Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Đề nghị tăng mức tiền trực và tiền ăn cho nhân viên y tế

Công đoàn - ĐOÀN LÂM

Đây là một trong những nội dung mà đoàn viên, người lao động ngành Y tế tỉnh Lâm Đồng gửi đến đại biểu Quốc hội trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Đề nghị tăng mức tiền trực và tiền ăn cho người lao động ngành y tế
Đồng chí Phạm Văn Được - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng chủ trì Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề giữa đại biểu Quốc hội với người lao động ngành Giáo dục và ngành Y tế tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: ĐL

Công tác cán bộ còn nhiều bất cập

Tại Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề giữa đại biểu Quốc hội với cán bộ quản lý, viên chức, người lao động ngành Giáo dục và ngành Y tế tỉnh Lâm Đồng trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, có 17 lượt ý kiến của đoàn viên, người lao động ngành Y tế gửi tới đại biểu Quốc hội.

Hội nghị do Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng phối hợp với Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh tổ chức vào ngày 10/5/2024.

Đồng chí Nguyễn Hữu Bôn, Trung tâm Y tế huyện Đơn Dương phản ánh, trong giai đoạn chống dịch COVID - 19, hầu như tất cả các nhân viên làm việc tại các cơ sở y tế đều phải tham gia, không phân biệt người có chuyên môn hoặc không có chuyên môn; người làm công tác khám chữa bệnh, phòng dịch thường xuyên hoặc không thường xuyên...

“Nhóm cán bộ, nhân viên làm công việc hành chính như ban lãnh đạo trung tâm, lãnh đạo các phòng, khoa. Tuy nhiên, nhóm này chỉ hưởng chế độ về phụ cấp ưu đãi nghề thấp theo Nghị định số 56/2011/NĐ-CP ngày 04/07/2011 của Chính phủ mà không được hưởng phụ cấp theo Nghị định 05/2023/NĐ-CP ngày 15/02/2023 của Chính phủ. Đây là điều chưa công bằng, đề nghị Trung ương xem xét để bổ sung chính sách này”, đồng chí Nguyễn Hữu Bôn bày tỏ.

Theo đồng chí Nguyễn Hữu Bôn, hiện nay viên chức làm công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình, có trình độ chuyên môn về y tế, có chứng chỉ hành nghề, mặc dù chức danh chính là chuyên trách dân số nhưng vẫn thực hiện công việc như những nhân viên trạm y tế xã, nhưng chỉ được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề là 30%. Đề nghị nghiên cứu tăng phụ cấp ưu đãi nghề đối với viên chức làm công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình như nhân viên y tế tuyến xã. Đồng thời tăng mức phụ cấp ưu đãi lên 100% đối với toàn bộ viên chức và người lao động công tác tại các cơ sở y tế công lập.

Đề nghị tăng mức tiền trực và tiền ăn cho người lao động ngành y tế
Đồng chí Nguyễn Hữu Bôn, Trung tâm Y tế huyện Đơn Dương phát biểu tại Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề giữa đại biểu Quốc hội với người lao động ngành Giáo dục và ngành Y tế tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: ĐL

Đồng chí Phạm Thanh Hải - Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng kiến nghị: “Trung ương cần nghiên cứu, xem xét quy định phù hợp về kết luận tiêu chuẩn chính trị trong việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại đối với công chức, viên chức giữ chức vụ ở cấp khoa, phòng thuộc bệnh viện, trung tâm y tế, trạm y tế nhằm tạo điều kiện cho công tác bổ nhiệm các chức danh làm công tác chuyên môn y tế được đảm bảo đủ số lượng và chất lượng”.

Theo đồng chí Phạm Thanh Hải, thực tế, ngành Y tế là một ngành đặc thù thực hiện nhiệm vụ chuyên môn là bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; nhiều cán bộ y tế có trình độ chuyên môn sâu, có đạo đức nghề nghiệp, có khả năng đảm nhiệm, điều hành thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn tại các khoa, phòng thuộc đơn vị nhưng có lịch sử chính trị không thể kết nạp vào Đảng, do đó với quy định hiện nay thì không thể thực hiện công tác quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại được các chức vụ lãnh đạo, quản lý các khoa, phòng thuộc đơn vị, bệnh viện.

