Ngân hàng Chính sách Xã hội VN: Không để dịch Covid-19 ảnh hưởng đến dịch vụ khách hàng
An toàn, vệ sinh lao động - 16/07/2021 14:00 Phương Uyên
NHCSXH phối hợp chặt chẽ với chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội theo dõi, nắm bắt những thiệt hại bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 để từ đó có biện pháp hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn giúp khách hàng khôi phục sản xuất kinh doanh. |
“Cứu cánh” của những người lao động tự do bị ảnh hưởng
Mới đầu giờ sáng nhưng phiên giao dịch định kỳ của Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) VN quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội tại phường Vạn Phúc đã nhộn nhịp. Dù nhiều người dân, tổ chức chính trị - xã hội cùng các Tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn cùng đến nhưng hoạt động phiên giao dịch rất trật tự khi cán bộ ngân hàng hướng dẫn kỹ lưỡng từng người tham gia quy định phòng, chống dịch Covid-19 như: Đo nhiệt độ, sát khuẩn tay và ngồi giãn cách 2m.
Chị Đỗ Thu Trang ở Tổ dân phố Đoàn Kết là một trong những người đến phòng giao dịch sớm nhất, chia sẻ: “Vợ chồng tôi làm nghề tự do nhưng dịch Covid-19 đã khiến công việc đang làm không còn. Tôi hiểu rằng, nếu không có việc làm thay thế ổn định hơn trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch bệnh, cuộc sống của cả gia đình sẽ rơi vào khó khăn, thiếu thốn. Vì vậy, chúng tôi đã quyết định chuyển hướng sinh kế sang kinh doanh online. Tuy nhiên, câu hỏi: Lấy đâu ra vốn, khiến cả hai vợ chồng tôi đau đầu. Trong lúc đang khó khăn Hội Cựu chiến binh phường Vạn Phúc, quận Hà Đông tư vấn về cho vay giải quyết việc làm của tôi biết thời cơ mới của mình đã tới”.
Chi nhánh NHCSXH các tỉnh, thành phố trong cả nước đã làm các vách ngăn để đảm bảo giao dịch giữa cán bộ ngân hàng với khách hàng được an toàn theo khuyến cáo “5K” của Bộ Y tế. |
Xong giao dịch, cầm trên tay 50 triệu đồng vừa được vay, chị Trang tính toán luôn để kịp đặt hàng mở đầu một chặng đường sinh kế mới, không chỉ vượt qua đại dịch, xa hơn là có công việc chủ động và thu nhập ổn định trong tương lai.
Tương tự, trường hợp của ông Đỗ Quang Nhật tổ dân phố Hạnh Phúc, phường Vạn Phúc, quận Hà Đông đang là hộ kinh doanh vải lụa tơ tằm truyền thống. Từng là hộ nghèo, nhưng được NHCSXH cho vay vốn đã giúp ông từng bước vươn lên mở cửa hàng kinh doanh.
Ông Nhật cho biết: “Đã 5 năm qua, nguồn lực tài chính của gia đình đủ tích lũy cho buôn bán mà không phải vay vốn chính sách nữa. Tuy nhiên, tôi đâu có biết, dịch bệnh Covid-19 bùng phát và vẫn đang diễn biến phức tạp, nguồn hàng bị tồn đọng, khách đến tìm mua vắng bóng. Một lần nữa tôi lại “nương tựa” vào NHCSXH vay vốn để có dòng tiền xoay vòng trong thời điểm dịch bệnh”.
Rõ ràng, hiệu quả của đồng vốn chính sách đã và đang chảy đều, tạo việc làm ổn định cho người nghèo, bảo đảm an sinh xã hội.
Tổng Giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng cho biết: “NHCSXH thường xuyên tổ chức các cuộc họp trực tuyến để chỉ đạo và triển khai công tác phòng, chống dịch Covid-19. Theo đó, chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh, cấp huyện chủ động xây dựng phương án, kịch bản ứng phó phòng, chống dịch bệnh Covid-19 để đảm bảo hoạt động thông suốt, an toàn ở những địa bàn không bị cách ly. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội theo dõi, nắm bắt những thiệt hại bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 để từ đó có biện pháp hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn, giúp khách hàng khôi phục sản xuất kinh doanh. Đối với các xã bị khoanh vùng, cách ly để phòng, chống, dịch bệnh, NHCSXH áp dụng biện pháp tạm dừng thu nợ gốc, thu lãi cho đến khi có thể tổ chức hoạt động giao dịch bình thường”.
