Bão Noru đổ bộ vào đất liền, các tỉnh miền Trung mưa to đến rất to Do ảnh hưởng bão số 4 đổ bộ lúc rạng sáng 28/9, ở khu vực Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, ... |
Bão số 4 đổ bộ Thừa Thiên Huế - Quảng Ngãi, gió giật cấp 13 Rạng sáng 28/9, bão số 4 ở trên đất liền khu vực Thừa Thiên Huế - Quảng Ngãi, gió giật cấp 13, nhiều tỉnh miền ... |
Ảnh hưởng bão Noru: nhiều nơi ở miền Trung bị mất điện Với sức gió mạnh cấp 10, giật cấp 13 khu vực Thừa Thiên Huế - Quảng Ngãi, bão Noru - bão số 4 làm đổ ... |
Khẩn trương chuẩn bị ứng phó hoàn lưu bão số 4 Sáng 28/9, tại điểm cầu Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế, Phó Thủ tướng Lê ... |
Di dời dân - yếu tố quyết định giảm tối đa thiệt hại do bão số 4
Kinh tế - Xã hội - 28/09/2022 10:41 NHÓM PHÓNG VIÊN (Theo Báo Lao động)
Khẩn trương chuẩn bị ứng phó hoàn lưu bão số 4 |
14h50:
Đường sắt tổ chức chạy lại tàu bình thường trên tất cả các tuyến vào tối nay 28.9
Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho biết: Do ảnh hưởng của bão số 4, tuyến đường sắt Bắc – Nam phải phong tỏa vì nhiều vị trí kết cấu hạ tầng đường sắt bị hư hỏng, cây đổ vào.
Tại địa bàn Thừa Thiên - Huế, khu gian Truồi - Cầu Hai phải phong tỏa một số khu gian do cây đổ vào như: Km716+500, Km725+500; Đoạn từ Km724+400 - Km724+600, đoạn từ Km728+800 - Km728+900 và khu gian Cầu Hai - Thừa Lưu, đoạn từ Km738 - Km740.
Địa bàn Đà Nẵng - Quảng Nam phong tỏa khu gian Kim Liên - Thanh Khê (đoạn từ Km778+00 đến Km788+060 và đoạn từ Km778+350 đến Km778+350), khu gian Trà Kiệu - Phú Cang (tại Km834+800, Km835+300) và Khu gian Diêm Phổ - Núi Thành do cây đổ nhiều vào đường sắt.
Đặc biệt, khu gian Tam Kỳ - Diêm Phổ phong tỏa từ 5h40 do đoạn từ Km877+550 - Km877+600 sạt lở vai đường đến sát mép tà vẹt với chiều dài 50m.
Về thông tin tín hiệu đường sắt, hệ thống đường ngang cảnh báo tự động hiện bị cúp điện nhiều nơi, mất giám sát. Trong đó, khu vực Bình Trị Thiên mất kết nối 45/92 đường ngang; Khu vực Quảng Nam - Đà Nẵng mất kết nối 45/47 đường ngang; Khu vực Quảng Ngãi - Bình Định mất kết nối 31/48 đường ngang.
Đến 11h trưa nay, các đơn vị đường sắt đã hoàn thành tổ chức cứu chữa, khắc phục, giải phóng xong chướng ngại vật trên đường sắt, đảm bảo giao thông thông suốt. Từ tối nay, ngành ĐS sẽ tổ chức chạy lại tàu bình thường trên tất cả các tuyến.
14h30
Quảng Bình: Toàn tỉnh có 9 điểm ngập, chia cắt giao thông
Ban Chỉ huy PCLB-TKCN tỉnh Quảng Bình cho biết, thống kê mới nhất cho thấy, do ảnh hưởng của bão Noru, mưa lũ đã gây ách tắc giao thông, gây 9 điểm ngập lụt trên địa bàn.
Cụ thể, gồm: Hà Nông (xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa, thuộc địa bàn Đồn Biên phòng Ra Mai) nước dâng cao khoảng 0,8m, nước chảy xiết, xe máy, ôtô không qua lại được; ngầm Cát Định nước tràn mặt cầu hơn 0,3m; ngầm Tô Cổ nước chảy xiết không qua lại được.
Công an huyện Minh Hóa tổ chức lực lượng, bảo đảm an toàn cho nhân dân tại các điểm ngập sâu do mưa lũ. |
Tại ngầm Cà Roòng (Cà Roòng 1, bản Khe Rung, xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, thuộc địa bàn Đồn Biên phòng Cồn Roàng) nước ngập khoảng 0,4-0,8m.
Tại ngầm Ka Ai, Ka Định (xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa, thuộc địa bàn Đồn Biên phòng Cha Lo) nước ngập khoảng từ 0,7-1,2m.
Tại ngầm Bùng km 562+200 thuộc quốc lộ 15 (xã Hưng Trạch, huyện Bố Trạch) nước lên, ngập sâu 0,6m.
Tại xã Phúc Trạch (huyện Bố Trạch) ngầm Bến Troóc ngập sâu 0,3m.
Trước tình hình mưa lũ gây ngập, chia cắt cục bộ trên địa bàn, Công an huyện Minh Hóa cho biết, đã tham mưu cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn huy động lực lượng, đặt biển cảnh báo 100% các điểm ngập tràn, sạt lở. Đồng thời rà soát kêu gọi người dân không đi vào rừng, đảm bảo an toàn cho nhân dân.
Thị xã Cửa Lò (Nghệ An): Mưa to gió lớn. Ghi nhận trong ngày 28.9, mưa lớn khiến một số tuyến đường trên địa bàn thị xã Cửa Lò bị ngập, gây khó khăn cho người dân di chuyển. Gió thổi rất mạnh. Các nhà hàng ven biển đều đóng cửa, một số biển quảng cáo bị gió thổi gãy. Ngư dân chủ động neo đậu thuyền an toàn, không có thiệt hại. Theo ghi nhận, một số ngư dân vẫn bám trụ tại thuyền và khu nuôi hải sản để bảo vệ tài sản. Theo dự báo, Cửa Lò sẽ tiếp tục mưa lớn đến hết tuần.
