Nâng cao hiệu quả hoạt động phòng, chống tội phạm vi phạm về phòng cháy, chữa cháy
An toàn, vệ sinh lao động - 30/11/2021 20:01 ThS. Lại Sơn Tùng - Khoa Cảnh sát kinh tế, Học viện Cảnh sát nhân dân
Công an huyện Mỹ Đức (TP. Hà Nội) phát tờ rơi về công tác phòng cháy, chữa cháy cho người dân đến tiêm vắc xin Covid-19 tại một số cơ sở y tế trên địa bàn huyện. |
PCCC là một trong những công tác quan trọng trong thực tiễn, góp phần xử lý, phòng ngừa, giảm thiểu những hậu quả xảy ra của . Hoạt động PCCC trên thực tế là tổng hợp các biện pháp, giải pháp kỹ thuật nhằm loại trừ hoặc hạn chế đến mức tối đa các nguy cơ xảy ra cháy, nổ, đồng thời tạo các điều kiện thuận lợi, phù hợp cho công tác cứu người, cứu tài sản, chữa cháy, chống cháy hiệu quả và làm giảm thiểu các thiệt hại do cháy, nổ gây ra.
Thời gian vừa qua, trên địa bàn cả nước, tình hình tội phạm vi phạm quy định về PCCC diễn ra hết sức phức tạp, nhiều vụ án xảy ra gây hậu quả thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Đơn cử như vụ án vi phạm quy định về PCCC xảy ra tại quán karaoke tại 68 Trần Thái Tông, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Căn cứ vào hồ sơ vụ án, bị cáo Nguyễn Diệu Linh (chủ quán karaoke) cùng với bị cáo Hoàng Văn Tuấn (thợ hàn) và bị cáo Lê Thị Thì (chủ sử dụng lao động đối với Tuấn) đã không tuân thủ quy định về PCCC, không tuân thủ quy định về sử dụng lao động theo quy chuẩn lao động; trong đó Nguyễn Diệu Linh đã tự ý thay đổi, không làm theo đúng thiết kế về PCCC theo bản thiết kế đã được thẩm duyệt và không kiểm tra, giám sát trong quá trình thi công lắp đặt thiết bị; đây được xác định là nguyên nhân gây ra vụ cháy tại quán karaoke số 68 Trần Thái Tông, hậu quả làm 13 người chết.
Khái niệm về tội vi phạm quy định về PCCC tại Điều 313 BLHS năm 2015 như sau: “Tội phạm vi phạm quy định về PCCC là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định của Nhà nước về phòng cháy hoặc chữa cháy, gây ra những thiệt hại hoặc đe doạ gây ra những thiệt hại nhất định cho xã hội”.
Kiểm tra công tác phòng cháy, chữa cháy tạiCông ty Cổ phần Tiên Hưng (Hưng Yên). |
Tuy nhiên, thực tiễn quá trình điều tra, xử lý các vụ án vi phạm quy định về PCCC cho thấy tồn tại những điểm bất cập, hạn chế sau đây:
1. Những điểm bất cập, hạn chế
Thứ nhất, trong các vụ án , để có đủ căn cứ chứng minh tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội thì cơ quan tiến hành tố tụng cần phải tiến hành giám định tài sản để xác định thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra. Tuy nhiên, việc giám định tài sản trên thực tế gặp rất nhiều khó khăn do hầu hết các vụ việc xảy ra, tài sản đã bị hư hại nặng bởi đặc thù ảnh hưởng của lửa trong các vụ cháy. Hơn nữa, việc xác định thiệt hại về tài sản đòi hỏi nhiều công đoạn phức tạp về kỹ thuật và các quy định pháp luật dẫn đến nhiều trường hợp không thể xác định chính xác thiệt hại, gây khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình điều tra, xử lý.
Thứ hai, Khoản 5 Điều 313 BLHS năm 2015 quy định: “Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác, nếu không được ngăn chặn kịp thời…”, tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, các cơ quan có thẩm quyền chưa ban hành văn bản hướng dẫn, giải thích để làm sáng tỏ những trường hợp có khả năng thực tế gây thiệt cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác cụ thể là những trường hợp nào, dẫn tới việc có sự mâu thuẫn trong nhận thức giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, gây khó khăn trong việc định tội danh.
