"Làn sóng" cán bộ, công chức, viên chức xin nghỉ việc: Dấu hiệu đáng lo!
game doi thuong - 13/08/2022 14:11 PHẠM XUÂN DŨNG
"Làn sóng" cán bộ, công chức, viên chức xin nghỉ việc ngày càng tăng. Ảnh minh họa: nld.vn |
Cụ thể theo thống kê là có 676 cán bộ, công chức và hơn 5.500 viên chức xin nghi việc theo nguyện vọng cá nhân trong 6 tháng đầu năm 2022, tức là mỗi tháng có 1.000 người trong bộ máy hành chính Nhà nước ở Thành phố nặng động nhất nước xin ra làm ngoài.
Công văn của địa phương cho thấy vấn đề không còn nằm trong phạm vi xem xét và xử lý của địa phương mà phải khẩn thiết nhờ Trung ương hỗ trợ. Vấn đề này nhìn rộng ra đã bắt đầu mang tính chất quốc gia.
Vì sao có "làn sóng" nghỉ việc nhiều và liên tục trong mấy tháng qua như vậy? Theo lý giải của chính quyền địa phương thì cụ thể có ba nguyên nhân chính: do thu nhập thấp, do việc cất nhắc, đề bạt chưa thích hợp và áp lực công việc nặng nề.
Phải nói ngay rằng những lý do này không phải bây giờ mới xuất hiện mà nó tồn tại đã lâu, nhưng qua hai năm đại dịch Covid vừa qua càng bộc lộ rõ hơn. Mặt khác do những cơ sở ngoài quốc doanh, ngoài biên chế Nhà nước gọi mời với chế độ đãi ngộ và mức lương hấp dẫn nên việc "chảy máu" chất xám ngày càng tăng thêm.
Trong đó có hai lĩnh vực đặc biệt quan trọng, nhạy cảm và thiết thân với mỗi người là giáo dục và y tế. Lĩnh vực giáo dục chiếm tỷ lệ cao nhất, với 2.436 người và y tế đứng ngay kế tiếp với 2.145 người.
Thật là một thực trạng đau đầu và đáng buồn cho những ai quan tâm đến câu chuyện thời sự hôm nay. Tất nhiên những người xin nghỉ việc hầu hết là những người có năng lực và trách nhiệm, có cơ hội làm ở khu vực "ngoài biên chế"; còn số cán bộ, công chức, viên chức "Sáng vác ô đi, tối vác ô về" làm việc theo kiểu "Cơm vua, ngày trời" thì thường bám Nhà nước đến cùng, ngay cả cơ quan có cho về chắc cũng không muốn.
Trước tình trạng này, chính quyền Thành phố cho biết tiếp tục có cơ chế tăng thêm thu nhập, về việc đề bạt thì tăng cường thi tuyển các chức danh lãnh đạo, quản lý các cơ quan đơn vị để tạo động lực cho những người có năng lực thi thố và cống hiến; còn để giảm áp lực công việc thì sẽ kiến nghị tăng thêm biên chế ở một số bộ phận xét thấy cần thiết.
Nhân đây xin nói rõ thêm mấy điều:
Chúng ta, trước hết là những người có trách nhiệm hãy nhìn thẳng vào sự thật là: cải cách tiền lương, mặc dù có tiến hành nhưng chưa thể đáp ứng đời sống cơ bản của những người làm công ăn lương, nhất là ở lĩnh vực giáo dục, y tế.
Cần tăng lương mạnh hơn nữa để giữ chân và thu hút người có năng lực, tâm huyết với nghề nghiệp, hạn chế tình trạng "chảy máu" chất xám, vì nó đem lại thiệt thòi cho cả Nhà nước (vì đào tạo và tuyển dụng, rèn luyện) và cho cộng đồng, người dân (vì khó có cơ hội tiếp cận những thành quả về nhân lực có chuyên môn tốt).
Trả lương và thu nhập phải nhìn vào hiệu quả công việc chứ không phải máy móc phụ thuộc vào bằng cấp hay quan hệ...
Một nghịch lý lâu nay là muốn tăng lương thì phải tinh giản biên chế, nhưng việc này nói thẳng làm cũng chưa đạt như mong muốn. Nhìn vào bộ máy, có thể thấy có những bộ phận, những người làm không hết việc, có những bộ phận, những người khác rất nhàn rỗi nhưng lương bổng giống nhau và không dễ tinh giản nên còn nhiều vướng mắc, lúng túng.