Còn đồng chí Ha Nin, Trung tâm Y tế huyện Đam Rông thì đề nghị sửa đổi điểm a Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ theo hướng Nhà nước có chính sách hỗ trợ thêm kinh phí đào tạo cho cán bộ, nhân viên y tế vùng sâu, vùng xa, đối với người đồng bào dân tộc thiểu số.

“Đề nghị Trung ương nghiên cứu, bổ sung thêm nhân viên y tế thôn bản tại các khu vực dân cư tự phát, di dân tự do (tiểu khu) thuộc vùng sâu, vùng xa, cách biệt với các thôn, bản để triển khai nhiệm vụ công tác phòng, chống dịch bệnh, tuyên truyền về công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình.

Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chế độ luân phiên bác sĩ về tuyến dưới, tuyến cơ sở nhằm hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật; tăng cường cơ chế, chính sách giữ chân nhân viên y tế tại vùng sâu, vùng xa để đảm bảo người làm việc; không rút, biệt phái nhân viên tại các đơn vị này; bổ sung thêm chế độ, phụ cấp cho viên chức biệt phái để đảm bảo cuộc sống trong quá trình công tác”, đồng chí Ha Nin kiến nghị.

Đề nghị tăng mức tiền trực và tiền ăn cho người lao động ngành y tế
Hơn 200 cán bộ, đoàn viên, người lao động ngành Giáo dục và ngành Y tế tỉnh Lâm Đồng tham gia ội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề với đại biểu Quốc hội. Ảnh:ĐL

Đề nghị tăng mức tiền trực và tiền ăn

Liên quan đến chế độ, chính sách đối với người lao động, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động ngành Y tế Lâm Đồng phản ánh và kiến nghị, đề xuất nhiều nội dung thông qua Đoàn Đại biểu Quốc hội gửi đến Trung ương.

Đồng chí Vũ Quốc Tuyên, Trung tâm Y tế huyện Lâm Hà cho rằng, hiện nay chế độ thường trực theo Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch với mức tiền trực và tiền ăn cho cán bộ y tế hiện tại trực 24/24 giờ là quá thấp so với giá tiêu dùng

Cụ thể, hỗ trợ tiền ăn 15.000 đồng và tiền thường trực 65.000 đồng/người/phiên trực tại trung tâm y tế hạng III và các cơ sở khác tương đương; tương tự, đối với trạm y tế xã, trạm y tế quân dân y, bệnh xá quân dân y là 15.000 đồng và 25.000 đồng/người/phiên trực là quá thấp, không đủ nhu cầu tối thiểu cho người lao động sinh hoạt bình thường.

“Đề nghị Chính phủ sửa đổi Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28/12/2011, cụ thể: Tăng tiền phụ cấp phẫu thuật thủ thuật; tăng mức tiền thường trực và tiền ăn cho cán bộ y tế phù hợp với chỉ số trượt giá và giá tiêu dùng hiện nay. Áp dụng quy định thời giờ làm việc, làm thêm và thanh toán chế độ làm thêm giờ đối với thời gian trực 24/24 giờ của viên chức, người lao động theo Bộ luật Lao động”, đồng chí Vũ Quốc Tuyên nói.

Đề nghị tăng mức tiền trực và tiền ăn cho người lao động ngành y tế
Đại biểu Quốc hội Trịnh Thị Tú Anh phát biểu tại Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề giữa đại biểu Quốc hội với người lao động ngành Giáo dục và ngành Y tế tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: ĐL

Theo đồng chí Lê Khắc Thảo, Trung tâm Y tế huyện Đức Trọng thì Nghị quyết số 20/NQ-TW ngày 25/10/2017 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới chỉ rõ nghề y là một nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt.

Vì vậy, đề nghị xem xét bổ sung nghề y vào danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được nghỉ hưu trước 5 năm để đảm bảo sức khỏe cho viên chức, người lao động và chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Đồng thời, đề nghị bổ sung phụ cấp ưu đãi nghề vào đóng bảo hiểm xã hội cho viên chức, người lao động để đảm bảo quyền lợi và đời sống cho viên chức khi nghỉ hưu theo chế độ. Nâng chế độ phụ cấp chức vụ của viên chức lãnh đạo, quản lý đặc biệt đối với viên chức quản lý tuyến y tế cơ sở như: trưởng, phó trạm y tế.