Thứ ba, công tác kiểm tra an toàn PCCC của lực lượng Cảnh sát PCCC chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục, kịp thời, trong quá trình kiểm tra bỏ sót nhiều hạn chế về PCCC. Công tác xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực PCCC còn có tư tưởng nể nang; chế tài xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về PCCC chưa đủ mạnh, chưa đủ tính răn đe đã dẫn đến tình trạng nhiều chủ cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cố tình chây ì, kéo dài không khắc phục lỗi vi phạm khi các cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra.
Thứ tư, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về PCCC và cứu nạn cứu hộ mặc dù đã được quan tâm, chú trọng nhưng vẫn chưa tạo được ý thức cảnh giác về phòng ngừa cháy, nổ trong mọi tầng lớp nhân dân, một bộ phận quần chúng nhân dân là chủ các hộ kinh doanh, các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp… còn chủ quan, thiếu ý thức, không tuân thủ, chấp hành các quy định về PCCC. Tại nhiều nơi, việc triển khai phong trào toàn dân PCCC, phương châm “4 tại chỗ” gồm chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ còn mang nặng tính hình thức; các đội dân phòng, không duy trì hoạt động hoặc hiệu quả hoạt động không cao.
Các doanh nghiệp cần trang bị các phương tiện phòng cháy, chữa cháy và tập huấn cho công nhân, người lao động để phòng ngừa cháy, nổ. Ảnh minh họa. |
2. Kiến nghị, đề xuất
Từ những bất cập, hạn chế được phân tích ở trên, để nâng cao hiệu quả hoạt động phòng, chống tội phạm vi phạm quy định về PCCC, chúng tôi kiến nghị, đề xuất một số nội dung sau:
Một là, đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết, hoặc liên ngành tư pháp Trung ương ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn cụ thể việc xác định hành vi “Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác…” quy định tại Khoản 5 Điều 313 để các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng thống nhất trong thực tiễn. Bên cạnh đó, các cơ quan có thẩm quyền cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn về giám định tài sản đối với các trường hợp thiệt hại do tội phạm vi phạm quy định về PCCC gây ra. Giải pháp này được xác định là chìa khóa then chốt giúp các cơ quan tiến hành tố tụng có sự thống nhất về quan điểm trong quá trình định tội danh và là căn cứ để xác định rõ mức độ vi phạm của các đối tượng phạm tội.
Hai là, các cơ quan có thẩm quyền cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về PCCC và cứu nạn, cứu hộ cho người dân để từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm tham gia vào công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ. Thực hiện nghiêm quy chế dân chủ theo đúng phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ.
Gắn phòng trào toàn dân tham gia PCCC với phong trào xây dựng khu dân cư, gia đình văn hóa; nhân rộng điển hình tiên tiến, kịp thời khen thưởng những tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ cũng như tích cực phát hiện, tố giác những vi phạm quy định về PCCC. Hướng dẫn tổ chức xây dựng lực lượng và phương tiện PCCC. Củng cố, xây dựng đội ngũ lực lượng dân phòng, mỗi đội viên đội dân phòng phải trở thành một tuyên truyền viên về PCCC.
Mặt khác, lực lượng Cảnh sát PCCC cần phối hợp với các cơ quan truyền thông tuyên truyền, giải thích cho mọi người dân, mọi cán bộ, công nhân viên và người đứng đầu cơ quan, tổ chức hiểu và tự giác thực hiện các quy định của nhà nước về PCCC, hướng dẫn để mọi cá nhân, tổ chức thực hiện tốt công tác PCCC, làm tốt việc tự kiểm tra an toàn PCCC; kịp thời phát hiện và khắc phục các sơ hở, thiếu sót về đảm bảo an toàn PCCC, phổ biến kỹ năng và pháp luật về PCCC để người dân dễ hiểu, dễ thực hiện, nhất là việc sử dụng điện; công khai phê phán các hành vi vi phạm của các chủ cơ sở, chủ doanh nghiệp, cá nhân trên các phương tiện truyền thông để giáo dục, phòng ngừa chung.
Công an tỉnh Bình Dương phối hợp với Công ty TNHH White Feather International (KCN Mỹ Phước II, thị xã Bến Cát) tổ chức tuyên truyền pháp luật về an toàn phòng cháy, chữa cháy cho công nhân. |
Ba là, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về PCCC nhằm phát hiện nhanh chóng, kịp thời những hành vi vi phạm về quy định PCCC. Tiếp tục quán triệt, tập trung thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 47-CT/TW ngày 25/6/2015 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCCC; Quyết định số 1635/QĐ-TTg ngày 22/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chương trình hành động thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW.