Sóng biển Cửa Lò dâng cao. |
14h20
Thời tiết ở TP. Huế đã có nắng, đường phố đông đúc, quán hàng và nhiều cơ quan, công sở đã trở lại làm việc bình thường. Theo Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, tất cả các di tích thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế đều an toàn, không bị hư hại do bão. Theo kế hoạch sẽ mở cửa tất cả để đón du khách từ 7h ngày 29.9.
Theo báo cáo nhanh của quận Sơn Trà, Đà Nẵng, tính đến 12h trưa ngày 28.9, toàn quận không có thiệt hại về người
Có 1 ngôi nhà bị sập hoàn toàn (phường An Hải Đông); 9 ngôi nhà bị sập 1 phần; 9 ngôi nhà bị tốc mái hoàn toàn; 14 ngôi nhà bị tốc mái 1 phần; ngoài ra một số công trình cổng chào, kiot, pano quảng cáo bị tốc mái, ngã đổ hư hỏng. Ngoài 2 phao bù bị trôi dạt trong Âu thuyền thì không có thiệt hại về tàu thuyền. Có 2 trường học có phòng học bị tốc mái, sập tường rào, 1 trường hợp sơ tán tập trung được đưa đi cấp cứu tại Trung tâm Y tế quận do triệu chứng sốt, mửa…
Khắc phục hậu quả bão số 4 tại quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng. |
Hiện nay, UBND quận đã chỉ đạo các phường cùng với các lực lượng khẩn trương thực hiện công tác khắc phục sau bão, nhất là thu dọn cây xanh, cát tràn bờ trên các tuyến đường nhhằm đảm bảo giao thông thông suốt… Đồng thời, UBND quận đề nghị UBND thành phố chỉ đạo Sở Xây Dựng, Công ty Công viên Cây xanh khẩn trương thực hiện công tác xử lý chống dựng các cây ngã đổ để đảm bảo an toàn giao thông thuận lợi. Riêng các tuyến đường do quận quản lý, UBND quận sẽ chủ động triển khai thực hiện và hoàn thành trong ngày 29.9.2022.
12h00
Thủ tướng Chính phủ: Các bài học kinh nghiệm của địa phương rất hay
Cuộc họp nhanh nhằm đánh giá và dự báo tình hình, khắc phục hậu quả do bão gây ra và ứng phó mưa lũ, thiên tai có thể tiếp diễn sau bão, ảnh hưởng tới tính mạng, tài sản nhân dân và nhà nước - Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Phát biểu kết luận cuộc họp với các bộ ngành và địa phương liên quan đến bão số 4 trưa 28.9, Thủ tướng Chính phủ nhận xét “các bài học kinh nghiệm của các địa phương rất hay”.
Trước đó mở đầu cuộc họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá rất cao công tác phòng chống bão số 4 của các địa phương ở miền Trung cũng như các bộ ngành Trung ương.
Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo các địa phương rút ra và phổ biến các kinh nghiệm được rút ra từ cơn bão số 4 để làm tiền đề cho việc phòng chống thiên tai trong tương lai.
Sau khi nghe lãnh đạo các địa phương báo cáo, Thủ tướng nói: “Tôi thấy bài học của các địa phương rất hay. Các đồng chí không những nói hay mà thực tế còn cho thấy các đồng chí đã làm rất giỏi nhờ bám sát, nắm chắt, có trách nhiệm với dân”.
Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh lần nữa, yếu tối quyết định sự giảm thiểu tối đa thiệt hại trong bão số 4, rằng di dời dân là yếu tố quyết định. Tiếp đến là lãnh đạo các địa phương nắm chắc, bám sát tình hình, huy động toàn lực hệ thống chính trị vào cuộc. Xây dựng các kịch bản, phương án phòng chống bão lũ phù hợp với tình hình của địa phương mình. Đặc biệt là công tác lãnh đạo, chỉ đạp quyết liệt, kịp thời, hiệu quả từ sớm, từ xa. Và bài học cuối cùng là thông tin hướng dẫn kịp thời, đầy đủ đến người dân.
11h40
Nghệ An: Hai nhà máy thủy điện thông báo xả lũ
Thủy điện Sông Quang và Châu Thắng đồng loạt thông báo xả lũ trong ngày 28.9, đến khi hết ảnh hưởng của đợt mưa lớn do hoàn lưu bão số 4 gây ra.
Tại thủy điện Sông Quang: Do ảnh hưởng của bão số 4, rạng sáng 28.9, trên lưu vực hồ chứa của Thủy điện Sông Quang có mưa vừa. Lưu lượng nước về hồ đang có xu hướng tăng và dự kiến vượt cao trình mực nước dâng bình thường 526,0m.
Để đảm bảo công tác vận hành điều tiết nước hồ chứa Thủy điện Sông Quang được an toàn theo đúng quy trình đã được tỉnh phê duyệt và phù hợp diễn biến thủy văn tại công trình, Công ty cổ phần Thủy điện Sông Quang dự kiến vận hành điều tiết hồ chứa Thủy điện Sông Quang như sau: Thời gian dự kiến vận hành điều tiết: Bắt đầu từ 11h ngày 28.9. Lưu lượng xả dự kiến: Từ 30 m/s - 150 m/s (bao gồm lưu lượng xả qua: cửa van, tràn và phát điện qua các tổ máy) và có thể thay đổi tùy thuộc vào lượng nước vào hồ. Thời gian kết thúc xả: Đến khi hết đợt mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 4 gây ra.
Sáng 28.9, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Nghệ An nhận được Thông báo số 49 ngày 28.9.2022 của Công ty cổ phần PRIME Quế Phong về việc vận hành xả lũ hồ chứa Thủy điện Châu Thắng. Theo đó, để đảm bảo công tác vận hành điều tiết nước hồ chứa Thủy điện Châu Thắng được an toàn theo đúng quy trình đơn hồ và quy trình liên hồ chứa trên lưu vực sông Cả đã được phê duyệt, Công ty cổ phần PRIME Quế Phong dự kiến vận hành điều tiết hồ chứa Thủy điện Châu Thắng như sau: Thời gian dự kiến vận hành điều tiết: Bắt đầu từ 12h ngày 28.9. Lưu lượng xả dự kiến: Từ 76 m/s - 300 m/s (bao gồm lưu lượng xả qua: cửa van và phát điện qua các tổ máy), có thể thay đổi tùy thuộc vào lưu lượng nước về hồ. Thời gian kết thúc xả: Đến khi hết ảnh hưởng của đợt mưa lớn do hoàn lưu bão số 4 gây ra.
