc. Tôi khá bất ngờ với cảnh tượng này, vì trong tưởng tượng, các cô, chú sẽ ở trong phòng và đóng kín cửa để nghỉ ngơi. Họ đa số đều ngồi xe lăn, bị liệt đôi chân hoặc bị mất hẳn tay, chân, nhưng điểm chung từ họ là nụ cười người lính, rất rạng rỡ và sảng khoái, yêu đời. Nhiều người thương binh khác đã có gia đình nhưng sinh sống gần Trung tâm nên hay ghé vào chơi với các đồng đội sống trong đây.
Hồ sen trong khuôn viên trung tâm là nơi thư giãn của các chú thương binh. Ảnh N. N |
Cô Huỳnh Thị Mai (sinh năm 1950, quê ở quận 12, TP. Hồ Chí Minh), sinh ra trong một gia đình cách mạng, cô tham gia kháng chiến chống Mỹ, hoạt động tại huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Công việc chủ yếu của cô trong kháng chiến là hoạt động trong dân, sơ cấp cứu cho các chiến sĩ bị thương. Tháng 8/1969, trong lúc tình hình chiến sự căng thẳng, khi tổ y tế của cô đang thay băng cho các thương binh tại hầm bí mật, còn cô thì được giao nhiệm vụ vào làng mang cơm trưa cho các đồng chí thương binh thì bị pháo của địch bắn trúng, cô bị thương nặng. Cô bị thương tật 93%, liệt nửa người vì pháo ghim vào cột sống. Mọi sinh hoạt của cô đều ở trên giường, nhờ các hộ lý chăm sóc.
Cô Mai nhớ lại một thời oanh liệt trong quá khứ. Ảnh N. N |
Khi tôi vào thăm là lúc cô đang điều trị tại giường, không đi xe lăn được vì loét mông. Nhớ về những năm tháng chiến đấu hào hùng, cô Mai chia sẻ rất hăng say, như được sống lại trong những giờ phút ấy: “Thời đó chiến đấu ác liệt lắm, mà bọn tôi không sợ gì hết, vẫn vui cười nhiều lắm, thoải mái lắm, vì xác định đi chiến đấu là hi sinh mà. Lúc biết mình bị thương, sau hai tháng điều trị, nhìn hai chân mình cứ teo đi, mấy ngày đó tôi buồn lắm. Nói bị thương mà không buồn là nói dối, nhưng dần dần sức khỏe ổn định, mình suy nghĩ là trước giải phóng khó khăn bom đạn còn chịu đựng được, bây giờ hòa bình khó khăn có là gì, mình sẽ làm được tất cả. Khi đất nước giải phóng, tôi vui quá ba ngày liền không hề ăn cơm”.
Khi được hỏi về cuộc sống hiện tại và có suy nghĩ gì trong ngày 27/7 năm nay, cô Mai trầm lặng: “Tôi không buồn phiền hay nghĩ tiêu cực gì vì vết thương của mình. Chỉ có lúc trở trời thì đau buốt, nhưng riết rồi cũng quen. Cả đời tôi đã vào bệnh viện không biết mấy mươi lần, giờ nghĩ đến bệnh viện là sợ, nghĩ đến tiêm là sợ. Đến tuổi này rồi chỉ nghĩ đến sống tốt và sống khỏe thôi. Mỗi năm cứ đến 27/7, nhiều đoàn về thăm, tri ân, tôi lại nhớ đến đồng đội của mình. Họ không biết đến ngày đất nước được giải phóng, không biết đến xã hội phát triển như bây giờ. Và chưa một lần họ biết yêu, biết đến cái nắm tay… Tôi dù thế nào vẫn cảm thấy mình được may mắn, cực kỳ may mắn đối với các đồng đội đã hy sinh của mình”.
Thương binh Tịnh trước cửa hàng của mình. Ảnh N. N |
Thương binh tàn nhưng không phế là câu nói rất đúng đối với người thương binh tên Phan Văn Tịnh (thương binh ¼ - 99%, sinh năm 1958, quê ở Nghĩa Hoàn, Tân Kỳ, Nghệ An) nhập ngũ tháng 2/1976 ở nghệ An. Sau đó, anh theo đoàn 7705, Trung đoàn 205 ra mặt trận tại tỉnh Xiêm Riệp (Campuchia). Anh Tịnh bị thương trong một trận đánh lớn vào ngày 9/12/1979.
