Giá mua điện tạm thời không đủ bù lỗ, 23 nhà đầu tư tiếp tục "kêu cứu" Chính phủ
Kinh tế - Xã hội - 07/05/2023 10:00 Nguyễn Ngọc
Văn bản kiến nghị gửi lên Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính |
Trong văn bản gửi tới Thủ tướng Chính phủ vào ngày 28/4 vừa qua, các nhà đầu tư cho biết, đến thời điểm hiện tại, đã có 28 nhà đầu tư nộp hồ sơ và đề nghị tham gia đàm phán với Công ty Mua bán điện của EVN (EVN-EPTC).
Tuy nhiên, nhiều hồ sơ nộp chưa được chấp thuận đủ điều kiện đàm phán (trong đó có một số lý do khách quan như dự án được duyệt ở Quy hoạch Điện VII đã hết hiệu lực trong khi Quy hoạch Điện VIII vẫn chưa được ban hành) hoặc tiến độ đàm phán còn rất chậm do còn thiếu các văn bản hướng dẫn cụ thể làm cơ sở để tính toán giá điện và đàm phán.
Về phía Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), ngày 26/4 vừa qua đã có công văn gửi Công ty Mua bán điện của EVN (EPTC) đề nghị chỉ đàm phán với những dự án có giá đề xuất tạm dưới 50% và không hồi tố.
Cụ thể, với đề xuất này, mức giá tạm cho nhà máy điện mặt trời mặt đất sẽ là 592,45 đồng/kWh; nhà máy điện mặt trời nổi là 754.13 đồng/kWh; nhà máy điện gió trong đất liền là 793,56 đồng/kWh; nhà máy điện gió trên biển là 907,97 đồng/kWh).
Tuy nhiên, các nhà đầu tư cho rằng, nếu không có cơ chế hồi tố, chưa tính tới các chi phí vận hành ngoài thiết bị tuabin (như trạm biến áp, móng tuabin…) thì bất kỳ nhà đầu tư nào chấp nhận giá tạm thời chắc chắn sẽ phải chấp nhận lỗ chi phí vận hành khác cũng như lỗ chi phí khấu hao, đồng thời phải tìm kiếm nguồn vốn khác bù dòng tiền hao hụt tối thiểu hơn 118 tỷ đồng/năm và không thể trả nợ gốc cho ngân hàng.
“Trong trường hợp giá tạm này được thanh toán, không hồi tố và trừ vào thời gian Hợp đồng PPA thì đây sẽ trở thành giá điện thanh toán chính thức sẽ khiến doanh nghiệp “chết lâm sàng” và đi ngược lại hoàn toàn với chính sách khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo và các cam kết của Chính phủ về cắt giảm khí thải carbon thông qua phát triển năng lượng tái tạo”, văn bản nêu rõ.
3 phương án giá trong thời gian huy động tạm thời
Trước khó khăn này, các nhà đầu tư đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp tục yêu cầu Bộ Công Thương rà soát, báo cáo Chính phủ về nội dung kiến nghị của các nhà đầu tư đã gửi tới Thủ tướng Chính phủ, Phó thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương vào ngày 10/3/2023 về những khó khăn bất cập trong việc xây dựng và ban hành cơ chế giá phát điện nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp ban hành tại Quyết định 21 và Thông tư 01;
Chỉ đạo Bộ Công Thương sớm ban hành các quy định hướng dẫn theo thẩm quyền làm cơ sở pháp lý cho EVN và chủ đầu tư đàm phán;
Chỉ đạo Bộ Công Thương, EVN cho phép huy động tạm thời phát điện các dự án điện chuyển tiếp đã hoàn thành đầu tư xây dựng, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật vận hành trong thời gian các bên mua bán điện thực hiện đàm phán/thỏa thuận giá phát điện theo đúng chỉ đạo của Phó thủ tướng tại văn bản số 83/TB-VPCP nêu trên.
Cùng với đó, các nhà đầu tư kiến nghị Phó thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì họp với Bộ Công Thương, EVN, các bộ, ngành liên quan và đại diện các nhà đầu tư để thống nhất giải pháp huy động tạm thời phát điện các dự án điện chuyển tiếp đã hoàn thành đầu tư xây dựng, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật vận hành và giá mua điện trong thời gian huy động tạm thời.
Tại văn bản kiến nghị, các nhà đầu tư cũng đề xuất 3 phương án giá trong thời gian huy động tạm thời.
Phương án 1, EVN sẽ thanh toán cho chủ đầu tư bằng 90% giá trần của khung giá theo Quyết định 21 trong thời gian từ khi huy động cho đến khi các bên mua bán thống nhất giá cuối cùng nếu không hồi tố.
Phương án 2, EVN thanh toán cho chủ đầu tư bằng 50% giá trần của Khung giá theo Quyết định 21/QĐ-BCT ngày 07/01/2023 trong thời gian huy động tạm thời, có hồi tố (sau khi các bên mua bán thống nhất giá cuối cùng, EVN sẽ thực hiện thanh toán bằng mức giá đã thống nhất cho toàn bộ thời gian từ thời điểm dự án được huy động sản lượng).
Phương án 3, trong trường hợp giá thanh toán tạm thấp bằng 50% giá trần của Khung giá theo Quyết định 21, thì thời gian huy động tạm này không tính vào thời gian 20 năm hợp đồng mua bán điện chính thức sẽ ký giữa EVN và chủ đầu tư.