11h33
Sự vào cuộc đồng bộ đã hạn chế tối đa thiệt hại do bão số 4
Ông Nguyễn Hoàng Hiệp - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, trong cuộc họp với Thủ tướng trưa 28.9 khẳng định: Cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương đã tập trung vào cuộc chỉ đạo quyết liệt, triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả các biện pháp ứng phó với bão số 4.
Trong chưa đầy 2 ngày trước khi bão đổ bộ, các địa phương và các lực lượng kêu gọi, hướng dẫn cho 57.840 tàu thuyền với 299.678 người di chuyển tránh trú và neo đậu an toàn. Trong ngày 27.9 đã tổ chức sơ tán hơn 108.441 hộ dân (340.863 nhân khẩu) đến nơi an toàn.
Vậy nên mặc dù sức tàn phá của cơn bão có cường độ mạnh, di chuyển nhanh, nhưng thiệt hại được giảm thiểu ở mức tối đa với 4 người bị thương; 3 nhà sập, 157 nhà hư hỏng, tốc mái; chìm 3 ghe nhỏ; 9.427 trạm biến áp bị sự cố mất điện.
Quảng Ngãi: Nhiều nhà sập, tốc mái sau siêu bão Noru
Ước tính ban đầu, tỉnh Quảng Ngãi có nhiều nhà dân bị sập và hàng trăm ngôi nhà bị tốc mái vì siêu bão Noru. Hiện tỉnh Quảng Ngãi đang tổng huy động lực lượng đi kiểm tra, thống kê thiệt hại, đồng thời hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả sau bão.
Ông Kiều Hà ở thôn Đông Lỗ, xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi), một trong số người dân có nhà bị sập do bão Noru cho biết: "Trước khi bão vào, tôi đưa con nhỏ đi trú bão, còn hai vợ chồng tôi ở lại nhà. Khoảng 23h ngày 27.8, mưa to, gió giật liên hồi. Hai vợ chồng đang nằm trên giường thì bất ngờ bức tường nhà đổ xuống. Rất may, hai vợ chồng kịp né được, và vội chạy ra ngoài nên thoát chết trong gang tấc. Tuy nhiên, tài sản trong nhà hầu như bị hư hỏng nặng".
Ông Kiều Hà ở thôn Đông Lỗ, xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) ngồi thẫn thờ trong căn nhà bị sập vì siêu bão Noru. |
Sáng 28.9, lực lượng chức năng ở xã đã cử lực lượng đến động viên, giúp gia đình ông Kiều Hà dọn dẹp đồ đạc, khắc phục tạm thời hậu quả do siêu bão Noru gây ra.
11h30
Bão số 4 khiến hàng nghìn trạm biến áp ở miền Trung bị phá hỏng
Theo báo cáo của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống thiên tai, thống kê thiệt hại ban đầu đến 6 giờ sáng 28.9, bão số 4 đã khiến hàng nghìn trạm biến áp bị phá hỏng.
Riêng tỉnh Quảng Nam hiện có 3.997 trạm biến áp gặp sự cố chưa khôi phục được, khiến 437.934 khách hàng đang bị mất điện.
Hiện tại, tỉnh Quảng Nam hiện chỉ còn 372 trạm biến hoạt động, số lượng dân cư còn có điện chỉ chiếm khoảng 1/10 tổng lượng dân cư của tỉnh.
TP.Đà Nẵng cũng đã có 172 trạm biến áp gặp sự cố gây mất điện, đến 9 giờ sáng 28.9 đã khôi phục được 89 trạm, hiện vẫn còn 83 trạm chưa khôi phục được. Số lượng khách hàng bị mất điện tại Đà Nẵng là 7.832 khách. Ngoài ra, Đà Nẵng đã có 2 nhà bị tốc mái, 75 cây xanh bị đổ.
Tại tỉnh Quảng Ngãi, từ 22 giờ đến 23 giờ, các huyện đang bị cúp điện: Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Bình Sơn, Nghĩa Hành, Trà Bồng, Lý Sơn đã bị cúp điện. Một số cây xanh bị ngã đổ, chưa có thiệt hại.
Tỉnh Quảng Trị đã có 4 người bị thương; 120 nhà bị tốc mái; 180 hàng quán ven biển hư hỏng.
Tỉnh Thừa Thiên Huế có 1 người bị thương; 1 nhà bị sập; 10 nhà bị tốc mái.
Tỉnh Kon Tum hiện có 6 xã trên địa bàn huyện KonPlông bị mất điện. Các tỉnh Bình Định, Gia Lai chưa gửi báo cáo thông tin về thiệt hại.
Cảnh sát giao thông dọn dẹp cây đổ cản trở giao thông do bão số 4 gây ra. Ảnh: Cục CSGT. |
Sáng 28.9, tại cuộc họp ứng phó với bão số 4, ông Nguyễn Đức Quang - Phó Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo quốc gia về Phòng chống thiên tai thông tin, do ảnh hưởng của bão số 4, hiện có 10 cảng hàng không đang tạm dừng hoạt động, gồm: Vinh, Đồng Hới, Phú Bài, Phù Cát, Chu Lai, Đà Nẵng, Tuy Hòa, Buôn Ma Thuột, Pleiku, Liên Khương.
Về giao thông đường bộ, các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Định đã cấm đường quốc lộ 1.
10h50
Quảng Ngãi: Huyện đảo Lý Sơn ghi nhận thiệt hại ban đầu, có 7 tàu cá của ngư dân bị bão đánh chìm, 250 ngôi nhà tốc mái, 50ha rau màu hư hỏng hoàn toàn.
