Một số vấn đề cần quan tâm về phương tiện bảo vệ cá nhân
An toàn, vệ sinh lao động - 12/08/2021 20:00 TS. Đỗ Thị Lan Chi - ThS. Đào Bằng Giang - ThS. Nguyễn Thị Tuyến - Đại học Công đoàn
Các nhân viên y tế Trung tâm Y tế quận Bình Thạnh (TP. Hồ Chí Minh) trong trang phục bảo hộ chuẩn bị cho việc lấy mẫu xét nghiệm Covid-19. |
Trong điều kiện nắng nóng, họ vẫn phải mang trên mình các phương tiện bảo vệ cá nhân (PTBVCN) trong giờ làm việc, thậm chí là cả giờ nghỉ ngơi, nhằm phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm. Làm thế nào để có những PTBVCN vừa đáp ứng yêu cầu chuyên môn, vừa mang lại sự thoải mái, tiện lợi, thậm chí là thích thú cho người sử dụng nó là vấn đề cần quan tâm.
Giải pháp bảo vệ NLĐ
Trong bất kỳ và có hại (yếu tố nguy hại). Việc nhận diện các yếu tố này, tìm nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa phù hợp là vấn đề rất quan trọng. Các giải pháp đảm bảo an toàn lao động có rất nhiều, từ các giải pháp kỹ thuật, giải pháp về quản lý tổ chức lao động khoa học, đến các giải pháp tuyên truyền huấn luyện. Mỗi giải pháp có ý nghĩa riêng và đều hướng tới loại trừ hoặc giảm thiểu sự tác động của các yếu tố nguy hại tới người lao động (NLĐ).
Đối với giải pháp kỹ thuật, việc tìm cách loại trừ các yếu tố nguy hại ra khỏi điều kiện lao động là tối ưu, nhưng điều này không đơn giản. Khi đó, các giải pháp khác sẽ được xem xét. Việc giảm thiểu sự tác động của các yếu tố nguy hiểm, có hại tới NLĐ được thực hiện khi thay thế dây chuyền công nghệ cũ bằng những dây chuyền công nghệ mới hơn, hiện đại hơn với những loại máy, thiết bị, vật tư, điều kiện làm việc ít nguy hiểm hơn, tăng tính an toàn hơn trong sản xuất, hoặc sửa chữa, thay thế những linh kiện, thiết bị lỗi hỏng đối với máy thiết bị. Giải pháp cách ly được xem xét khi mối nguy hại không được loại bỏ hoặc giảm thiểu ra khỏi khu vực làm việc; cách ly NLĐ nhằm tránh tiếp xúc với các yếu tố nguy hiểm, có hại có thể gây nên tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Trong quá trình làm việc, khi , bao quát hết mọi vị trí làm việc thì các biển báo, tín hiệu có thể phát huy hiệu quả, nhắc nhở cảnh báo nguy hiểm cho NLĐ. Song, không phải trong điều kiện nào chúng ta cũng có thể thực hiện được các giải pháp trên, đặc biệt là đối với các công việc có tính di động thì các giải pháp trên rất khó thực hiện do vị trí làm việc thay đổi liên tục hoặc do kinh phí không cho phép. Lúc này, biện pháp sử dụng PTBVCN là biện pháp cuối cùng cho NLĐ. Hiệu quả bảo vệ NLĐ của PTBVCN tương đối thấp vì trong quá trình làm việc, NLĐ luôn phải đối mặt với các yếu tố nguy hiểm, có hại. Do vậy, đây được coi là biện pháp bổ sung, mang tính thụ động và luôn là sự lựa chọn cuối cùng sau khi tất cả các biện pháp trên đã được xem xét và tiến hành.