Và còn nhiều ý kiến, kiến nghị đề xuất thiết thực của cán bộ quản lý, viên chức, người lao động thuộc ngành Y tế Lâm Đồng như: Đề nghị cho cán bộ, nhân viên y tế được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên nghề như đối với ngành Giáo dục. Đề nghị các bộ, ngành Trung ương sớm có văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách đảm bảo thời gian làm nhiệm vụ công đoàn của cán bộ công đoàn không chuyên trách trong ngành Y tế như đối với ngành Giáo dục để đảm bảo quyền lợi cho các bộ công đoàn và hoạt động của tổ chức công đoàn…

Video: phỏng vấn đồng chí Vũ Quốc Tuyên, Trung tâm Y tế huyện Lâm Hà (Lâm Đồng)

Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Chính phủ:

Điều 2. Chế độ phụ cấp thường trực

1. Nguyên tắc thực hiện chế độ thường trực:

a) Thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giường bệnh căn cứ vào tình hình thực tế về nhân lực và hoạt động của từng bộ phận trong đơn vị để quyết định hình thức bố trí người lao động làm việc theo ca kíp hoặc làm thêm giờ; trường hợp thiếu nhân lực, không thể bố trí người làm việc theo ca kíp hoặc làm thêm giờ, kể cả các khu vực quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì phải bố trí người lao động thường trực 24/24 giờ;

b) Đối với khoa, khu vực đặc biệt gồm: khoa hồi sức cấp cứu, khoa phẫu thuật gây mê hồi sức, khoa hồi sức sơ sinh, khoa điều trị tích cực, khoa cấp cứu, khoa chống độc; chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng tại bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I, hạng II; khu vực chăm sóc bệnh nhân tâm thần cấp tính ở bệnh viện và trung tâm chuyên khoa tâm thần thì thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh căn cứ vào điều kiện thực tế để bố trí người lao động làm việc theo ca như sau:

- Ngày làm việc gồm 03 ca, mỗi ca làm việc 08 giờ;

- Ngày làm việc gồm 02 ca: một ca làm việc 08 giờ theo giờ hành chính và một ca làm việc 16 giờ hoặc mỗi ca làm việc 12 giờ.

2. Định mức nhân lực trong phiên trực:

a) Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giường bệnh thì định mức nhân lực tiêu chuẩn cho 01 phiên trực gồm: trực lãnh đạo, trực lâm sàng, trực cận lâm sàng và trực hậu cần được quy định như sau:

- Bệnh viện hạng đặc biệt, bệnh viện hạng I: 14 người/phiên trực/100 giường bệnh kế hoạch;

- Bệnh viện hạng II và hạng III: 13 người/phiên trực/100 giường bệnh kế hoạch;

- Bệnh viện hạng IV, bệnh viện chưa được xếp hạng: 12 người/phiên trực/100 giường bệnh kế hoạch (tính chung cho cả số giường bệnh của các phòng khám đa khoa khu vực, nhà hộ sinh trực thuộc). Riêng bệnh viện có quy mô dưới 70 giường bệnh được bố trí 10 người/phiên trực; bệnh viện có quy mô từ 70 giường bệnh đến dưới 100 giường bệnh được bố trí 11 người/phiên trực.

Thủ trưởng cơ sở khám, chữa bệnh căn cứ vào dự toán ngân sách được giao và các nguồn thu sự nghiệp, vào tình hình thực tế về công suất sử dụng giường bệnh để quyết định số nhân lực trong phiên trực cho phù hợp. Trường hợp quá tải, đơn vị được quyết định số nhân lực trực cao hơn nhưng tối đa cũng không được vượt quá tỷ lệ quá tải của đơn vị.

b) Đối với trạm y tế xã có thể bố trí từ 1 người đến 2 người/phiên trực theo hướng dẫn của Bộ Y tế;

c) Đối với các bệnh xá quân dân y thực hiện định mức nhân lực trong phiên trực theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế;

d) Đối với cơ sở chữa bệnh được thành lập theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; cơ sở điều dưỡng thương binh, bệnh binh, người khuyết tật thực hiện định mức nhân lực trong phiên trực theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế;

đ) Trường hợp Ban Chỉ đạo chống dịch quyết định huy động cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tham gia chống dịch thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được bổ sung nhân lực trong phiên trực 24/24 giờ để vừa đáp ứng công tác chống dịch, vừa đáp ứng công tác khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở.