Sáng 28.9, ông Đặng Tấn Thành - Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết, hiện chính quyền địa phương đang khảo sát tình hình thiệt hại do bão Noru gây ra. Nhờ chủ động ứng phó với bão Noru, nên dù mưa bão rất lớn, có thời điểm gió giật cấp 13, nhưng huyện may mắn không có thiệt hại về người.
Tại các xã khu vực ven biển tỉnh Quảng Ngãi, chính quyền các địa phương đang thống kê thiệt hại. Ông Võ Văn Đồng- Chủ tịch UBND huyện Bình Sơn cho biết, có nhà tốc mái, hư hỏng nhưng chưa có con số chính thức. Hiện tập trung lực lượng giúp dân, xử lý cây cối hư hỏng, ngã đổ. Tổng thiệt hại do bão Noru gây ra ở huyện đảo Lý Sơn khoảng 63 tỉ đồng.
10h40
Kon Tum: Mưa bão làm sạt lở đường sá nhiều nơi
Tính đến 10h sáng ngày 28.9, theo thống kê của Sở Giao thông Vận tải tỉnh Kon Tum, mưa bão ảnh hưởng đến đường giao thông gây thiệt hại nhiều tỉ đồng. Các tuyến quốc lộ ủy quyền đơn vị quản lý có tổng kinh phí thiệt hại ước tính 930 triệu đồng
Trong đó nặng nhất là Quốc lộ 40B bị sạt lở taluy dương 6 vị trí. Khối lượng khoảng 19.000m3 đất. Kinh phí thiệt hại ước tính 900 triệu đồng.
Quốc lộ 24 có cây ngã đổ tại Km71+900, sạt Taluy dương Km157+550 khoảng 1.000m3, đã hốt dọn. Hiện các tuyến quốc lộ: 14C, 24, 40 và 40B đảm bảo giao thông
Các tuyến đường tỉnh, giá trị thiệt hại ước khoảng 231 triệu đồng.
Tại các vị trí ngập sâu do mưa lớn làm mực nước sông suối tiếp tục dâng cao nên chưa thể thông tuyến. Đơn vị quản lý đường đã đặt biển cảnh báo, dựng barie, cắt cử người trực gác 24/24 ngăn không cho người và các phương tiện qua lại.
Trên các tuyến đường tỉnh 673, đường Ngọc Hoàng – Măng Bút – Tu Mơ Rông – Ngọc Linh mưa lớn kèm theo gió nên công tác thống kê thiệt hại gặp nhiều khó khăn, Đơn vị quản lý đường đang tiếp tục cập nhật và sớm báo cáo trong báo cáo tiếp theo.
Huế: Hàng chục nhà dân tốc mái, hư hỏng
Sáng nay, phóng viên Báo Lao Động có mặt tại phường An Hòa, thành phố Huế ghi nhận có hàng chục nhà dân bị tốc mái, hư hỏng, nhiều cột điện và cây gãy, đổ.
Bà Lê Thị Xuân (73 tuổi, trú tổ 1, khu vực 1) cho biết, khoảng 0h30 rạng sáng nay, khi bà đang ngủ ở nhà dưới thì gió lớn tốc mái nhà trên làm hư hỏng nhiều tài sản trong nhà.
“Nhà hư hỏng nặng như thế này tiền đâu mà sửa sang lại được đây” - bà Xuân khóc.
Cạnh nhà bà Xuân là nhà ông Nguyễn Hồ cũng bị tốc mái, nhiều vật dụng trong nhà bị ướt. Nhiều nhà dân khác xung quanh cũng tốc mái, cây cối đổ gãy, cột điện nghiêng ra đường.
Nhà bà Xuân bị tốc và sập mái khiến đồ đạc trong nhà hư hỏng. Ảnh:Trần Tuấn |
Cạnh phường An Hòa là phường Hương An cũng có nhiều nhà dân tốc mái.
Bà Nguyễn Thị Xuyến - Chủ tịch UBND phường Hương An cho hay, rạng sáng nay do gió lớn từ ảnh hưởng của bão số 4 đã làm 67 nhà dân thuộc 5 tổ của phường bị tốc mái, hư hỏng. Ngoài ra, có 3 trụ điện chính và 6 trụ điện nhỏ cùng nhiều cây cối gãy đổ.
Một nhà dân khác ở phường An Hòa tốc mái. Ảnh: Trần Tuấn |
10h30
Quảng Bình: Triển khai hàng chục ôtô, tàu thuyền giúp dân vùng bị chia cắt
Theo ghi nhận của PV Báo Lao Động, tại khu vực biên giới biển Quảng Bình có mưa vừa, có nơi mưa to, gió khoảng cấp 5, cấp 6, sóng biển có lúc cao từ 1,5 - 2m.
Tại khu vực biên giới đất liền ở Quảng Bình có mưa vừa, có lúc mưa to; mực nước các sông suối đang lên. Đặc biệt, tại ngầm Copy, Hà Nông (xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa) nước dâng cao khoảng 0,8m; nước chảy xiết, xe máy, ôtô không qua lại được; tại ngầm Cát Định nước tràn mặt cầu hơn 0,3m, ngầm Tô Cổ nước chảy xiết không qua lại được.
Nước lũ dâng cao gây chia cắt cục bộ tại một số địa bàn ở xã Dân Hóa (huyện Minh Hóa). |
Tại ngầm Cà Ròong, Cà Roòng 1, bản Khe Rung (xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch) nước ngập khoảng 0,4-0,8m.
Tại ngầm Ka Ai, Ka Định (xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa) nước ngập khoảng từ 0,7-1,2m.
Hiện tại theo thống kê, tại Quảng Bình chưa có thiệt hại về người và tài sản do bão Noru gây ra.
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình cho biết, đến cuối giờ sáng ngày 28.9 đã huy động 10 ôtô, 17 tàu, xuồng, ca nô về các địa bàn để phối hợp với các địa phương triển khai ứng phó và giúp dân ứng phó với tình hình mưa lũ gây chia cắt cục bộ; đồng thời chốt chặn không cho người dân qua lại khu vực ngầm tràn; tuyên truyền người dân không thả lưới, vớt củi ở khe suối.