Nhân viên y tế Trung tâm Y tế huyện Quế Võ (Bắc Ninh) được đồng nghiệp chăm sóc do bị ngất sau khi lấy mẫy xét nghiệm cho người dân . |
Một số nguyên tắc khi sử dụng PTBVCN
PTBVCN là những (NVYT) bảo vệ mình khỏi bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc gần với người bệnh và cũng có thể bảo vệ người bệnh không bị nhiễm các vi sinh vật thường trú và vãng lai từ NVYT, môi trường tiếp xúc. NVYT sử dụng PTBVCN nhằm bảo vệ niêm mạc miệng, mũi mắt và da của họ khỏi các giọt nước do ho, hắt hơi hoặc các chất dịch cơ thể khác từ bệnh nhân bị nhiễm bệnh và các bề mặt bị ô nhiễm có thể lây nhiễm bệnh cho họ. PTBVCN cho NVYT trong công tác chống dịch Covid-19 gồm hai loại: Loại thứ nhất, quần, áo choàng và mũ trùm đầu riêng biệt, gồm áo choàng chống thấm hoặc áo choàng có kèm tấm choàng chống thấm hoặc quần chống thấm, tạp dề chống thấm; khẩu trang y tế hoặc khẩu trang N95; kính bảo hộ; hoặc tấm chắn che mặt; găng tay y tế hoặc găng cao su; mũ che đầu loại trùm kín đầu và cổ; bao giày loại ống cao hoặc ủng cao su. Loại thứ hai là quần, áo choàng, mũ trùm đầu và bao giày chung gồm: bộ quần, áo choàng, mũ và bao giày chung, có khóa kéo phía trước; tạp dề chống thấm; khẩu trang y tế hoặc khẩu trang N95; kính bảo hộ hoặc tấm chắn che mặt; găng tay y tế hoặc găng cao su; ủng chống thấm, thủng hoặc ủng cao su.
Thông thường, việc sử dụng PTBVCN cần theo khuyến cáo của nhà sản xuất; nhưng đối với một NVYT, họ không chỉ sử dụng một PTBVCN, mà thông thường phải sử dụng nhiều PTBVCN cùng lúc. Do vậy, việc ban hành một quy trình chuẩn về việc sử dụng, bảo quản, thải bỏ PTBVCN là điều cần thiết và tất cả những người sử dụng PTBVCN đều phải được đào tạo, kể cả những người nhiễm bệnh, nghi nhiễm bệnh, chứ không chỉ là NVYT. Quan trọng nhất cần chú ý trong sử dụng PTBVCN là việc tuân thủ đúng thời điểm và quy trình sử dụng.
Mồ hôi ướt sũng áo bên trong áo khi nhân viên y tế mặc trang phục bảo hộ lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 dưới cái nắng 40oC. |
Một số nguyên tắc cần tuân thủ nghiêm ngặt khi sử dụng PTBVCN trong phòng, chống dịch Covid là: 1. Chỉ mặc PTBVCN trong buồng đệm; 2. Luôn mang PTBVCN khi tiếp xúc, thăm khám, chăm sóc cho người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh; 3. Thực hành mặc và tháo bỏ PTBVCN phải thuần thục trước khi chăm sóc người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm và phải được giám sát bởi thành viên đã được đào tạo; 4. Chuẩn bị đầy đủ PTBVCN phù hợp với tình huống sắp thực hiện; 5. Khi đã vào phòng bệnh, tránh sờ hoặc điều chỉnh PTBVCN; 6. Phải đảm bảo PTBVCN phủ kín toàn bộ cơ thể, không được hở da trần; 7. Thay găng khi chuyển từ người bệnh này sang chăm sóc người bệnh khác, thay găng nếu bị rách, vệ sinh tay trước khi mang găng mới; 8. Chú ý các nguyên tắc khi tháo PTBVCN (do mặt ngoài PTBVCN có mức độ ô nhiễm cao, khi tháo phải lộn mặt ngoài vào trong, luôn cuộn PTBVCN trong lúc tháo, không được giũ PTBVCN khi tháo; phần trước PTBVCN có nguy cơ lây nhiễm cao hơn phần sau, nên sờ vào phần sau để tháo; tháo các PTBVCN ở vùng mặt sau cùng, khẩu trang phải tháo sau cùng); 9. PTBVCN chỉ dùng một lần, là chất thải lây nhiễm, sau khi tháo phải bỏ ngay vào thùng chất thải lây nhiễm (thùng màu vàng). Thùng đựng chất thải phải đủ lớn và phải có nắp đậy tự động.