Các nhà đầu tư khẳng định, các đề xuất nêu trên đều dựa trên cơ sở dữ liệu chi phí đầu tư thực tế, tình hình đầu tư của các dự án và khả năng chịu đựng về tài chính của các nhà đầu tư; đồng thời sẵn sàng phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan để cung cấp các hồ sơ theo quy định cho việc đàm phán giá mua bán điện.
Trước đó, ngày 10/3/2023, 36 nhà đầu tư điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp đã gửi văn bản đến Thủ tướng Chính phủ về những khó khăn bất cập trong việc xây dựng và ban hành cơ chế giá phát điện, qua đó đề xuất Chính phủ chỉ đạo xem xét lại các quy định về khung giá phát điện nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp. Phản hồi về vấn đề này, Bộ Công Thương cho biết, việc dự thảo và ban hành Quyết định 21 về khung giá điện nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp hoàn toàn đảm bảo trình tự và thủ tục theo quy định. Cùng với đó, khung giá áp dụng cho các nhà máy điện mặt trời mặt đất được thẩm định trên cơ sở lựa chọn bộ thông số đầu vào như: Suất đầu tư, bức xạ mặt trời tại vùng 3 (tỉnh Bình Thuận) và các thông số khác được lựa chọn theo số liệu thu thập từ các nhà máy điện mặt trời mặt đất đã ký kết hợp đồng mua bán điện với EVN trước thời điểm giá bán điện ưu đãi hết hiệu lực… Còn theo EVN, ngày 9/3, Công ty Mua bán điện thuộc EVN (EPTC) đã có văn bản gửi tới 85 chủ đầu tư các dự án chuyển tiếp yêu cầu các chủ đầu tư này rà soát các hồ sơ pháp lý của dự án tuân thủ các quy định pháp luật về đầu tư, xây dựng và có ý kiến của đơn vị vận hành hệ thống điện về khả năng hấp thụ của hệ thống điện quốc gia và khả năng giải tỏa công suất của lưới điện liên quan đến dự án. Đồng thời, xây dựng phương án giá điện theo phương pháp chiết khấu dòng tiền tương tự theo hướng dẫn tại Thông tư 57/2020 của Bộ Công Thương. Tuy nhiên, đến ngày 18/3 vẫn chưa có chủ đầu tư nào trong số 85 chủ đầu tư các dự án chuyển tiếp gửi hồ sơ theo các đề nghị. Ngày 20/3/2023, Văn phòng Chính phủ cũng đã có Thông báo số 83/TB-VPCP truyền đạt kết luận của Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chỉ đạo Bộ Công Thương khẩn trương rà soát, xử lý theo thẩm quyền các vấn đề liên quan đến xử lý chuyển tiếp đối với các dự án điện gió, điện mặt trời. Thủ tướng Chính phủ và Phó thủ tướng Chính phủ cũng đã có văn bản yêu cầu Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả xử lý kiến nghị của các nhà đầu tư trước ngày 15/4/2023. |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 06/09/2024 14:04
Sạc xe điện dưới trời mưa bão có nguy hiểm không?
Sạc xe điện dưới trời mưa bão có nguy hiểm không là câu hỏi nhiều chủ xe điện quan tâm hiện nay, nhất là khi thời điểm cơn bão số 3 đã cận kề.
Kinh tế - Xã hội - 06/09/2024 14:03
Triệu hồi hơn 630 xe Lexus vì có nguy cơ cháy nổ
Toyota Việt Nam vừa phát đi thông tin triệu hồi 634 xe Lexus vì liên quan đến bơm nhiên liệu có thể hỏng.
Kinh tế - Xã hội - 06/09/2024 14:01
Cộng đồng nhận xét gì khi Hyundai Santa Fe 2024 lộ hình ảnh trước ngày ra mắt 20/9?
Hai chiếc xe Hyundai Santa Fe 2024 màu trắng và màu đen đã lộ diện trên đường phố Quảng Bình vào ngày hôm nay. Chiếc xe này sẽ ra mắt thị trường Việt Nam vào ngày 20/9 tới đây.
Kinh tế - Xã hội - 05/09/2024 17:13
PVOIL tặng voucher nhiên liệu cho VĐV tham dự Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền Nam PVOIL Cup 2024
Tổng cộng 2.500 lít nhiên liệu sẽ được PVOIL gửi tặng tới các vận động viên, thành viên Ban Tổ chức, Ban Điều hành của Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền Nam PVOIL Cup 2024.
Kinh tế - Xã hội - 05/09/2024 11:27
Hơn 388.000 biển số ô tô đấu giá trực tuyến từ hôm nay 5/9
Bộ Công an vừa phê duyệt kế hoạch đấu giá biển số ô tô phiên đấu giá thứ năm, với 388.389 biển số được đưa lên sàn.
Kinh tế - Xã hội - 05/09/2024 11:25
Bốn mẫu xe nhận ưu đãi mạnh tay từ Toyota Việt Nam và các đại lý trong tháng 9
Khách hàng có cơ hội nhận ưu đãi hấp dẫn lên tới 100% lệ phí trước bạ khi kết hợp ưu đãi từ Chính phủ, Toyota Việt Nam và tại hệ thống đại lý trong tháng 9 này.
- "Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích?
- Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
- Phải ngừng việc do “siêu bão" Yagi, người lao động có được trả lương?
- Công đoàn đã cho tôi tình thương như máu mủ, ruột thịt
- Bài 8: Tư vấn sai lệch thông tin là “lừa dối trong giao dịch dân sự”