Các đồn biên phòng ở các khu vực nước lũ tràn về cũng đã triển khai dự trữ và tiếp nhận lương thực thực phẩm từ địa phương để đảm bảo công tác ứng phó và hỗ trợ nhân dân trong điều kiện mưa lũ, chia cắt dài ngày.
10h25
Quảng Trị: Hàng chục nghìn hộ dân bị mất điện do ảnh hưởng bão số 4
Do ảnh hưởng của cơn bão số 4, trên địa bàn Quảng Trị một số khu vực bị mất điện. Sáng 28.9, Công ty Điện lực Quảng Trị đã khẩn trương điều động lực lượng xử lý sự cố, khôi phục lưới điện.
Đến 7h30 sáng 28.9, đã khôi phục cấp điện trở lại cho hơn 28.000 khách hàng, còn hơn 64.000 khách hàng thuộc 62 xã, phường, thị trấn đang mất điện. Dự kiến trong ngày hôm nay, đơn vị sẽ khôi phục hệ thống, cấp điện trở lại cho toàn bộ khách hàng tại các địa bàn không bị chia cắt.
Công ty Điện lực Quảng Trị khẩn trương khôi phục lưới điện bị thiệt hại. |
9h40
Cầu sắt ở Quảng Trị bị lũ cuốn, hàng trăm hộ dân bị cô lập
Sáng 28.9, ông Trần Văn Tặng, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh (tỉnh Quảng Trị), cho biết do mưa lớn, nước suối dâng cao đã cuốn trôi chiếc cầu bằng sắt nối thôn Thúc và thôn Cây Tăm. Hiện 330 hộ dân với gần 1.400 nhân khẩu trên địa bàn xã này đã bị cô lập hoàn toàn với bên ngoài.
Chiếc cầu sắt bị lũ cuốn xê dịch. |
Nhiều cây xanh ngã đổ, không thiệt hại về người và tài sản, phố cổ vẫn an toàn sau bão.
9h:
Đã khôi phục điện cho hơn 148 ngàn hộ dân ở miền Trung. Tin từ Tổng Công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) cho biết: Bão số 4 đã làm 1.223.588 hộ dân ở các tỉnh miền Trung bị mất điện, chiếm 26,5% tổng số khách hàng trong toàn EVNCPC.
Đến thời điểm này của ngày 28.9, EVNCPC đã khôi phục cấp điện cho 148.776 hộ dân.
Do hoàn lưu bão số 4, hiện nhiều khu vực vẫn mưa lớn, gió mạnh, ngập lụt, nước dâng cao nên ảnh hưởng đến việc tiếp cận hiện trường khôi phục lưới điện.
Khắc phục sự cố điện sau bão ở Quảng Ngãi. Ảnh: Ngọc Thạch |
Các đơn vị trong EVNCPC tập trung nhân lực, vật tư thiết bị sẵn sàng để xử lý sự cố nhanh chóng cấp điện lại cho khách hàng khi bảo đảm các điều kiện an toàn điện trong nhân dân trong thời gian sớm nhất.
8h35:
Kon Tum khắc phục thiệt hại sau bão. Tại huyện Đăk Hà, các tuyến đường miền núi sạt lở được dọn dẹp, cắm biển cảnh báo.
Thủy điện ở Quảng Trị bắt đầu xả lũ. Sáng ngày 28.9, Chi nhánh Công ty Cổ phần đầu tư Điện lực 3 tại Quảng Trị có văn bản gửi cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị về việc mở cửa van xả nước đập hồ chứa nhà máy thủy điện Đakrông 1 (huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị).
Theo đó, để đảm bảo an toàn và chống ngập cục bộ phía thượng lưu đập, nhà máy thủy điện Đakrông 1 tiến hành xả lũ. Thời gian xả lũ tiến hành từ đầu giờ sáng cùng ngày, vào lúc 7h45.
Cầu tràn ở huyện miền núi tỉnh Quảng Trị bị ngập, gây chia cắt. |
Được biết, hiện nhiều ngầm, tràn qua suối ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Trị bị nước dâng, chia cắt. Tại huyện miền núi Hướng Hóa, cầu tràn thôn Trùm, xã Ba Tầng và đập tràn Nguồn Rào, xã Hướng Sơn nước dâng cao, không thể qua lại. Tại huyện Đakrông (tỉnh Quảng Trị), nước suối dâng cao đã chia cắt hàng loạt ngầm, tràn tại các xã A Ngo, Tà Rụt, A Vao, Ba Nang.
Đặc biệt, các đập thủy điện dọc theo sông Đakrông đã vượt tràn hơn 2m và đang có xu hướng dâng cao.
Thừa Thiên Huế: Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Đại tá Nguyễn Thanh Tuấn – Giám đốc Công an tỉnh Thừa Thiên Huế, theo chức năng nhiệm vụ được giao, lực lượng Công an tỉnh tập trung khắc phục hậu quả bão, trước mắt tập trung thông tuyến đường giao thông huyết mạch, đảm bảo an toàn cho người dân tham gia giao thông.
Ban Giám đốc Công an tỉnh Thừa Thiên Huế trực tiếp chỉ đạo công an các đơn vị địa phương tiếp tục bám sát địa bàn cơ sở, nắm tình hình thiệt hại ban đầu, triển khai lực lượng nhanh chóng phối hợp hệ thống chính trị ở cơ sở cứa hộ cứu nạn, từng bước khắc phục hậu quả thiệt hại do bão số 4 gây ra.
8h25:
Quảng Nam: Trường học tan hoang vì bão
Trường THCS Nguyễn thành Hãn Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam. |
8h20
Quảng Bình: Nước lũ dâng cao, một số địa bàn bị chia cắt
Sáng 28.9, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình cho biết, đã cử lực lượng túc trực để ngăn không cho người dân đi lại khu vực nguy hiểm ở ngầm Ka Ai, Ka Định (xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa) nước ngập khoảng từ 0,7-1,2m.
