Người biến cây mai hồng cổ ở Sa Pa thành “tiền tỷ”
Hoạt động Công đoàn - 04/08/2021 11:01 Phương Thúy
Hoa mai hồng cổ Sa Pa được nhân giống |
Kỹ sư nông nghiệp Đinh Thị Thu Hà - Phòng Kỹ thuật (Trung tâm giống Nông nghiệp tỉnh Lào Cai) từng tham gia nghiên cứu các mô hình nông lâm kết hợp khi còn là sinh viên Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Sau khi về công tác tại Trung tâm, chị bắt đầu với các đề tài nghiên cứu mang lại giá trị kinh tế cho người dân liên quan đến các loại cây trồng. Nhiều đề tài nghiên cứu của chị được trao giải thưởng về tính ứng dụng cao trong việc xóa đói giảm nghèo bền vững cho nông thôn. Chị còn đạt giải Nhất Hội thi Sáng tạo kỹ thuật Lào Cai lần thứ III (năm 2012 - 2013), với đề tài Chọn tạo cây ăn quả có thời gian ra hoa đậu quả sớm năng suất cao, chất lượng quả ngon - lê VH6 tại Lào Cai.
Mong muốn góp phần đẩy nhanh chuyển đổi cơ cấu, tăng giá trị sản xuất nông nghiệp vùng đất du lịch Sa Pa, chị nhận thấy một số vùng khó khăn có loài hoa cổ, có giá trị kinh tế cao nhưng chưa phát triển, nhân rộng.
Trong đó, cây hoa mai hồng cổ chỉ có ở Sa Pa khi chưa nở: Nụ có màu hồng đỏ. Khi nở, hoa có màu trắng muốt. Khi hoa tàn chuyển nhiều cấp độ màu sắc từ trắng muốt đến hồng nhạt, màu đỏ. Chính đặc điểm độc đáo này mà mai hồng cổ được nhiều người sành chơi hoa của cả nước tìm mua vào dịp Tết. Nhiều khách đặt mua cây với giá trị cao khiến chủ cây hoa hết sức bất ngờ.
Chị Đinh Thị Thu Hà bên cây hoa mai hồng cổ Sa Pa |
Nhưng nhu cầu của người chơi hoa thì nhiều mà nguồn cung cấp rất ít. Người dân chưa biết kỹ thuật chăm sóc nên giá trị kinh tế của những cây hoa này không cao. Do không biết giữ gìn nên người dân chỉ bán được một lần, mất nguồn thu nhập lâu dài.
Từ hiểu biết của mình, chị tiếc cho giống cây hoa cổ đẹp nhưng chưa được chăm sóc, phát triển đúng cách. Hoa không nở đúng dịp Tết nên giá trị kinh tế không cao.
“Người dưới xuôi mua về phun thuốc kích thích và tưới phân nên hoa nở nhiều, giá bán cao gấp 7 - 9 lần so với giá ban đầu. Do đó, tôi đã nghiên cứu, hoàn thiện quy trình để giữ nguyên sắc hoa nhưng người dân bán được nhiều cây hơn, giá trị cao hơn, có thể "sống" được bằng nguồn cây bản địa” – chị Hà tâm sự.
Bắt đầu nghiên cứu từ năm 2018, chị cho biết quá trình nghiên cứu gặp không ít khó khăn. Khó nhất là nguồn cây thưa thớt, phải đi rất xa mới gặp một cây. Thậm chí cả vùng chỉ có một vài cây không đủ nguồn mẫu để nghiên cứu và làm thí nghiệm.
Cây hoa mai hồng cổ do chị Đinh Thị Thu Hà và cộng sự nghiên cứu, phát triển |
“Việc thí nghiệm gồm nhiều công đoạn và tỉ mỉ như quá trình chăm sóc một em bé. Để cây sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện khí hậu lạnh nhiều, sương mùa và thiếu sáng, chúng tôi phải chăm sóc thường xuyên theo đúng tốc độ sinh trưởng và đặc tính của cây. Phải theo dõi chặt mới tính toán được thời gian để sử dụng thuốc và phân bón sao cho hoa nở đúng dịp Tết” – chị Hà cho biết.
