Đánh giá tư thế lao động ở nhân viên sản xuất lắp ráp linh kiện điện tử
An toàn, vệ sinh lao động - 06/01/2022 14:04 TS. Đào Phú Cường - ThS. Nguyễn Thị Thanh Hải - BS. Nguyễn Thị Bích Liên - Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường - Bộ Y tế
Khi đứng lâu để làm việc, công nhân lắp ráp linh kiện điện tử có thể bị tăng áp lực thuỷ tĩnh trên thành mạch, ứ máu ở các chi dưới... Trong ảnh: Công nhân sản xuất linh kiện điện tử tại Nhà máy Samsung Thái Nguyên. |
Mục tiêu nghiên cứu
Sản xuất điện tử là một ngành đang rất phát triển ở nước ta. Số lượng NLĐ trong lĩnh vực này ngày càng nhiều, tập trung ở lĩnh vực lắp ráp điện tử, sản xuất linh kiện xuất khẩu… Cũng như các ngành sản xuất khác, ngành sản xuất lắp ráp LKĐT cũng phải đối mặt với nhiều yếu tố môi trường bất lợi như: tiếng ồn cao, ánh sáng không đảm bảo, điện từ trường, bụi kim loại, hơi khí độc, hóa chất, tia cực tím, phóng xạ… ở các công đoạn sản xuất. Những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe NLĐ. Ngoài ra, NLĐ còn phải làm việc với tư thế bất lợi trong suốt ca lao động có thể gây rối loạn cơ xương, giãn tĩnh mạch chi dưới, sa phủ tạng, các bệnh thuộc hệ thần kinh, cơ…
Công việc đơn điệu lặp lại thao tác nhiều lần trong thời gian dài nếu không có thời gian giãn cơ sẽ dẫn đến chấn thương khó hồi phục. Để phát hiện sớm các nguy cơ đối với sức khỏe NLĐ do TTLĐ bất hợp lý, đề tài đã ứng dụng phương pháp phân tích TTLĐ OWAS để phát hiện nhanh các tư thế bất hợp lý trong lao động, từ đó đưa ra một số giải pháp để giảm thiểu các tư thế có hại cho sức khỏe NLĐ.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Là 98 NLĐ tại cơ sở sản xuất lắp ráp LKĐT; các vị trí lao động tại 12 nhóm công việc khảo sát.
Phương pháp nghiên cứu
Ứng dụng phương pháp phân tích TTLĐ OVAKO (OWAS). Theo đó: Bước 1: Quan sát, chụp ảnh TTLĐ. Bước 2: Xác định từng trường hợp của tư thế lưng, chân và tay, trọng lượng vật nặng, tay nắm giữ và thao tác. Bước 3: Đánh giá, đối chiếu xem tư thế của từng phần cơ thể lưng, tay, chân và trọng lượng vật thuộc loại nào theo bảng; phân loại TTLĐ theo phương pháp OWAS.
Đối chiếu với bảng - Mức độ cấp bách phải thực hiện các biện pháp điều chỉnh, để xem tư thế được đánh giá có thuộc loại cấp bách phải thực hiện các biện pháp điều chỉnh ngay không.
Tư thế lao động ngồi lâu có thể gây các bệnh lý như giãn cơ bụng, sa phủ tạng, trạng thái vai tròn, hư xương sụn, viêm rễ thần kinh, thoát vị... Trong ảnh: Công nhân Công ty TNHH Bandai (TP. Hòa Bình, Hòa Bình). |
Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Thông tin chung đối tượng nghiên cứu
Bảng 1. Đặc điểm đối tượng theo giới
Giới | Số lượng, n | Tỷ lệ,% |
Nam | 26 | 26,5 |
Nữ | 72 | 73,5 |
Tổng số | 98 |
Tổng số đối tượng nghiên cứu là 98, trong đó có 72 lao động nữ (chiếm73,5%), 26 đối tượng là nam (chiếm 26,5%). Như vậy 2/3 số lao động là nữ.