Nâng mức chế tài xử phạt đối với những hành vi vi phạm quy định về PCCC để răn đe đối với những cá nhân đã, đang và sẽ thực hiện hành vi sai phạm. Mặt khác, đề cao trách nhiệm cấp ủy, chính quyền địa phương, tập trung xây dựng lực lượng dân phòng để phát huy vai trò nòng cốt tại cơ sở, duy trì thực hiện công tác thường trực, sẵn sàng chiến đấu, kịp thời dật tắt các vụ cháy, không để xảy ra cháy lớn, góp phần kiềm chế thiệt hại về người và tài sản.
Thao diễn phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các doanh nghiệp quốc phòng Tham dự và chỉ đạo thao diễn có Thiếu tướng Nguyễn Việt Hùng - Ủy viên Thường vụ Đảng ủy, Phó Chính ủy Tổng cục ... |
Phòng chống cháy nổ trong sản xuất và một số kiến nghị Công tác phòng chống cháy nổ luôn được các cơ quan chức năng đặc biệt quan tâm nhằm hạn chế đến mức tối đa các ... |
Biện pháp bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy đối với cơ sở sản xuất Để bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy tại nơi làm việc, song song với việc chấp hành nghiêm ngặt các quy định an ... |
Tin cùng chuyên mục
An toàn, vệ sinh lao động - 01/09/2024 17:53
"Đau chết lặng vì tai nạn lao động, bố tôi vẫn nhận lỗi do mình chủ quan"
Mỗi lần nhớ về người bố đã khuất, chị Nguyễn Thị Thanh Hoàn - Công đoàn cơ sở Văn phòng I Tập đoàn Dệt May Việt Nam luôn nhớ về hình ảnh bố mình bặm môi, ngực loang lổ vết máu ở phòng cấp cứu, vẫn nhận lỗi tai nạn do mình chủ quan.
An toàn, vệ sinh lao động - 20/08/2024 16:35
Sẽ ra mắt nhiều sản phẩm truyền thông mới về phòng, chống tác hại thuốc lá
Nhiều sản phẩm truyền thông mới của Công đoàn về phòng, chống tác hại thuốc lá sẽ ra mắt trong năm nay là lời khẳng định của đại diện lãnh đạo Tạp chí Lao động và Công đoàn tại toạ đàm diễn ra sáng nay (20/8).
An toàn, vệ sinh lao động - 20/08/2024 07:16
Từ kinh nghiệm thực tế đến Giải thưởng về công tác an toàn vệ sinh lao động
Từ ý thức, trách nhiệm, kinh nghiệm thực tế về an toàn vệ sinh lao động, cùng với sự vận dụng linh hoạt các kiến thức pháp luật đã giúp anh Hồ Nam Hải (Skypec) đoạt giải trong cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu công tác ATVSLĐ”.
An toàn, vệ sinh lao động - 16/08/2024 06:00
Phòng ngừa tai nạn lao động nhìn từ chất lượng huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là một nội dung quan trọng của công tác ATVSLĐ. Thực hiện tốt công tác này sẽ giúp nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng và cả thái độ cho người sử dụng lao động (SDLĐ), người lao động. Qua đó, bảo đảm ATVSLĐ, phòng ngừa, góp phần giảm thiểu các vụ tai nạn lao động.
An toàn, vệ sinh lao động - 14/08/2024 17:59
An toàn cho người thân yêu - thông điệp sâu sắc từ cuộc thi "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ"
Cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” đã thu hút đoàn viên, NLĐ ở nhiều ngành, nghề tham gia, truyền tải thông điệp sâu sắc và góp phần khẳng định vai trò Công đoàn trong công tác ATVSLĐ.
An toàn, vệ sinh lao động - 14/08/2024 13:07
Công đoàn vào cuộc, tập trung điều trị tốt nhất cho công nhân nghi ngộ độc ở Vĩnh Long
Sáng nay 14/8, lãnh đạo UBND tỉnh Vĩnh Long đã trực tiếp thăm hỏi các công nhân nhập viện do nghi ngộ độc thực phẩm tại Công ty TNHH Bo Hsing. LĐLĐ tỉnh cũng đang phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức hỗ trợ, điều trị tốt nhất các các công nhân nhập viện, tích cực phối hợp làm rõ nguyên nhân vụ nghi ngộ độc thực phẩm đông người này.