Thách thức lớn cần chung tay tháo gỡ
Công đoàn NHCSXH ủng hộ các đơn vị tuyến đầu đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang - “điểm nóng” trong đợt dịch lần thứ 4. |
Với diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 đã và đang ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống người dân khi các chuỗi sản xuất, tiêu dùng tại nhiều địa phương cũng như cả nước bị đứt gãy, sản xuất và tiêu dùng trì trệ, nguy cơ tái nghèo có xu hướng gia tăng. Do đó, nhu cầu của người dân chuyển đổi việc làm, sinh kế để ổn định kinh tế và đời sống gia đình là rất lớn. Trong bối cảnh nguồn vốn ủy thác từ ngân sách Nhà nước còn hữu hạn, NHCSXH đang tập trung tổ chức triển khai thực hiện tốt kế hoạch vốn tín dụng đầu tư phát triển được Thủ tướng Chính phủ giao nhằm hỗ trợ người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Tổng Giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng đề nghị và mong muốn cấp ủy đảng, chính quyền các cấp luôn quan tâm, tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động tín dụng chính sách, thực hiện có hiệu quả hơn của Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư và Quyết định số 401/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19. Trong đó, chú trọng cân đối, bố trí ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; chỉ đạo các cấp, các ngành phối hợp chặt chẽ với NHCSXH trong việc quản lý, nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội, bảo toàn và phát triển vốn cho Nhà nước, góp phần quan trọng thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, bảo đảm , xây dựng nông thôn mới.
Công đoàn NHCSXH trao tặng 20 triệu đồng cho các thương, bệnh binh ở Trung tâm Điều dưỡng thương binh, bệnh binh huyện Thuận Thành (Bắc Ninh). |
Theo báo cáo, 5 tháng đầu năm 2021, NHCSXH Thành phố Hà Nội đã cho vay 2.250 tỷ đồng; qua đó, giúp cho trên 53.000 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có việc làm, phát triển kinh tế. Tổng dư nợ 16 chương trình cho vay của NHCSXH Thành phố Hà Nội đến nay đạt 10.902 tỷ đồng, với trên 251 nghìn khách hàng vay vốn, tăng 7,4% so với đầu năm 2021. Đối với địa phương có chuẩn nghèo cao hơn chỉ tiêu chung của cả nước, cùng với nhu cầu có việc làm, chuyển đổi sinh kế của người dân lớn; đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh diễn ra từ năm 2020 thì nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương đang dần trở thành nguồn lực chủ yếu thực hiện mục tiêu giảm nghèo, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới và bảo đảm an sinh xã hội. Riêng trong 5 tháng đầu năm 2021, nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương tăng 636 tỷ đồng, đưa tổng nguồn vốn nhận ủy thác tại NHCSXH Thành phố Hà Nội đến ngày 30/5/2021 đạt 4.750 tỷ đồng; trong đó, vốn ngân sách ủy thác từ Thành phố Hà Nội đạt 4.165 tỷ đồng, tăng 584 tỷ đồng, vốn ngân sách ủy thác từ các quận, huyện, thị xã tăng 52 tỷ đồng. Hiện Thành phố Hà Nội đang có 105 nghìn khách hàng thụ hưởng từ chương trình vay vốn này với dư nợ 4.534 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ cho vay phục hồi sản xuất kinh doanh, khắc phục ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 là 650 tỷ đồng với 14.000 khách hàng vay vốn.
Công đoàn NHCSXH tặng quà gia đình chính sách, người có công trên địa bàn huyện Thuận Thành (Bắc Ninh) vào tháng 7/2021 |
Bên cạnh đó, NHCSXH các tỉnh, thành phố tiếp tục tham mưu cho chính quyền các cấp tăng cường nguồn ủy thác để tăng nguồn vốn cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách, mở rộng cơ hội việc làm cho các đối tượng chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, giảm thiểu nguy cơ tái nghèo. Đến cuối tháng 3/2021, nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương của NHCSXH đạt 22.698 tỷ đồng, tăng 2.383 tỷ đồng so với cuối năm 2020.
