“Dở khóc dở cười” khi công nhân bị dừng phương tiện kiểm tra
Người lao động - 20/05/2020 11:49 Nguyễn Thủy
Từ 15/5 thực hiện tổng kiểm tra các phương tiện giao thông đang lưu thông trên cả nước. (Ảnh minh họa) |
Theo quy định, từ ngày 15/5 -15/6, CSGT trên cả nước ra quân kiểm tra các phương tiện tham gia giao thông như ôtô, xe máy. Theo quy định này thì chủ xe mô tô, xe máy, các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe máy khi tham gia giao thông sẽ bị phạt tiền từ 80.000 - 120.000 đồng nếu không có hoặc không mang theo giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe. Còn đối với chủ ôtô sẽ bị phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng. Đối với người điều khiển phương tiện không có giấy phép lái xe sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt từ 4 - 6 triệu đồng.
Chị Nguyễn Thị Linh là công nhân Công ty Yazaki (Thái Bình), sau buổi làm tan ca bất ngờ bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng phương tiện để kiểm tra. Chị không hiểu mình bị mắc lỗi gì mà phải dừng lại, khi được cảnh sát giao thông yêu cầu kiểm tra giấy tờ chị mới giật mình. “Bình thường tôi đi đường luôn tuân thủ luật giao thông nhưng hôm đó không hiểu vì sao mình lại bị công an gọi vào kiểm tra. Tôi đi làm nên không cập nhật được thông tin về việc bắt đầu tổng kiểm tra các phương tiện. Tôi bị thiếu bảo hiểm xe và bằng lái, mà tôi lại chưa thi bằng nên chấp nhận nộp phạt, còn bảo hiểm thì ngay sau hôm đó tôi đi mua luôn. Tôi cũng đã nghĩ đến việc thi bằng lái nhưng chưa có thời gian, tăng ca lại con nhỏ bây giờ thì bắt buộc phải học để thi thôi, chứ tôi không dám mua bằng giả, bị phát hiện lại phạt gấp đôi, có khi bị tạm giữ phương tiện”, chị Linh chia sẻ.
Đối với công nhân việc không đầy đủ giấy tờ xe, bằng lái hầu như rất phổ biến hiện nay. Bởi nhiều người khi bắt đầu đi làm công nhân tại các Khu công nghiệp sẽ nghĩ chưa cần đến bằng lái hay chưa có thời gian để học và đi thi. Hay có trường hợp khi nghĩ đến việc muốn thi bằng thì họ lại tìm các mối để mua bằng (bằng giả).
Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện nay trên một số diễn đàn hội công nhân của các Khu công nghiệp có rất nhiều lời chào mời nhận hồ sơ thi bằng lái xe cho công nhân với mức giá vô cùng hấp dẫn. Thậm chí chỉ cần nộp hồ sơ chứ không cần đi thi vẫn có bằng.
Để đối phó với công an nhiều người đã lựa chọn việc mua bằng giả.(Ảnh minh họa) |
Chị Nguyễn Thị Thanh Thanh, công nhân Khu công nghiệp Bắc Thăng Long (Hà Nội) cho biết: "Mỗi khi đi đường nhìn thấy công an là tôi sợ lắm vì chưa thi bằng lái nhỡ bị gọi lại là bị phạt ngay. Với lại, tôi biết mình đi thi không qua và không có thời gian nào rảnh nên tôi nghĩ đến việc mua bằng cho nhanh. Tôi đã mua bằng lái xe với số tiền 1.200.000 đồng, tôi không phải lo thêm bất cứ chi phí nào khác và cũng không cần đi thi. Khi lấy bằng về tưởng sẽ yên tâm, nhưng hôm trước bị cảnh sát giao thông hỏi thì tôi bị thu lại vì nó là bằng giả. Tiền thì mất mà vẫn không có bằng lái nên tôi đi đâu cũng chỉ dám đi gần, không dám đi xa sợ lại bị phạt”.
Chị Nguyễn Thị Thương cũng rơi vào hoàn cảnh “dở khóc, dở cười” như chị Thanh, chị Thương cho biết: “Tôi và một chị nữa làm cùng công ty nên rủ nhau đi thi bằng lái xe qua lời quảng cáo trên nhóm trong Khu công nghiệp. Vì không có thời gian học nên chúng tôi nộp tiền chống trượt. Bảo là chống trượt thôi chứ cũng không phải thi chỉ nộp hồ sơ thôi, nhưng khi cầm bằng về một thời gian thì bị cảnh sát giao thông kiểm tra và thu luôn vì là bằng giả”.