3. Chế độ đối với người lao động tham gia thường trực:

a) Chế độ phụ cấp thường trực:

- Người lao động thường trực 24/24 giờ được hưởng mức phụ cấp như sau:

+ 115.000 đồng/người/phiên trực đối với bệnh viện hạng I, hạng đặc biệt.

+ 90.000 đồng/người/phiên trực đối với bệnh viện hạng II.

+ 65.000 đồng/người/phiên trực đối với các bệnh viện còn lại và các cơ sở khác tương đương.

+ 25.000 đồng/người/phiên trực đối với trạm y tế xã, trạm y tế quân dân y, bệnh xá quân dân y.

- Người lao động thường trực theo ca 12/24 giờ được hưởng mức bằng 0,5 lần mức phụ cấp thường trực 24/24 giờ;

- Người lao động thường trực theo ca 16/24 giờ được hưởng mức bằng 0,75 lần mức phụ cấp thường trực 24/24 giờ.

Nếu thường trực tại khu vực hồi sức cấp cứu, khu vực chăm sóc đặc biệt thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,5 lần mức quy định trên; thường trực vào ngày nghỉ hằng tuần thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,3 lần mức quy định trên; thường trực vào ngày lễ, ngày Tết thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,8 lần mức quy định trên.

b) Người lao động thường trực 24/24 giờ được hỗ trợ tiền ăn là 15.000 đồng/người/phiên trực;

c) Người lao động được nghỉ và được hưởng nguyên lương sau khi tham gia thường trực như sau:

- Thường trực 24/24 giờ vào ngày thường, ngày nghỉ hằng tuần được nghỉ bù 01 ngày; vào các ngày lễ, Tết được nghỉ bù 02 ngày;

- Thường trực theo ca 12/24 giờ hoặc ca 16/24 giờ được nghỉ ít nhất 12 giờ tiếp theo.

Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh huy động người lao động làm việc vào giờ nghỉ trên thì phải trả tiền lương làm thêm giờ theo quy định của pháp luật về lao động.

d) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh huy động người lao động làm thêm giờ thì phải trả tiền lương làm thêm giờ cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động. Người làm việc vào ca đêm được trả tiền lương làm việc vào ban đêm theo quy định của pháp luật về lao động.

In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Công đoàn Trường Mẫu giáo Hiệp Mỹ Đông làm tốt vai trò kết nối và chia sẻ

Hoạt động Công đoàn -

Công đoàn Trường Mẫu giáo Hiệp Mỹ Đông làm tốt vai trò kết nối và chia sẻ

Trong nhiều năm qua, Công đoàn Trường Mẫu giáo Hiệp Mỹ Đông (xã Hiệp Mỹ Đông, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh) chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động; gặt hái nhiều thành tích và được Công đoàn cấp trên đánh giá cao.

Công đoàn Cần Thơ chung tay hỗ trợ đồng bào miền Bắc sau bão lũ

Công đoàn -

Công đoàn Cần Thơ chung tay hỗ trợ đồng bào miền Bắc sau bão lũ

Hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng LĐLĐ Việt Nam, các cấp Công đoàn TP Cần Thơ vừa phát động và kêu gọi đoàn viên, người lao động chung tay hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3.

Cô Huỳnh Kim Diệu - người “truyền lửa” nhiệt huyết của Công đoàn Trường THCS Đông Thuận

Hoạt động Công đoàn -

Cô Huỳnh Kim Diệu - người “truyền lửa” nhiệt huyết của Công đoàn Trường THCS Đông Thuận

Nhiều năm qua, Công đoàn Trường THCS Đông Thuận (huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ) không ngừng phát triển và trở thành điểm tựa cho viên chức, lao động. Để đạt được những thành tích đó, không thể không nhắc đến vai trò của cô Huỳnh Kim Diệu - Chủ tịch Công đoàn trường.

Công đoàn Trường Tiểu học Trần Văn Vân - những trái tim rực lửa yêu thương

Công đoàn -

Công đoàn Trường Tiểu học Trần Văn Vân - những trái tim rực lửa yêu thương

Thời gian qua, Công đoàn Trường Tiểu học Trần Văn Vân (phường Bình Chiểu, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) đã tích cực tổ chức nhiều hoạt động thiết thực để chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, giáo viên và học sinh. Trong đó, sự hỗ trợ, giúp đỡ cho gia đình đoàn viên Trần Thiện Minh Tâm là một hoạt động tiêu biểu, thể hiện tình yêu thương của tổ chức Công đoàn.