Bảng 2. Đặc điểm đối tượng theo tuổi và thâm niên
Đặc điểm | Min | Max | Trung bình |
Tuổi | 19 | 45 | 28±4.3 |
Thâm niên | 0.5 | 11 | 5.6±2.69 |
Tuổi trung bình của NLĐ là 28, thâm niên trung bình trên 5 năm.
Bảng 3. Đặc điểm công việc của đối tượng nghiên cứu
STT | Công việc | Số lượng, n | Tỷ lệ,% |
1 | Ngoại quan | 15 | 15,3 |
2 | Nhập và giao hàng | 7 | 7,1 |
3 | Cải tiến sản xuất | 6 | 6,1 |
4 | Đo, cắt linh kiện | 6 | 6,1 |
5 | Hỗ trợ, hành chính | 5 | 5,1 |
6 | Vận hành máy | 21 | 21,4 |
7 | Giám sát, quản lý | 7 | 7,1 |
8 | Vận chuyển hàng | 7 | 7,1 |
9 | Kiểm tra hàng | 5 | 5,1 |
10 | Lắp linh kiện | 6 | 6,1 |
11 | Sửa chữa | 8 | 8,2 |
12 | Test chức năng | 5 | 5,1 |
98 | 100 |
Trong nhóm 12 công việc nghiên cứu, có 21 người làm công việc vận hành (chiếm 21,4%), tiếp đến là công việc ngoại quan 15 người (chiếm 5,3%), nhóm công việc hành chính chiếm tỷ lệ thấp nhất là 5,1% với 5 người.
Đánh giá TTLĐ
TTLĐ cơ bản
Bảng 4. Tư thế lao động cơ bản
Tư thế | Số lượng, n | Tỷ lệ,% |
Ngồi | 38 | 38.8 |
Đứng | 26 | 26.5 |
Đứng, đi lại | 3 | 3.1 |
Ngồi, đi lại | 3 | 3.1 |
Ngồi, đứng, đi lại | 3 | 3.1 |
Đi lại | 25 | 25.5 |
Qua khảo sát cho thấy, NLĐ làm việc gần 10 tiếng liên tục trong đó có 1 tiếng nghỉ giữa giờ và 2 lần nghỉ ngắn giữa buổi làm việc, mỗi lần nghỉ 10 phút, như vậy tổng thời gian làm việc của NLĐ là 8,5 tiếng. Do thời gian làm việc kéo dài, NLĐ có thể sẽ có nguy cơ mắc các bệnh sau:
Đối với TTLĐ ngồi: TTLĐ ngồi có cân bằng không bền vững, nhưng diện tích chân đế lớn hơn so với đứng vì có sử dụng ghế ngồi. Do vậy, các cơ của chi dưới và cơ quan tuần hoàn ở khu vực này không bị căng thẳng, do đó có thể giảm tiêu hao năng lượng cho cơ thể 10 - 20%. Tuy nhiên, khi duy trì tư thế ngồi lâu có thể gây các bệnh lý như giãn cơ bụng, sa phủ tạng, trạng thái vai tròn, hư xương sụn, viêm rễ thần kinh, thoát vị...
Đối với TTLĐ đứng: TTLĐ đứng là tư thế có cân bằng không vững. Tư thế này gây mệt mỏi hơn so với tư thế ngồi vì yêu cầu căng thẳng cơ nhiều hơn để cân bằng và duy trì tư thế. Bởi vậy, tiêu hao năng lượng ở tư thế này cũng lớn hơn ở tư thế khác, khi đứng lâu có thể tăng áp lực thuỷ tĩnh trên thành mạch, ứ máu ở các chi dưới.
