Người lao động phải về nước trước thời hạn được hỗ trợ đến 30 triệu đồng
Phóng sự điều tra - 09/01/2022 15:25 DUY CHƯƠNG
| ||
Cụ thể, các mức hỗ trợ cho người lao động đang làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước như sau:
(1) Hỗ trợ từ 10 - 30 triệu đồng: Người lao động phải về nước trước thời hạn do bị tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, ốm đau, bệnh tật đến mức không còn khả năng tiếp tục làm việc ở nước ngoài.
(2) Hỗ trợ 40 triệu đồng: Thân nhân của người lao động bị chết, mất tích trong thời gian làm việc ở nước ngoài.
(3) Hỗ trợ từ 07 - 20 triệu đồng: Người lao động phải về nước trước hạn vì người sử dụng lao động ở nước ngoài bị giải thể, phá sản hoặc thu hẹp sản xuất do thiên tai, dịch bệnh, bất ổn chính trị, chiến tranh, suy thoái kinh tế hoặc vì lý do bất khả kháng.
(4) Hỗ trợ 07 - 20 triệu đồng: Người lao động phải về nước trước thời hạn do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi bị người sử dụng lao động ngược đãi, cưỡng bức lao động hoặc có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khoẻ hoặc bị quấy rối tình dục trong thời gian làm việc ở nước ngoài.
(5) Trường hợp có tranh chấp phát sinh liên quan đến người lao động trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
+ Hỗ trợ người lao động chi phí thuê luật sư, tư vấn pháp lý, án phí giải quyết vụ việc:
Mức hỗ trợ bằng 50% chi phí thuê luật sư, tư vấn pháp lý, án phí nhưng tối đa 50.000.000 đồng/vụ việc; trường hợp vụ việc liên quan đến nhiều người lao động, mức hỗ trợ tối đa 100.000.000 đồng/vụ việc.
+ Hỗ trợ thuê chỗ ở tạm thời cho người lao động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong thời gian giải quyết tranh chấp hợp đồng lao động với người sử dụng lao động mà người lao động không được bố trí chỗ ở:
Mức hỗ trợ bằng 100% chi phí thực tế theo hóa đơn, chứng từ thuê chỗ ở cho người lao động.
(6) Hỗ trợ chuyển đổi nghề cho người lao động. (Điều 15 Quyết định 40/2021/QĐ-TTg)
Mức hỗ trợ: 1.000.000 đồng/tháng, tối đa 06 tháng/người/khóa học. Người lao động phải về nước trước hạn theo các trường hợp (1), (3), (4) có nhu cầu được đào tạo chuyển đổi nghề, được hỗ trợ chi phí nâng cao trình độ kỹ năng nghề để tham gia thị trường lao động, ổn định cuộc sống.
Hiện nay, Quyết định 144/2007/QĐ-TTg không quy định các mức hỗ trợ (3), (4), (5), (6) mà chỉ quy định hỗ trợ cho một số trường hợp rủi ro khách quan khác do Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH quyết định theo đề nghị của Hội đồng quản lý quỹ nhưng không quá 5.000.000 đồng/trường hợp.
Quyết định 40/2021/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 21-2-2022 và thay thế Quyết định 144/2007/QĐ-TTg.
Thái Bình: Công đoàn các Khu công nghiệp hỗ trợ công nhân lao động 600 triệu đồng Ngày 6/1, Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh Thái Bình tổ chức trao kinh phí hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động ở ... |
Phân biệt đối xử về giới trong lao động sẽ bị phạt 30 triệu đồng Từ hôm nay (ngày 2/1/2022), nhiều chính sách mới đã có hiệu lực, trong đó có quy định phân biệt đối xử về giới trong ... |
Trên 33.505 tỷ đồng hỗ trợ hơn 28,26 triệu lượt đối tượng theo Nghị quyết 68 Bộ Lao động - Thương binh và Xã Hội (LĐ-TB&XH) vừa có báo cáo về tiến độ triển khai một số chính sách hỗ trợ ... |
Tin cùng chuyên mục
Pháp luật lao động - 25/09/2024 08:33
“Bẫy nợ” thẻ ngân hàng - Bài 5: Ngân hàng cần minh bạch, rạch ròi
Trước thực trạng trở thành những con nợ bất đắc dĩ bởi những chiếc thẻ không sử dụng, nhiều công nhân đề nghị nhà phát hành thẻ, các ngân hàng cần có biện pháp quản lý phù hợp, minh bạch, rạch ròi, nhất là liên quan các khoản phí sau khi chủ thẻ ngừng sử dụng thẻ.
Phóng sự điều tra - 24/09/2024 08:19
“Bẫy nợ” thẻ ngân hàng - Bài 4: Công nhân chịu thiệt đến bao giờ?
Việc doanh nghiệp phối hợp với ngân hàng phát hành thẻ ATM cho công nhân diễn ra phổ biến. Mỗi khi nhảy việc, công nhân lại được yêu cầu sử dụng thẻ mới đồng bộ với công ty, do đó họ phải gánh thêm những khoản phí cho những chiếc thẻ cũ...
Pháp luật lao động - 23/09/2024 07:49
“Bẫy nợ” thẻ ngân hàng - Bài 3: Trên 60% công nhân dùng từ 2 thẻ ATM trở lên
Tạp chí Lao động và Công đoàn đã tiến hành khảo sát việc sử dụng thẻ ATM qua 500 công nhân trong các khu công nghiệp lớn của cả nước. Số lượng những chiếc thẻ ngân hàng “ngủ đông” khiến nhiều người giật mình.
Phóng sự điều tra - 21/09/2024 19:59
“Bẫy nợ” thẻ ngân hàng - Bài 2: Những chiếc thẻ ngân hàng làm công nhân khốn khổ
Mỗi lần nhảy việc, công nhân sở hữu thêm một thẻ ATM. Thẻ cũ không dùng vẫn bị thu phí, dẫn đến nhiều hệ lụy, làm khốn khó thêm cho đời sống công nhân.
Pháp luật lao động - 20/09/2024 16:56
"Bẫy nợ" thẻ ngân hàng - Bài 1: Công nhân vướng nợ xấu gần chục năm mà không biết
Nhận thông báo về khoản nợ vay quá hạn tới hơn 7,5 triệu đồng từ một ngân hàng, chị X. lo lắng, suy sụp…
Phóng sự điều tra - 19/09/2024 19:34
Công ty CP Môi trường xanh Friendly nợ lương người lao động, phớt lờ chỉ đạo của chính quyền
Mặc dù đã có chỉ đạo của UBND thành phố Bảo Lộc, Công ty Cổ phần Môi trường xanh Friendly - đơn vị đầu tư vận hành Nhà máy xử lý rác thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng) vẫn phớt lờ, chưa trả tiền nợ lương người lao động làm việc tại đây.