Tài xế xe ôm tham gia phòng chống tội phạm

Công đoàn -

Tài xế xe ôm tham gia phòng chống tội phạm

Giữa tháng 7/2024, Tổ xe ôm chất lượng cao phòng chống tội phạm được thành lập, trực thuộc Nghiệp đoàn Xe honda chở khách phòng chống tội phạm phường 1 (thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng).

Nữ giảng viên giàu nghị lực của Học viện Ngân hàng

Hoạt động Công đoàn -

Nữ giảng viên giàu nghị lực của Học viện Ngân hàng

Cô Lê Thị Hoài Thương là giảng viên của Học viện Ngân hàng (Hà Nội), một người giàu nghị lực, đã vượt qua muôn vàn khó khăn để chăm lo cho con gái mắc bệnh hiểm nghèo đồng thời vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giảng dạy của mình.

Áp thấp nhiệt đới sắp mạnh thành bão số 4, lưu ý biện pháp phòng tránh Video

Áp thấp nhiệt đới sắp mạnh thành bão số 4, lưu ý biện pháp phòng tránh

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão số 4, cường độ cấp 8, giật cấp 10. Trước diễn biến khó lường của thời tiết, người lao động cần chú ý những biện pháp phòng tránh và thoát nạn khi xảy ra bão, lũ theo khuyến cáo của Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.

Mức trợ cấp, hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị ảnh hưởng do bão Tôi công nhân

Mức trợ cấp, hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị ảnh hưởng do bão

Cơn bão số 3 (Bão Yagi) gây ảnh hưởng, thiệt hại nặng nề tại nhiều các tỉnh khu vực phía Bắc. Mức trợ cấp, hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị ảnh hưởng do bão sẽ thực hiện theo quy định tại Quyết định 4291/QĐ-TLĐ năm 2022 của Tổng LĐLĐ Việt Nam với mức từ 3.000.000 đồng/trường hợp.

Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động

Đồng chí Lê Thị Kim Huệ, Chủ tịch LĐLĐ quận Đống Đa, TP Hà Nội chia sẻ về những kinh nghiệm đổi mới hoạt động công đoàn, chăm lo thiết thực cho đoàn viên và người lao động.

Chỉ tiêu công tác đối thoại, thương lượng tập thể của Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023 - 2028 Infographic

Chỉ tiêu công tác đối thoại, thương lượng tập thể của Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023 - 2028

Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành Chương trình “Nâng cao hiệu quả công tác đối thoại, thương lượng tập thể giai đoạn 2023 - 2028”. Mục tiêu cụ thể như sau:
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Áp thấp nhiệt đới sắp mạnh thành bão số 4, lưu ý biện pháp phòng tránh Video

Áp thấp nhiệt đới sắp mạnh thành bão số 4, lưu ý biện pháp phòng tránh

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão số 4, cường độ cấp 8, giật cấp 10. Trước diễn biến khó lường của thời tiết, người lao động cần chú ý những biện pháp phòng tránh và thoát nạn khi xảy ra bão, lũ theo khuyến cáo của Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.

Đọc thêm

May mắn khi được sống và công tác trong “trường học hạnh phúc”

Công đoàn -

May mắn khi được sống và công tác trong “trường học hạnh phúc”

12 năm công tác tại Trường Tiểu học Hiệp Phú (phường Hiệp Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh) tôi cảm nhận được rằng, chính ngôi trường này là điển hình của mô hình “trường học hạnh phúc”. Vì ở đó, tổ chức Công đoàn đã làm tròn thiên chức “cha mẹ” của người lao động.

Đà Nẵng: Công đoàn trao 430 suất quà Trung thu cho con đoàn viên khó khăn

Phúc lợi đoàn viên -

Đà Nẵng: Công đoàn trao 430 suất quà Trung thu cho con đoàn viên khó khăn

Tối 14/9, LĐLĐ quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng tổ chức chương trình "Đêm hội trăng rằm", trao 430 suất quà với tổng giá trị 165 triệu đồng đến con đoàn viên khó khăn.