Nước lũ đã chia cắt cục bộ bản Hà Nôông, Tà Rà và một phần bản Ka Ai (xã Dân Hóa). Sáng nay ở khu vực trên trời mưa to, gió cấp 4-5. Hiện tại nước các ngầm đang dâng cao, nước chảy xiết, xe máy, ôtô không qua lại được.
Ngầm Ka Ai nước ngập hơn 1m. |
8h15: Ông Nguyễn Đại Phúc - Phó Giám đốc Điện lực Thừa Thiên Huế cho biết, vẫn chưa nắm được thiệt hại do bão Noru gây ra với ngành điện. Hiện, có nhiều địa phương đang mất điện cục bộ từ đêm 27.9. Từ sáng 28.9, Điện lực Thừa Thiên Huế đã huy động quân số đi khắc phục sự cố điện sớm nhất có thể cho người dân.
Một số thiệt hại ở phường Hương An (TP. Huế). |
8h: Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng cho biết hiện chưa có thiệt hại về người, có 2 nhà tốc mái. Một dãy tường học bị đổ. Trong đêm, Đà Nẵng có 1 trường hợp cấp cứu phụ nữ chuyển dạ, phải dùng xe chuyên dụng, nay đã an toàn.
Tại Quảng Ngãi, mưa to gió lớn khiến tỉ lệ hộ mất điện lên đến 51,57%. Thông tin liên lạc tại tỉnh Quảng Ngãi vẫn thông suốt. Hiện Quảng Ngãi chưa có thiệt hại về người.
Tại Quảng Trị, trong mấy giờ qua, lượng mưa đạt mức trung bình, phổ biến từ 100-120mm. Mực nước các sông ở dưới mức báo động 1. Tại biển Cửa Việt gió cấp 6 giật cấp 8. Ngoài cơn lốc xoáy chiều qua, hiện tại địa bàn chỉ có một số cây xanh gãy đổ. Còn lại chưa ghi nhận tình trạng khác.
Tại Bình Định, người và tài sản phương tiện đều an toàn. Tại Kon Tum, có 6 xã bị mất điện từ lúc 3h sáng. Trên địa bàn có 85 hồ chứa thủy lợi, 6 thủy điện đều an toàn.
Thừa Thiên Huế: Báo cáo với Phó Thủ tướng, ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết đêm qua ghi nhận một số địa bàn có gió mạnh, gió đạt cấp 6-7, giật cấp 8. Tại huyện Nam Đông, A Lưới sáng nay bắt đầu có gió mạnh hơn, gió giật lên cấp 9. Theo ông Phương, tại thượng nguồn sông Hương là dãy Bạch Mã, huyện Nam Đông có mưa lớn. Tuy nhiên, do hồ đập trữ nước nên sông Hương chỉ hơn báo động 1 một chút. Các sông khác cũng đang ở dưới mức báo động 1. Đêm qua, điện lực Thừa Thiên Huế đã sa thải lưới điện vào 0 giờ 30 để đảm bảo an toàn trong gió lớn. Báo cáo ban đầu, tại huyện Phú Vang có sập 1 nhà, 10 nhà tốc mái, 1 người bị thương nhẹ ở chân. Các địa phương khác đang thống kê, nhưng chưa có số liệu về người chết. Tổng đài của tỉnh đã tiếp nhận 3 trường hợp để chuyển viện gấp, đưa đi viện an toàn.
7h20: Xe cộ, cây đổ ở đường phố Đà Nẵng
Dù không thiệt hại về người, nhưng đường phố Đà Nẵng tan hoang sau bão với nhiều cây xanh bị ngã đổ. |
4h sáng nay, do ảnh hưởng của bão số 4 tại đảo Cù Lao Chàm có gió mạnh cấp 10, giật cấp 14; đảo Lý Sơn có gió mạnh cấp 10, giật cấp 12; đảo Cồn Cỏ có gió mạnh cấp 7, giật cấp 9; Đồng Hới, Đông Hà, Quảng Ngãi, An Nhơn, Quy Nhơn, Tuy Hòa có giật cấp 7; Nam Đông, Đà Nẵng có gió giật cấp 9; Trà My, An Khê có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7; Tam Kỳ có gió mạnh cấp 9, giật cấp 13; Đắk Tô có gió giật cấp 6; Pleiku có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8. Lượng mưa tính từ 19h ngày 27.9 đến 4h ngày 28.9 có nơi trên 220mm như: Nam Đông (Thừa Thiên Huế) 306,2mm, Trạm Kiểm lâm Sông Bắc (Đà Nẵng) 221,2mm, Đầu mối hồ Việt An (Quảng Nam) 381,6mm, Trà Phú (Quảng Ngãi) 245,4mm,… Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng tây, mỗi giờ đi được 20-25km, đi sâu vào đất liền các tỉnh trung Trung Bộ và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 16 giờ ngày 28.9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 15,9 độ vĩ bắc; 106,0 độ kinh đông, trên khu vực nam Lào. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới cấp 6 (39-49km/giờ), giật cấp 7. Dự báo trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng tây, mỗi giờ đi được 20-25km, suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Thái Lan. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 39km/giờ). Vùng nguy hiểm trên biển trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 12,5 đến 19,0 độ vĩ bắc; phía tây kinh tuyến 111,5 độ kinh đông. Cảnh báo gió mạnh, sóng lớn trên biển: Vùng biển ngoài khơi khu vực từ Quảng Bình đến Phú Yên (bao gồm huyện đảo Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, Lý Sơn) có gió mạnh cấp 8-9, vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11, giật cấp 12; sóng biển cao 4-6m, biển động dữ dội. Vùng biển ven bờ khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định có gió mạnh cấp 8-9, vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11, giật cấp 13; sóng biển cao 3-5m. Cảnh báo gió mạnh trên đất liền: ven biển khu vực Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định có gió mạnh cấp 8-9, vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11, giật cấp 13, các khu vực sâu hơn trong đất liền gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 11-12; khu vực Quảng Bình, Quảng Trị, Phú Yên, Gia Lai gió mạnh cấp 6, sau tăng lên cấp 7-8, giật cấp 9-10. Khu vực Kon Tum có gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, có nơi cấp 10, giật cấp 12. Trong ngày 28.9, khu vực Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum có mưa rất to với lượng mưa phổ biến 120-200mm, có nơi trên 250mm; khu vực Quảng Bình, Bình Định, Gia Lai có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 50-100mm, có nơi trên 150mm. Từ ngày 28.9 đến ngày 29.9 khu vực Bắc Trung Bộ, có mưa vừa, mưa to với lượng mưa phổ biến từ 100-250mm/đợt, có nơi trên 300mm/đợt; vùng ven biển, đồng bằng Bắc Bộ và Hòa Bình lượng mưa phổ biến từ 70-150mm/đợt, có nơi trên 180mm/đợt. Đề phòng nguy cơ xảy ra lũ quét trượt lở đất ở vùng núi, ngập úng tại vùng thấp. |
7h00: Quảng Trị: Bản làng bị cô lập do nước dâng cao
Cầu tràn bị ngập nước gây cô lập. |
Trong 24 giờ qua, lượng mưa tại tỉnh Quảng Trị phổ biến từ 100-120mm, một số nơi cao hơn như Vĩnh Kim 257mm, thị xã Quảng Trị 191mm, Tà Rụt 184mm. Mực nước các sông trên địa bàn tỉnh hầu hết đang ở mức dưới báo động 1. Tuy nhiên, một số bản làng ở miền núi đã bị cô lập do nước trên các sông suối dâng lên. Tại huyện Vĩnh Linh, cầu tràn bản Thúc ở xã Vĩnh Ô ngập nước lũ. Tương tự, đường từ bản 1 lên trung tâm xã này nước cũng dâng cao khiến nhiều bản làng tạm thời bị cô lập.