Bên cạnh chuyên môn, cán bộ và người lao động trong hệ thống NHCSXH cũng đang chung tay cùng cả nước đẩy lùi dịch bệnh thông qua các hoạt động an sinh xã hội. Từ nguồn quỹ của công đoàn, quỹ phúc lợi và đóng góp của cán bộ, người lao động tại đơn vị, trong năm 2020 và 5 tháng đầu năm 2021, NHCSXH đã hỗ trợ các tỉnh, thành phố thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên 16,5 tỷ đồng. Cụ thể, tháng 3/2020, ủng hộ số tiền trên 4,5 tỷ đồng; tháng 2/2021 ủng hộ tỉnh Quảng Ninh và Gia Lai mỗi tỉnh 200 triệu đồng; hỗ trợ 700 triệu đồng cho Ủy ban Nhân dân huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai để mua xe cứu thương vận chuyển bệnh nhân và phòng, chống dịch Covid-19. Riêng tháng 5/2021, NHCSXH đã ủng hộ 5,1 tỷ đồng; trong đó, ủng hộ tỉnh Bắc Giang - điểm nóng trong đợt dịch lần thứ 4 là 2,3 tỷ đồng, tỉnh Bắc Ninh là 1,3 tỷ đồng, thành phố Đà Nẵng 300 triệu đồng, tỉnh Điện Biên 200 triệu đồng, tỉnh Vĩnh Phúc 200 triệu đồng; ủng hộ Trung tâm cấp cứu 115, Hà Nội số tiền 200 triệu đồng; Bệnh viện K Tân Triều 300 triệu đồng; Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cơ sở Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội 300 triệu đồng. Tại Công đoàn cơ sở NHCSXH các tỉnh, thành phố còn ủng hộ thêm số tiền 5,84 tỷ đồng.
Nhờ em gái chăm con, lên đường hỗ trợ TP.HCM chống dịch Chưa một lần rời xa con quá một ngày, thế nhưng khi nhận được lệnh lên đường chi viện cho TP.HCM, nữ điều dưỡng đã ... |
Công nhân vệ sinh môi trường: Nụ cười trở lại khi công ty trả hết nợ lương Hơn 4 tỷ đồng là số tiền mà Công ty CP Tập đoàn Nam Hà Nội trả cho các công nhân vệ sinh môi trường ... |
Nữ công nhân F1 có 6 người nhà F0: “Đến bây giờ, nhà tôi vẫn nhìn nhau từ xa” Ngay sau khi ổ dịch tại Công ty TNHH Hosiden Việt Nam bùng phát, chị Nguyễn Thị Nguyệt (khi đó là công nhân thuộc diện ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 15/09/2024 08:02
Cuộc thi trực tuyến về ATVSLĐ thiết thực với thực tiễn sản xuất ngành Than
Công đoàn Công ty CP Than Núi Béo cho biết, cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” với các nội dung kiến thức phong phú, rất sát với thực tiễn sản xuất của đơn vị.
Người lao động - 13/09/2024 15:40
Làm thế nào để có nước sạch sinh hoạt sau lũ lụt?
Sau bão, đi kèm với lũ và ngập lụt, người dân và người lao động đặc biệt cần nước sạch để sinh hoạt. Vậy trong điều kiện thiếu thốn nguồn nước an toàn, cần xử lý nước thế nào để làm sạch nước, có nguồn nước đảm bảo sử dụng, phòng chống dịch bệnh?
An toàn, vệ sinh lao động - 06/09/2024 19:30
"Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích?
Bão Yagi đổ bộ, người dân, hộ gia đình, cũng như các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần cẩn trọng, chủ động phòng ngừa cháy, nổ trong mọi thời điểm.
Người lao động - 06/09/2024 11:50
"Siêu bão" Yagi: Chuyên gia đưa lời khuyên ứng phó cho các ngành nghề
Chuyên gia Tổng cục Khí tượng Thủy văn đưa ra lời khuyên trong phòng, tránh "siêu bão" Yagi sắp tới, để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.
An toàn, vệ sinh lao động - 01/09/2024 17:53
"Đau chết lặng vì tai nạn lao động, bố tôi vẫn nhận lỗi do mình chủ quan"
Mỗi lần nhớ về người bố đã khuất, chị Nguyễn Thị Thanh Hoàn - Công đoàn cơ sở Văn phòng I Tập đoàn Dệt May Việt Nam luôn nhớ về hình ảnh bố mình bặm môi, ngực loang lổ vết máu ở phòng cấp cứu, vẫn nhận lỗi tai nạn do mình chủ quan.
An toàn, vệ sinh lao động - 20/08/2024 16:35
Sẽ ra mắt nhiều sản phẩm truyền thông mới về phòng, chống tác hại thuốc lá
Nhiều sản phẩm truyền thông mới của Công đoàn về phòng, chống tác hại thuốc lá sẽ ra mắt trong năm nay là lời khẳng định của đại diện lãnh đạo Tạp chí Lao động và Công đoàn tại toạ đàm diễn ra sáng nay (20/8).
- 5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam
- Công ty CP Môi trường xanh Friendly nợ lương người lao động, phớt lờ chỉ đạo của chính quyền
- Góp ý dự thảo Luật Việc làm: Vì mục tiêu việc làm tốt, thu nhập cao cho người lao động
- Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng
- Tăng phúc lợi để công nhân không vướng bẫy “tín dụng đen”