Từ nguồn vật liệu là cây mai hồng cổ Sa Pa, chị đã tiến hành nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh. Thí nghiệm được tiến hành với 3 loại cây (cây 6 tháng tuổi, cây 12 tháng tuổi, cây 24 tháng tuổi). Các thí nghiệm gồm: Chăm sóc cây ghép, cây giâm cành từ cây đầu dòng đã được nghiên cứu, tuyển chọn. Ảnh hưởng của độ tuổi khi trồng đến số lá, chế độ bón phân, nước tưới đến khả năng sinh trưởng, phát triển, các biện pháp điều tiết sinh trưởng, điều chỉnh cho hoa nở đúng dịp Tết Nguyên đán. Đánh giá tình hình sâu bệnh hại trên cây hoa mai hồng cổ Sa Pa và khả năng nhân rộng diện tích trồng ở những vùng trong tỉnh có điều kiện độ cao, khí hậu gần tương tự.
Thuận lợi nhất là cây hoa mai hồng cổ có khả năng chịu hạn, phù hợp với vùng cao. Cây không kén đất nên có thể trồng trên nhiều loại đất như đất thịt, đất cát pha, sét pha, đất phù sa, đất đỏ bazan, hoặc đất có lẫn đá sỏi, các diện tích bỏ hoang... Nếu trồng trong chậu nên bổ sung tro, trấu, xơ dừa, vỏ đậu phộng,… và cát sẽ giúp thoát nước rất tốt. Mật độ trồng đạt 6.000 cây/ha.
Vẻ đẹp của hoa mai hồng cổ Sa Pa |
Chị Hà đã chăm sóc và cho cây “ăn” bằng phân chuyên dụng, thuốc phù hợp. Đồng thời điều chỉnh ánh sáng để tăng quá trình quang hợp, giúp cây tích lũy đủ dinh dưỡng và phát triển. Chị kể, bản thân đã từng làm nhiều đề tài nghiên cứu về cây giống, nhưng việc tìm thấy tiềm năng phát triển kinh tế từ cây mai hồng cổ tạo cho chị cảm xúc rất đặc biệt.
“Nghiên cứu cây hoa tỉ mỉ hơn cây ăn quả rất nhiều vì khó nhân giống. Cây ăn quả có hạt để nhân giống, còn cây hoa thì không. Nhiều khi chăm sóc nhưng không cho kết quả. Lại chưa có tài liệu kỹ thuật nào liên quan đến việc điều chỉnh giống của loài hoa này nên mình phải mày mò và làm rất nhiều thí nghiệm. Phải đến năm 2021, khi nghiên cứu cho kết quả ban đầu: Cây ra hoa, hình thái đẹp, chúng tôi mới bắt đầu nhân giống cho các xã vùng cao có tiềm năng phát triển du lịch trải nghiệm, nghỉ dưỡng, phục vụ khách du lịch” – chị Đinh Thu Hà cho biết.
Với nhiều ưu điểm nổi trội về sinh trưởng, kiểu dáng, chất lượng hoa mang lại nguồn thu lớn cho người nông dân. Một ha trồng hoa mai hồng cổ được 6.000 cây. Sau khi trồng 1 năm, mỗi cây bán ra thị trường trị giá không dưới 200 ngàn đồng. Giá trị canh tác 1 ha hoa mai hồng cổ Sa Pa là 1,2 tỷ đồng. Nếu so sánh với 1ha trồng lúa có giá trị canh tác đạt 83,3 triệu đồng/ha thì lãi thuần trung bình của trồng hoa là 500 triệu đồng/ha. Bà con chỉ cần tranh thủ trong vòng 1 tháng, không mất quá nhiều thời gian chăm sóc.
Cây giống |
Sáng kiến “Nghiên cứu hoàn thiện quy trình trồng, chăm sóc hoa mai hồng cổ Sa Pa” của chị Đinh Thị Thu Hà còn giúp loài cây hoa mai hồng cổ Sa Pa tránh được nguy cơ tuyệt chủng. Đồng thời mở hướng sản xuất nông nghiệp bền vững gắn liền với du lịch tại các địa phương của tỉnh.
Từ sáng kiến của chị đã hình thành mô hình trồng 3 ha hoa mai hồng cổ cho 200 hộ dân tại một số vùng sinh thái là xã Y Tý (huyện Bát Xát); xã Tà Chải (huyện Bắc Hà) và xã Tả Phìn (thị xã Sa Pa) làm cơ sở để nhân rộng ra các địa phương khác. Về thị trường tiêu thụ thì dư địa cho loài cây này còn lớn, mặt khác cây càng lâu năm, càng to đẹp thì giá trị càng cao, nếu kết hợp với nghệ thuật trồng cây cảnh để chăm sóc, tạo thế ... thì càng nâng cao hiệu quả kinh tế.