Quảng Bình: Chưa có thiệt hại do bão gây ra 7h sáng nay 28.9 Ban Chỉ huy PCLB-TKCN tỉnh Quảng Bình cho biết, theo thống kê sơ bộ ban đầu chưa có thông tin thiệt hại do bão Noru gây ra. Do ảnh hưởng của bão, từ rạng sáng ngày 28.9 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có gió mạnh cấp 5, giật cấp 7. Từ 19h ngày 27.9 đến thời điểm hiện tại trên địa bàn tỉnh có mưa vừa, mưa to, cụ thể: Tân Hóa 93,8mm; Cao Quảng 82,2mm; Dân Hóa 73,6mm; Lâm Thủy 71,6mm; Trường Sơn 53mm; Hóa Sơn 67,8mm; Kiến Giang 62,8mm. Do ảnh hưởng hoàn lưu của bão số 4, từ sáng ngày 28.9 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình xuất hiện đợt mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Tổng lượng mưa phổ biến từ 50-100mm, có nơi trên 150mm. |
6h30: Thành phố Huế trời mưa phùn, gió nhẹ.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của bão đêm qua có gió khá lớn nên một số ít cây xanh ở thành phố này bị đổ, gãy, bật gốc.
Ghi nhận của phóng viên Báo Lao Động, sáng sớm nay UBND phường Vĩnh Tân đã điều một tổ dân quân tự vệ mang theo cưa xăng đi cắt dọn những cây đổ gãy.
Một người trong tổ này cho biết, họ được điều dậy đi làm nhiệm vụ từ 5h sáng và chạy đi hết các tuyến đường thuộc địa bàn phường để xem ở đâu có cây đổ, cành gãy ảnh hưởng đến lưu thông của phương tiện giao thông thì cắt dọn.
Hiện người dân thành phố Huế đang dậy dọn dẹp, mở cửa quán hàng.
6h35: Cập nhật thiệt hại do bão số 4 ở miền Trung
Lốc xoáy tại thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh hồi 15h30 ngày 27.9 làm nhiều quán ven biển và 120 nhà bị tốc mái, sập tường, trong đó 2 ngôi nhà sập hoàn toàn. 4 người bị thương đã được đi cấp cứu tại cơ sở y tế.
Tại thành phố Đà Nẵng có 2 nhà tốc mái, 172 trạm biến áp mất điện (đã khôi phục 89), ngã đổ 75 cây xanh và một số biển hiệu. Đặc biệt, đến thời điểm này chưa có thông tin mới về 60 người ở dưới thuyền nổ máy, không chịu lên bờ tránh bão tại âu thuyền Thọ Quang.
Tỉnh Quảng Nam có 3.997 trạm biến áp bị mất điện (chưa khôi phục). Đã ghi nhận thiệt hại về tốc mái nhà, cây đổ… nhưng chưa thống kê được số lượng cụ thể.
Tỉnh Quảng Ngãi có một số nhà dân bị tốc mái (chưa thống kê được số lượng cụ thể) và gãy đổ một số cây xanh tại huyện Lý Sơn. Gần 4.000 trạm biến áp bị mất diện dẫn đến hàng chục ngàn hộ dân bị mất điện trên diện rộng.
Tại cuộc họp Ban chỉ đạo tiền phương ứng phó bão số 4 lúc 5h30 ngày 28.9, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Trưởng Ban chỉ đạo tiền phương đánh giá cao công tác ứng phó bão số 4 của các địa phương trong hai ngày qua.
Mặc dù bão đã đi qua không gây thiệt hại lớn cho các địa phương. Nhưng hoàn lưu bão gây mưa lớn là vấn đề rất đáng lo ngại. Bởi theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn, hôm nay và ngày mai, các tỉnh miền Trung sẽ có mưa rất lớn với lượng mưa phổ biến từ 150 -200mm.
Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương, ngay lúc này thành lập ngay các đoàn kiểm tra, khảo sát về cá vùng xung yếu có nguy cơ sạt lở để lên kịch bản ứng phó, tránh bị động gây thiệt hại về người và tài sản của nhân dân.
6h30: Người dân Quảng Trị rời hầm trú ẩn trên đảo Cồn Cỏ
Nhà cửa người dân trên đảo Cồn Cỏ vào 6h sáng 28.9. |
6h sáng 28.9, cơ quan chức năng đã đưa gần 300 người dân trú ẩn trong 2 hầm quân sự trên đảo Cồn Cỏ về nhà.