Không chỉ có chị Thanh, chị Thương tìm cách đi mua bằng để đối phó lại cảnh sát khi bị kiểm tra phương tiện mà đã có rất nhiều anh chị em công nhân đã nhẹ dạ và tin vào những lời mời chào “mánh khóe” trên mạng xã hội dẫn đến tiền mất tật mang. Với kỹ thuật làm tinh vi và chuyên nghiệp như hiện nay, một chiếc bằng giả được làm hoàn toàn giống với chiếc bằng thật, nhưng vẫn bị phát hiện và tịch thu nếu bị kiểm tra. Vậy với đồng lương công nhân ít ỏi, việc bỏ tiền ra thi một tấm bằng thật so với việc mua bằng giả không sử dụng được và vẫn bị phạt thì số tiền nào nhiều hơn…
Đến 7h sáng ngày 20/5, số người nhiễm Covid-19 trên toàn cầu đã lên tới hơn 4,9 triệu người với hơn 324 nghìn người đã .. |
Ngày 20/02/2020, Ban Tuyên giáo Tổng LĐLĐ Việt Nam ban hành văn bản số 171/HD-TG về tổ chức cuộc thi ảnh “Nét đẹp công đoàn ... |
Đó là công thức tính hộ nghèo đang diễn ra với trường hợp nhà anh Nguyễn Văn Hưng tại thôn Thành Thượng, xã Thiệu Thành, ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 15/09/2024 08:02
Cuộc thi trực tuyến về ATVSLĐ thiết thực với thực tiễn sản xuất ngành Than
Công đoàn Công ty CP Than Núi Béo cho biết, cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” với các nội dung kiến thức phong phú, rất sát với thực tiễn sản xuất của đơn vị.
Người lao động - 13/09/2024 15:40
Làm thế nào để có nước sạch sinh hoạt sau lũ lụt?
Sau bão, đi kèm với lũ và ngập lụt, người dân và người lao động đặc biệt cần nước sạch để sinh hoạt. Vậy trong điều kiện thiếu thốn nguồn nước an toàn, cần xử lý nước thế nào để làm sạch nước, có nguồn nước đảm bảo sử dụng, phòng chống dịch bệnh?
Người lao động - 13/09/2024 11:26
Gojeck rời thị trường Việt Nam: Tài xế ngỡ ngàng, không tin sắp mất việc
Ngay sau khi nhận thông tin Gojeck sẽ rút khỏi thị trường từ ngày 16/9, nhiều tài xế đã ngỡ ngàng, bởi với nhiều người, đây là công việc đem lại thu nhập chính, lo toan cho cả gia đình.
Người lao động - 12/09/2024 18:17
Phát động Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024
Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024 nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao kiến thức và ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho mọi người dân, nhất là thế hệ trẻ, công nhân, người lao động.
Đời sống - 11/09/2024 07:48
Anh Trần Ngọc Vĩ - người có nhiều sáng kiến tâm huyết mang bản chất Bộ đội Cụ Hồ
Từ một công nhân lái xe mang bản chất của người lính Bộ đội Cụ Hồ, sau nhiều năm công tác, anh Trần Ngọc Vĩ đã trở thành Giám đốc Xí nghiệp Cơ khí - Xây lắp thuộc Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế có nhiều sáng kiến, sáng tạo từ thực tiễn công việc và được áp dụng vào hoạt động của công ty.
Đời sống - 10/09/2024 20:28
Người miền Trung ra Bắc khắc phục hậu quả bão lũ: "Hết việc mới về"
Nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp ở miền Trung đã hỗ trợ nhân lực, miễn phí vận chuyển hàng hoá ra Hà Nội và các tỉnh, thành phía Bắc để khắc phục hậu quả bão số 3.
- Signetics (Hàn Quốc) đầu tư 100 triệu USD vào xây dựng nhà máy bán dẫn tại Vĩnh Phúc
- VNVC chủ lực tiêm vắc xin an toàn trong chiến dịch bao phủ vắc xin sởi tại TP.HCM
- Giới hạn tiền ủng hộ và bài học từ thiện đầu đời
- Chỉ tiêu công tác đối thoại, thương lượng tập thể của Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023 - 2028
- Thông điệp của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính qua 6 điểm tựa Việt Nam