Sáng kiến “Nghiên cứu hoàn thiện quy trình trồng, chăm sóc hoa mai hồng cổ Sa Pa” của chị được Tổng Liên đoàn công nhận là một trong 130 sáng kiến tiêu biểu, xuất sắc cả nước.
“Chương trình “75.000 sáng kiến vượt khó, phát triển do Tổng LĐLĐ Việt Nam phát động rất thiết thực với đơn vị có nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật như chúng tôi. Trung tâm có rất nhiều sáng kiến. Tuy nhiên, qua bàn bạc, đánh giá thì sáng kiến của chị Đinh Thị Thu Hà mang lại hiệu quả thiết thực nhất. Trải qua nhiều cương vị công tác, chị Hà có nhiều đóng góp và xứng đáng để tôn vinh, khen thưởng” – ThS. Nguyễn Tiến Dũng – Chủ tịch Công đoàn Trung tâm chia sẻ.
Cây giống sinh trưởng và phát triển |
Đường xa vạn dặm - quê nhà tôi ơi! Sau công điện của Thủ tướng yêu cầu "ai ở đâu, ở đấy", nhiều tỉnh làm gắt, có nơi bà con đã lên đường để ... |
Bộ Y tế quy định thay đổi cách xác định F0 và F1 Trong tình hình mới, các quy định phân loại F0, F1 của Bộ Y tế khoanh chặt hơn so với trước đây. Không phải cứ ... |
Công nhân thực hiện “3 cùng”: Cuộc sống bị xáo trộn nhưng cần cố gắng vì sự an toàn Các doanh nghiệp của tỉnh Bắc Ninh sẽ sắp xếp chỗ ở cho công nhân theo hướng "3 cùng": “Ăn cùng, ở cùng, làm cùng” ... |
Tin cùng chuyên mục
Hoạt động Công đoàn - 14/09/2024 09:47
Thủ lĩnh “không ngại khó” của Liên đoàn Lao động thành phố Nha Trang
Bén duyên cùng tổ chức Công đoàn cách đây 3 năm, tôi đã ấn tượng bởi “thủ lĩnh” Ngô Anh Duyệt - Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Nha Trang (Khánh Hòa). Không ngần ngại khi “dắt” lính mới bắt nhịp với công việc, từ lo lắng ban đầu, sự hỗ trợ và chỉ dẫn tận tình từ anh đã giúp tôi nhanh chóng hòa nhịp với ngôi nhà Công đoàn.
Hoạt động Công đoàn - 14/09/2024 09:45
Công đoàn Bệnh viện huyện Phúc Thọ tích cực chăm sóc sức khỏe toàn dân
Những năm qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa huyện Phúc Thọ (Hà Nội) đã phối hợp với các phòng, khoa chuyên môn làm tốt vai trò chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, đạt được những kết quả đáng ghi nhận trên tất cả các mặt công tác.
Hoạt động Công đoàn - 13/09/2024 19:32
Mô hình “Công dân học tập” tại doanh nghiệp còn nhiều khó khăn
Theo Tổng LĐLĐ Việt Nam, bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai mô hình “Công dân học tập” trong công nhân lao động tại doanh nghiệp còn nhiều khó khăn.
Công đoàn - 13/09/2024 15:05
Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội trao hỗ trợ cho người lao động bị ảnh hưởng bởi bão lũ
Nhằm kịp thời chăm lo, hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3, ngày 13/9, đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội đã đến thăm, động viên và trao hỗ trợ đoàn viên, người lao động trên địa bàn huyện Sóc Sơn bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Hoạt động Công đoàn - 13/09/2024 10:24
Anh Nguyễn Văn Mẫn - đoàn viên tiêu biểu của Xí nghiệp Thủy lợi Tân Châu
Anh Nguyễn Văn Mẫn (SN 1980), nhân viên kỹ thuật Xí nghiệp Thủy lợi Tân Châu đạt nhiều thành tích trong nhiều năm liền.
Hoạt động Công đoàn - 13/09/2024 07:29
Thừa Thiên Huế: Trên 85% công nhân lao động được nâng cao đời sống văn hoá tinh thần
Trong 10 năm thực hiện nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của công nhân lao động khu công nghiệp, khu chế xuất, LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên Huế và các cấp công đoàn đã tổ chức hơn 6.700 hoạt động văn hóa, thể thao và thu hút 657.222 lượt đoàn viên, người lao động. Trong đó, có trên 85% công nhân lao động ở khu công nghiệp, khu chế xuất tham gia.