Biểu đồ 1. Tư thế lao động cơ bản |
Phân loại tư thế lao động theo OWAS
Bảng 5. Mức tư thế lao động theo OWAS
STT | Công việc | Mức OWAS=1 | Mức OWAS=2 | ||
Số lượng, n | Tỷ lệ,% | Số lượng, n | Tỷ lệ,% | ||
1 | Ngoại quan | 1 | 6,7 | 14 | 93,3 |
2 | Nhập và giao hàng | 2 | 28,6 | 5 | 71,4 |
3 | Cải tiến sản xuất | 4 | 66,7 | 2 | 33,3 |
4 | Đo, cắt linh kiện | 2 | 33,3 | 4 | 66,7 |
5 | Hỗ trợ , hành chính | 1 | 20 | 4 | 80 |
6 | Vận hành máy | 12 | 57,1 | 9 | 42,9 |
7 | Giám sát, quản lý | 6 | 85,7 | 1 | 14,3 |
8 | Vận chuyển hàng | 1 | 14,3 | 6 | 85,7 |
9 | Kiểm tra hàng | 0 | 0 | 5 | 100 |
10 | Lắp linh kiện | 2 | 33,3 | 4 | 66,7 |
11 | Sửa chữa | 1 | 12,5 | 7 | 87,5 |
12 | Test chức năng | 3 | 60 | 2 | 40 |
35 | 35,7 | 63 | 64,3 |
Biểu đồ 2. Mức tư thế lao động |
Mức TTLĐ loại 1 chỉ chiếm khoảng 35,7%, mức TTLĐ loại 2 chiếm tỷ lệ chủ yếu, 64,3%.
Phân tích TTLĐ ở nghề hàn, lắp ráp tại cơ sở sản xuất cơ khí cho thấy, trên 40 TTLĐ loại 1, còn ở nghề tiện và cắt có trên 50% TTLĐ loại 1.
Wahyudi đánh giá TTLĐ tại nhà máy sản xuất ngô có 42% NLĐ có TTLĐ loại 1.
Mohsen phân tích TTLĐ ở người thu hoạch nghệ tây cũng cho kết quả chỉ có 23% tư thế loại 1.
Biểu đồ 3. Tư thế lao động mức 1 theo công việc |
Công việc giám sát, quản lý có tỷ lệ TTLĐ theo OWAS ở mức 1 cao nhất (85,7%), tiếp đó là công việc cải tiến sản xuất (66,7%), test chức năng (60%), vận hành máy (57,1%).
Biểu đồ 4. Mức tư thế lao động loại 2 theo công việc |
Công việc kiểm tra hàng có tỷ lệ TTLĐ mức 2 cao nhất (100%), tiếp đó là công việc ngoại quan (93,3%), công việc sửa chữa (87,5%), vận chuyển hàng (85,7%).
Để so sánh, phân tích TTLĐ tại một số cơ sở sản xuất cơ khí cho thấy, ở nghề hàn gần 60% TTLĐ ở mức 2 trở lên, nghề tiện và cắt gần 50% TTLĐ ở mức 2 trở lên.
Kết luận
Nghiên cứu ứng dụng phương pháp phân tích TTLĐ OVAKO (OWAS) của 98 công nhân thuộc 12 nhóm công việc cho thấy: 35,7% công nhân có TTLĐ thuộc mức 1 (không cần có biện pháp điều chỉnh tư thế). 64,3% công nhân có TTLĐ xếp mức 2 (cần có biện pháp điều chỉnh tư thế sớm).
Cần áp dụng một số giải pháp sau để giảm thiểu nguy cơ đối với sức khỏe NLĐ: Luân chuyển công việc để không có nhóm cơ bị quá tải. Đối với tư thế ngồi: Thân mình thẳng, giữ được độ cong tự nhiên của cột sống; ghế ngồi có hình dáng và kích thước thích hợp, có tựa lưng, tỳ tay, tỳ đầu, có khả năng ngả được tựa lưng. Đối với tư thế lao động đứng: Thân mình thẳng, chân đế phân bố đều lên cả hai chân; có chỗ để chân, có thể thay đổi tư thế.
Tài liệu tham khảo:
1. Todd Jailer, Miriam Lara-Meloy, Maggie Robbins (2021), Tài liệu hướng dẫn về ATVSLĐ dành cho NLĐ, Nxb Hồng Đức, trang 96.
2. Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường (2015), Thường qui kỹ thuật Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, Nxb Y học.
3. Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường, Tâm sinh lý lao động và Ecgônômi tập I, Nxb Y học, Hà Nội, 1998, trang 124.
4. Đào Phú Cường (2012), Điều kiện lao động và một số giải pháp cải thiện tại một số cơ sở sản xuất cơ khí vừa và nhỏ tỉnh Nam Định, Luận án tiến sĩ.
5. M. AripWahyudi, Wike A.P.Dania, Rizky L.R.Silalahi (2015), Work Posture Analysis of Manual Material Handling Using OWAS Method, Agriculture and Agricultural Science Procedia 3 ( 2015 ) 195 – 199, Work Posture Analysis of Manual Material Handling Using OWAS Method.
6. Mohsen Rasoulivalajoozi1, Mojtaba Rasouli (2020), Prevalence of Musculoskeletal Disorders and Analysis of Working Postures by OWAS among Saffron Harvesters, Iranian Journal of Health Sciences 2020; 8(4): 28-36.
Đánh giá nguy cơ rủi ro, mất an toàn trong hoạt động nổ mìn tại các mỏ khai thác đá Khai thác khoáng sản (KTKS) là ngành nghề có nhiều nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ, BNN). Trong những năm ... |
Đánh giá Ecgônômi* vị trí lao động, một số yếu tố nguy cơ và đề xuất giải pháp Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật cho ra đời rất nhiều các sản phẩm, thiết bị điện tử (TBĐT), dẫn đến ... |
Kết quả đánh giá rủi ro cháy nổ bằng phương pháp FRAME tại cơ sở sản xuất cơ khí Cháy nổ luôn là mối họa lớn, gây ra những thiệt hại nghiêm trọng tới tính mạng và tài sản. Tuy đã có rất nhiều ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 30/10/2024 08:06
Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí
Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí lần thứ X năm 2024 đã cho thấy sự quan tâm của chuyên môn và công đoàn các cấp trong ngành về ATVSLĐ.
An toàn, vệ sinh lao động - 29/10/2024 18:31
Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi - hình thức tuyên truyền thiết thực của Công đoàn
Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí lần thứ X năm 2024 không chỉ là sân chơi dành cho người làm công tác ATVSLĐ trong ngành mà còn là hình thức tuyên truyền thiết thực, hiệu quả, hấp dẫn cho người sử dụng lao động và người lao động.
An toàn, vệ sinh lao động - 29/10/2024 10:44
"Cuộc thi trực tuyến giúp tôi nhận ra nơi làm việc là ngôi nhà thứ hai"
Anh Nguyễn Minh Phương - CĐCS Công ty TNHH Phân tích thời gian thực (RTA) chia sẻ cảm nhận về cuộc thi trực tuyến "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ".
Người lao động - 17/10/2024 14:00
Đánh giá cao cuộc thi tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động
Ban chỉ đạo Tháng hành động về ATVSLĐ Trung ương đánh giá cao cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” năm 2024 do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức.
Người lao động - 16/10/2024 18:42
Siết chặt quản lý quan trắc môi trường tại cơ sở lao động
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động. Theo đó, đề xuất quy định quản lý hoạt động quan trắc môi trường lao động tại cơ sở lao động.
Người lao động - 10/10/2024 13:43
Công nhân Công ty CP Phân lân Ninh Bình tử vong khi sửa máy: Cần nâng cao ý thức an toàn lao động
Mới đây, công nhân Đào Sỹ T. của Công ty CP Phân lân Ninh Bình đã gặp tai nạn nghiêm trọng khi sửa chữa máy nghiền xích. Dù được đưa đi cấp cứu ngay sau đó, anh T. không qua khỏi.
- Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
- Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?
- Chân dung nhà vô địch Hạng SUV Nâng cao PVOIL VOC 2024
- Những liều thuốc tinh thần hỗ trợ bệnh nhân ung thư
- Độ nóng bất ngờ của căn 3 ngủ tại Hanoi Melody Residences