Việc sử dụng PTBVCN, thông thường không được NLĐ chào đón bởi có rất nhiều lý do như không thuận tiện, khó chịu, quá nóng, làm hạn chế trong công việc, chất liệu của PTBVCN không tốt, thậm chí một số NLĐ có vấn đề về sức khỏe không thể sử dụng PTBVCN như những người khác. Do vậy, việc các NVYT phải sử dụng rất nhiều PTBVCN trong quá trình làm việc, trong quá trình nghỉ ngơi thì vấn đề chất lượng cũng như kết cấu của PTBVCN là một điều cần quan tâm.
Mồ hôi lõng bõng trong găng tay của nhân viên y tế trong trang phục bảo hộ khi lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 dưới cái nắng 40oC |
Cần đầu tư nghiên cứu, sản xuất PTBVCN tiện lợi hơn
Nhà nước ta đã ban hành hơn 70 tiêu chuẩn quốc gia về PTBVCN. Với số lượng như vậy, tiêu chuẩn Việt Nam về PTBVCN vẫn còn thiếu nhiều, gây không ít khó khăn trong việc quản lý sản xuất, lưu hành, lựa chọn sử dụng. Hiện các cơ quan chức năng đang xây dựng, ban hành tiếp để hình thành một hệ thống tiêu chuẩn đồng bộ và đầy đủ. Với các loại chưa có tiêu chuẩn, chúng ta nên tham khảo áp dụng tiêu chuẩn ISO của Tổ chức Tiêu chuẩn Đo lường Quốc tế hoặc tiêu chuẩn của các nước tiên tiến. Tuy nhiên, cần chú ý, hiện ngày càng nhiều loại PTBVCN do nước ngoài sản xuất có mặt trên thị trường Việt Nam, nhưng không phải loại nào cũng đảm bảo chất lượng. Cần lựa chọn sử dụng loại biết rõ xuất xứ, có nhãn mác, chỉ tiêu chất lượng đi kèm. Cũng cần phân biệt trên bao bì hoặc trực tiếp trên sản phẩm có ghi tên các tiêu chuẩn nhưng không phải tiêu chuẩn nào cũng quy định các thông số định lượng.
Với sự đa dạng của PTBVCN trên thị trường hiện nay, các nhà quản lý an toàn có thể dễ dàng tìm thấy các sản phẩm không chỉ cung cấp mức độ bảo vệ phù hợp khỏi các mối nguy hiểm, mà còn đáp ứng nhu cầu của NLĐ là được thoải mái, mát mẻ, nhanh nhẹn và ngoại hình đẹp trong khi thực hiện nó.
Làm sao để PTBVCN cá nhân vừa vặn, thoải mái, chất lượng tốt, không khiến NLĐ cảm thấy bất tiện khi sử dụng là vấn đề cần hướng tới. Hiện nay, các bộ quần áo chống dịch thường đem lại cảm giác nóng bức trong mùa hè, khiến người mặc rất khó chịu, do vậy, việc thiết kế bộ quần áo đảm bảo yêu cầu thoáng mát và có chất lượng là một việc rất cần thiết. Nhiều công ty đã sáng chế lắp thêm quạt vào bộ quần áo để giúp cho người mặc được thông thoáng. Tuy nhiên việc thiết kế quạt cũng cần tính toán kỹ lưỡng để tránh việc xâm nhập trở lại của vi khuẩn qua đường khí.
Nhân viên y tế kiệt sức sau khi lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tại Thuận Thành (Bắc Ninh). |
Nhà nước cũng cần có đầu tư lớn hơn để nghiên cứu thiết kế ra những bộ quần áo đặc chủng, phù hợp với điều kiện, kích thước và giúp cho người mặc cảm thấy thoải mái, thích thú khi mặc chúng, và không coi chúng là PTBVCN, mà coi chúng là những bộ quần áo thời trang muốn mặc trên người.