Cần phải tinh giản con người, thu gọn bộ máy, giảm thiểu các đầu mối không cần thiết, kể cả với những cơ quan tự nhận là cần thiết, quan trọng nếu xét thấy không (hoặc chưa) thật cần thiết, cấp thiết thì chưa nên thành lập; đừng để chủ trương tinh giản bộ máy và con người mà có bộ, ngành, địa phương, lĩnh vực... ngày càng phình to.
Một cơ chế công bằng, minh bạch, đãi ngộ ngày càng xứng đáng để nâng cao trách nhiệm và năng lực cá nhân, đề cao đạo đức công vụ là mơ ước của bao người.
Và đó cũng là trách nhiệm hàng đầu của một Nhà nước đang phấn đấu thực sự để xây dựng Chính phủ, chính quyền kiến tạo, phụng sự nhân dân với chất lượng và đạo đức tốt nhất.
Nếu bạn thấy bài viết hay, bổ ích, có thể ủng hộ Phạm Xuân Dũng một "ly cà phê" để tác giả viết nhiều bài hay hơn nữa phục vụ bạn đọc. Để mời tác giả "ly cà phê" qua MoMo, bạn đọc ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR của MoMo. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Phạm Xuân Dũng bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Phạm Xuân Dũng".
|
Tin cùng chuyên mục
game doi thuong - 21/09/2024 15:53
Trái tim người thầy
Thầy Nguyễn Xuân Khang - Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội) đã nhận nuôi tất cả các học sinh Làng Nủ dưới 15 tuổi. Thầy sẽ chu cấp tiền học và sinh hoạt cho các em hằng tháng cho tới khi các em 18 tuổi.
game doi thuong - 18/09/2024 13:59
Dựng xây lại Làng Nủ
Theo thông tin mới nhất, Làng Nủ (Lào Cai) mới sẽ được xây cách làng cũ 3km với diện tích 5ha, dự kiến hoàn thành trong 100 ngày. Dựng xây lại Làng Nủ cũng là dấu mốc của giai đoạn tái thiết các địa phương chịu ảnh hưởng kinh hoàng của bão số 3 với tên quốc tế là Yagi.
game doi thuong - 16/09/2024 12:32
Giới hạn tiền ủng hộ và bài học từ thiện đầu đời
Một trường học ở Hà Nội đã giới hạn số tiền học sinh quyên góp cho đồng bào bão lũ. Hành động “ngược đời” này đã nhận được nhiều đánh giá tích cực trong xã hội.
game doi thuong - 14/09/2024 13:54
Làm từ thiện để làm gì?
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã công bố hàng vạn trang sao kê tiền ủng hộ của đồng bào cả nước với người dân chịu ảnh hưởng của bão lũ miền Bắc. Việc này chưa có tiền lệ, nên nhiều câu chuyện dở khóc dở cười đã diễn ra.
game doi thuong - 11/09/2024 13:08
Tình dân tộc, nghĩa đồng bào mạnh hơn trong bão lũ…
Hơn 200 người chết và mất tích do lũ chồng bão trong loạt thiên tai chưa từng có đang hoành hành miền Bắc và con số ấy có thể không phải là cuối cùng.
game doi thuong - 09/09/2024 13:22
Xót xa mùi nhựa cây ngập tràn sau bão
Bão Yagi đi qua để lại những thiệt hại lớn vô cùng với người dân các tỉnh phía Bắc. Ở Hà Nội, thiệt hại về người, về của không quá nhiều, nhưng cảnh đổ gục của cả vạn cây xanh với nhiều cổ thụ là nỗi xót xa của người dân Thủ đô.
Kinh tế - Chính sách
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Cô Lê Thị Thanh Hảo - Chủ tịch Công đoàn hết lòng vì giáo viên
- Người sử dụng lao động có quyền và nghĩa vụ gì về an toàn, vệ sinh lao động?
- Đoàn viên mẫu mực của Trung tâm Thông báo tin tức hàng không
- “Bẫy nợ” thẻ ngân hàng - Bài 3: Trên 60% công nhân dùng từ 2 thẻ ATM trở lên
- "Lá chắn thép" của người Làng Nủ