Khi được hỏi về cuộc sống thời bình của mình, chú cười hạnh phúc và chia sẻ: “Nếu nói về cuộc chiến ngày xưa thì tôi không dám nhớ và không dám kể lại vì nó quá khốc liệt, khiến những anh em từng chiến đấu tại chiến trường Tây Nam không muốn nhắc lại nữa. Còn thời bình, cuộc sống lúc đầu của anh thương binh liệt hai chi và đốt sống L1, L3, L5 là khá khó khăn. Sau khi chuyển về điều trị tại Sài Gòn, rồi chuyển xuống ở trại thương binh Long Đất này từ năm 1986, cuộc sống thời kì đầu tương đối vất vả. Nhớ thời gian đầu, vợ tôi bán nước giải khát tại khu du lịch, tôi cũng chạy xe lăn ra để giúp vợ. Mấy tháng có được vốn, tôi về nuôi heo. Ngày ấy, tôi là một tay thợ nuôi heo cỡ bự và nổi tiếng trong toàn trung tâm. Cuộc sống ngày một đỡ vất vả hơn. Năm 2003, theo sự vận động, gia đình tôi chuyển ra ngoài sống. Lúc này, tôi lại đau đầu nghĩ xem làm nghề gì để sống. Trong một lần đi ngoài đường, xe tôi bị lủng bánh, tôi vào vá thì chợt lóe lên: à, nghề kiếm sống đây rồi. Thế là về nhà, tôi mở cửa hàng thuê thợ và học nghề. Đến bây giờ, tôi có nhận thêm thợ về dạy nghề nữa”.
Nhiều thương binh sống trong trung tâm khá quen thuộc với việc tự nấu cơm dù cơ thể không lành lặn. Ảnh N. N |
Không chỉ có vậy, người thương binh này còn tham gia làm từ thiện, nấu cơm chay hỗ trợ người dân lao động nhiều năm. Anh em trong khu thương binh đều biết đến người thương binh Tịnh làm kinh tế giỏi lại có tấm lòng.
Câu chuyện về những người thương binh một thời thanh xuân máu lửa đã ra đi giành độc lập về cho đất nước luôn khiến chúng ta thầm cảm ơn sâu sắc. Và hơn hết là sự kính phục bởi nghị lực phi thường, một nghị lực mà chắc hẳn chỉ có ở người lính cụ Hồ trải qua nhiều khốc liệt của chiến tranh và thời gian. Ngày 27/7 hôm nay, chúng ta cùng nhớ về họ, các bậc anh hùng, các bậc cha chú đã hy sinh tuổi trẻ, xương máu để có nền hòa bình độc lập hôm nay.
Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 27/7, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã lên tới hơn 16,4 triệu, hơn 651 ... |
Chú tôi, cũng như hầu hết các gia đình ở nước ta có người thân đã hy sinh trong cuộc đấu tranh giành độc lập ... |
Dù TP đã xuất hiện ca bệnh lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng, nhưng nhiều người dân Đà Nẵng luôn tin tưởng vào công tác ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 06/09/2024 14:04
Sạc xe điện dưới trời mưa bão có nguy hiểm không?
Sạc xe điện dưới trời mưa bão có nguy hiểm không là câu hỏi nhiều chủ xe điện quan tâm hiện nay, nhất là khi thời điểm cơn bão số 3 đã cận kề.
Kinh tế - Xã hội - 06/09/2024 14:03
Triệu hồi hơn 630 xe Lexus vì có nguy cơ cháy nổ
Toyota Việt Nam vừa phát đi thông tin triệu hồi 634 xe Lexus vì liên quan đến bơm nhiên liệu có thể hỏng.
Kinh tế - Xã hội - 06/09/2024 14:01
Cộng đồng nhận xét gì khi Hyundai Santa Fe 2024 lộ hình ảnh trước ngày ra mắt 20/9?
Hai chiếc xe Hyundai Santa Fe 2024 màu trắng và màu đen đã lộ diện trên đường phố Quảng Bình vào ngày hôm nay. Chiếc xe này sẽ ra mắt thị trường Việt Nam vào ngày 20/9 tới đây.
Kinh tế - Xã hội - 05/09/2024 17:13
PVOIL tặng voucher nhiên liệu cho VĐV tham dự Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền Nam PVOIL Cup 2024
Tổng cộng 2.500 lít nhiên liệu sẽ được PVOIL gửi tặng tới các vận động viên, thành viên Ban Tổ chức, Ban Điều hành của Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền Nam PVOIL Cup 2024.
Kinh tế - Xã hội - 05/09/2024 11:27
Hơn 388.000 biển số ô tô đấu giá trực tuyến từ hôm nay 5/9
Bộ Công an vừa phê duyệt kế hoạch đấu giá biển số ô tô phiên đấu giá thứ năm, với 388.389 biển số được đưa lên sàn.
Kinh tế - Xã hội - 05/09/2024 11:25
Bốn mẫu xe nhận ưu đãi mạnh tay từ Toyota Việt Nam và các đại lý trong tháng 9
Khách hàng có cơ hội nhận ưu đãi hấp dẫn lên tới 100% lệ phí trước bạ khi kết hợp ưu đãi từ Chính phủ, Toyota Việt Nam và tại hệ thống đại lý trong tháng 9 này.
- "Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích?
- Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
- Phải ngừng việc do “siêu bão" Yagi, người lao động có được trả lương?
- Công đoàn đã cho tôi tình thương như máu mủ, ruột thịt
- Bài 8: Tư vấn sai lệch thông tin là “lừa dối trong giao dịch dân sự”