Ảnh hưởng bão Noru, đêm qua và rạng hôm nay, tại đảo Cồn Cỏ gió mạnh cấp 8, giật cấp 9. Tuy nhiên không gây thiệt hại.
Phó Thủ tướng họp trực tuyến với các địa phương về phòng chống bão từ 5h sáng
5h sáng 28.9, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống thiên tai Lê Văn Thành chủ trì Họp trực tuyến với các địa phương để tiếp tục nắm tình hình và triển khai công tác ứng phó bão số 4.
6h00: Kon Tum mưa lớn, mất điện, cây đổ ngã
Theo ghi nhận từ 5h rạng sáng ngày 28.9, Kon Tum mưa lớn nhiều nơi. Tại đèo Văn Rơi, huyện Đăk Tô có nhiều cây xanh lớn ngã đổ, chắn ngang đường, chính quyền đang triển khai khắc phục.
Còn tại huyện Kon Plông, có 4 xã mất điện gồm: Đăk Nên, Măng Bút, Đăk Ring, Đăk Tăng, Pờ Ê, các xã này người dân sống xung quanh vùng lòng hồ thuỷ điện Thượng Kon Tum. Huyện đã chỉ đạo điện lực báo cáo và liên hệ điều độ để đóng lại điện.
Tại huyện Đăk Glei, có 17 hộ thuộc xã Đăk Long, hiện nay đang cư trú an toàn tại Đồn Biên phòng 671. Trước bão người dân đang ở nhà chòi trên rẫy.
Hiện nay, trên địa bàn huyện đang có mưa to và rất to, nước trên các hệ thống sông, suối dâng cao, tại một số xã có nguy cơ xảy ra lũ quét, nguy cơ sạt lỡ đất như địa bàn các xã: Ngọc Linh, Mường Hoong, Xốp, Đăk Plô.
Tuyến đường 673, tuyến Hồ Chí Minh đoạn qua đèo Lò Xo giáp Quảng Nam, Kon Tum...nguy cơ sạt lở đất cao. Ban chỉ huy PCTT & TKCN Tỉnh Kon Tum vẫn đang theo dõi sát sao diễn biến tình hình và thống kê thiệt hại sau bão .
5h30 ngày 28.9: Quảng Bình: Mức nước một số sông đang lên
Theo ghi nhận của PV báo Lao Động, tại Quảng Bình từ 3-5 giờ sáng ngày 28.9 trời có mưa nhỏ nhưng gió lớn. Đến gần 5 giờ ngày 28.9 tại TP. Đồng Hới có gió giật cấp 7.
Mực nước một số sông tại Quảng Bình đã lên mức BĐ1 đến BĐ2, cụ thể: sông Gianh tại Tân Mỹ: +1,44 (
Đến 5h15 sáng 28.9 tại Quảng Bình chưa có báo cáo thiệt hại, sự cố và yêu cầu cứu hộ, cứu nạn do bão gây ra.
5h00: Người dân Bình Định ra đường tập thể dục 5h ở thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, trời không mưa, gió nhẹ nên người dân ra biển tập thể dục buổi sáng. “Khá bất ngờ khi sáng nay không mưa. Chúng tôi tranh thủ ra biển tập thể dục", ông Trung người dân địa phương nói. Không chỉ tập thể dục, nhiều người còn mang cần câu ra biển câu cá dọc đường bờ biển. |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 06/09/2024 14:04
Sạc xe điện dưới trời mưa bão có nguy hiểm không?
Sạc xe điện dưới trời mưa bão có nguy hiểm không là câu hỏi nhiều chủ xe điện quan tâm hiện nay, nhất là khi thời điểm cơn bão số 3 đã cận kề.
Kinh tế - Xã hội - 06/09/2024 14:03
Triệu hồi hơn 630 xe Lexus vì có nguy cơ cháy nổ
Toyota Việt Nam vừa phát đi thông tin triệu hồi 634 xe Lexus vì liên quan đến bơm nhiên liệu có thể hỏng.
Kinh tế - Xã hội - 06/09/2024 14:01
Cộng đồng nhận xét gì khi Hyundai Santa Fe 2024 lộ hình ảnh trước ngày ra mắt 20/9?
Hai chiếc xe Hyundai Santa Fe 2024 màu trắng và màu đen đã lộ diện trên đường phố Quảng Bình vào ngày hôm nay. Chiếc xe này sẽ ra mắt thị trường Việt Nam vào ngày 20/9 tới đây.
Kinh tế - Xã hội - 05/09/2024 17:13
PVOIL tặng voucher nhiên liệu cho VĐV tham dự Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền Nam PVOIL Cup 2024
Tổng cộng 2.500 lít nhiên liệu sẽ được PVOIL gửi tặng tới các vận động viên, thành viên Ban Tổ chức, Ban Điều hành của Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền Nam PVOIL Cup 2024.
Kinh tế - Xã hội - 05/09/2024 11:27
Hơn 388.000 biển số ô tô đấu giá trực tuyến từ hôm nay 5/9
Bộ Công an vừa phê duyệt kế hoạch đấu giá biển số ô tô phiên đấu giá thứ năm, với 388.389 biển số được đưa lên sàn.
Kinh tế - Xã hội - 05/09/2024 11:25
Bốn mẫu xe nhận ưu đãi mạnh tay từ Toyota Việt Nam và các đại lý trong tháng 9
Khách hàng có cơ hội nhận ưu đãi hấp dẫn lên tới 100% lệ phí trước bạ khi kết hợp ưu đãi từ Chính phủ, Toyota Việt Nam và tại hệ thống đại lý trong tháng 9 này.
- "Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích?
- Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
- Phải ngừng việc do “siêu bão" Yagi, người lao động có được trả lương?
- Công đoàn đã cho tôi tình thương như máu mủ, ruột thịt
- Bài 8: Tư vấn sai lệch thông tin là “lừa dối trong giao dịch dân sự”