Trao xe đạp, học bổng cho con đoàn viên khó khăn dịp Trung thu

Hoạt động Công đoàn -

Trao xe đạp, học bổng cho con đoàn viên khó khăn dịp Trung thu

Công đoàn Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh vừa tổ chức chương trình Đêm hội trăng rằm, trao tặng xe đạp và học bổng cho con đoàn viên, công nhân lao động nhân dịp tết Trung thu 2024.

Công đoàn Petrolimex Hà Tây - vòng tay ấm áp yêu thương

Hoạt động Công đoàn -

Công đoàn Petrolimex Hà Tây - vòng tay ấm áp yêu thương

Tại Công ty PTS Hà Tây (Hà Nội), những người lao động luôn cảm thấy ấm lòng khi có cuộc sống ổn định để tận tâm với công việc. Ai cũng tự nhủ: Được như vậy là nhờ Ban lãnh đạo Công ty và không thể thiếu sự quan tâm, sẻ chia của tổ chức Công đoàn Công ty.

Công đoàn BIDV Phú Mỹ đồng hành với con gái nhân viên vượt qua bệnh tật

Hoạt động Công đoàn -

Công đoàn BIDV Phú Mỹ đồng hành với con gái nhân viên vượt qua bệnh tật

Chị Quách Thị Thúy thuộc Tổ Công đoàn phòng Quản lý nội bộ - Công đoàn Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Mỹ (Công đoàn BIDV Phú Mỹ), tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu là một người mẹ “gian truân” khi cùng con gái bệnh tật vượt qua khó khăn. Đồng hành với chị Thúy trong suốt thời gian đó luôn có công đoàn của đơn vị.

Thủ lĩnh “không ngại khó” của Liên đoàn Lao động thành phố Nha Trang

Hoạt động Công đoàn -

Thủ lĩnh “không ngại khó” của Liên đoàn Lao động thành phố Nha Trang

Bén duyên cùng tổ chức Công đoàn cách đây 3 năm, tôi đã ấn tượng bởi “thủ lĩnh” Ngô Anh Duyệt - Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Nha Trang (Khánh Hòa). Không ngần ngại khi “dắt” lính mới bắt nhịp với công việc, từ lo lắng ban đầu, sự hỗ trợ và chỉ dẫn tận tình từ anh đã giúp tôi nhanh chóng hòa nhịp với ngôi nhà Công đoàn.

Công đoàn Bệnh viện huyện Phúc Thọ tích cực chăm sóc sức khỏe toàn dân

Hoạt động Công đoàn -

Công đoàn Bệnh viện huyện Phúc Thọ tích cực chăm sóc sức khỏe toàn dân

Những năm qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa huyện Phúc Thọ (Hà Nội) đã phối hợp với các phòng, khoa chuyên môn làm tốt vai trò chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, đạt được những kết quả đáng ghi nhận trên tất cả các mặt công tác.

Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội trao hỗ trợ cho người lao động bị ảnh hưởng bởi bão lũ

Công đoàn -

Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội trao hỗ trợ cho người lao động bị ảnh hưởng bởi bão lũ

Nhằm kịp thời chăm lo, hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3, ngày 13/9, đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội đã đến thăm, động viên và trao hỗ trợ đoàn viên, người lao động trên địa bàn huyện Sóc Sơn bị ảnh hưởng bởi bão lũ.

Anh Nguyễn Văn Mẫn - đoàn viên tiêu biểu của Xí nghiệp Thủy lợi Tân Châu

Hoạt động Công đoàn -

Anh Nguyễn Văn Mẫn - đoàn viên tiêu biểu của Xí nghiệp Thủy lợi Tân Châu

Anh Nguyễn Văn Mẫn (SN 1980), nhân viên kỹ thuật Xí nghiệp Thủy lợi Tân Châu đạt nhiều thành tích trong nhiều năm liền.

Công đoàn ngành Công Thương tỉnh Quảng Trị: Nâng cao chất lượng hoạt động để xây dựng tổ chức vững mạnh

Phát triển đoàn viên -

Công đoàn ngành Công Thương tỉnh Quảng Trị: Nâng cao chất lượng hoạt động để xây dựng tổ chức vững mạnh

Xác định công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức Công đoàn, thời gian qua, Công đoàn ngành Công Thương tỉnh Quảng Trị đã đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền, vận động gắn với nâng cao chất lượng hoạt động của công đoàn sơ sở để thu hút người lao động tham gia tổ chức Công đoàn.