Ngừng việc hơn 1 tháng, nữ công nhân vẫn quyết tâm bám trụ TP HCM vì "chuyện bao đồng” Ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 ở TP HCM khiến những người như chị Nguyễn Thị Ánh (38 tuổi, quê Ninh Bình, công nhân Tổng ... |
Một số vấn đề then chốt để xây chắc nền móng tổ chức Công đoàn Kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/07/1929 - 28/07/2021) và nhân dịp Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương ... |
Trải lòng của công nhân khi thực hiện “3 tại chỗ”: Gửi con về quê để an tâm đi làm Với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, tỉnh Bình Dương đã thực hiện “3 tại chỗ” tại một số doanh nghiệp đảm bảo ... |
Tin cùng chuyên mục
An toàn, vệ sinh lao động - 06/09/2024 19:30
"Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích?
Bão Yagi đổ bộ, người dân, hộ gia đình, cũng như các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần cẩn trọng, chủ động phòng ngừa cháy, nổ trong mọi thời điểm.
Người lao động - 06/09/2024 11:50
"Siêu bão" Yagi: Chuyên gia đưa lời khuyên ứng phó cho các ngành nghề
Chuyên gia Tổng cục Khí tượng Thủy văn đưa ra lời khuyên trong phòng, tránh "siêu bão" Yagi sắp tới, để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.
An toàn, vệ sinh lao động - 01/09/2024 17:53
"Đau chết lặng vì tai nạn lao động, bố tôi vẫn nhận lỗi do mình chủ quan"
Mỗi lần nhớ về người bố đã khuất, chị Nguyễn Thị Thanh Hoàn - Công đoàn cơ sở Văn phòng I Tập đoàn Dệt May Việt Nam luôn nhớ về hình ảnh bố mình bặm môi, ngực loang lổ vết máu ở phòng cấp cứu, vẫn nhận lỗi tai nạn do mình chủ quan.
An toàn, vệ sinh lao động - 20/08/2024 16:35
Sẽ ra mắt nhiều sản phẩm truyền thông mới về phòng, chống tác hại thuốc lá
Nhiều sản phẩm truyền thông mới của Công đoàn về phòng, chống tác hại thuốc lá sẽ ra mắt trong năm nay là lời khẳng định của đại diện lãnh đạo Tạp chí Lao động và Công đoàn tại toạ đàm diễn ra sáng nay (20/8).
An toàn, vệ sinh lao động - 20/08/2024 07:16
Từ kinh nghiệm thực tế đến Giải thưởng về công tác an toàn vệ sinh lao động
Từ ý thức, trách nhiệm, kinh nghiệm thực tế về an toàn vệ sinh lao động, cùng với sự vận dụng linh hoạt các kiến thức pháp luật đã giúp anh Hồ Nam Hải (Skypec) đoạt giải trong cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu công tác ATVSLĐ”.
An toàn, vệ sinh lao động - 16/08/2024 06:00
Phòng ngừa tai nạn lao động nhìn từ chất lượng huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là một nội dung quan trọng của công tác ATVSLĐ. Thực hiện tốt công tác này sẽ giúp nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng và cả thái độ cho người sử dụng lao động (SDLĐ), người lao động. Qua đó, bảo đảm ATVSLĐ, phòng ngừa, góp phần giảm thiểu các vụ tai nạn lao động.
- “Bảo trọng nhé, miền Bắc” và điều tử tế trong tâm bão Yagi
- Bão Yagi đổ bộ, người lao động đặc biệt lưu ý sẽ có “khoảng lặng” nguy hiểm
- Trước giờ siêu bão Yagi đổ bộ: Sỹ quan, thuyền viên và các đội tàu đã trú ẩn an toàn
- Xe điện Volvo EC40 cập bến Việt Nam, có thể ra mắt cuối năm nay?
- Kỳ 1: Thầy giáo người Mạ giàu tình cảm và lương thiện