Những liều thuốc tinh thần hỗ trợ bệnh nhân ung thư
Hoạt động Công đoàn - 13/11/2024 07:58 Nguyễn Thị Yến Phượng
Dưới mái ấm Công đoàn Truyền tải điện thành phố Hồ Chí Minh |
Khi bác sĩ… “tuyên án tử”
Vào một ngày tháng 5 năm 2019, trong khi đưa người quen đi mổ u tuyến giáp tại Bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh, tôi tranh thủ đi khám lại những khối u lành tính từ cách đây 10 năm và nhận được kết quả là phải tiến hành mổ càng sớm càng tốt. Sau cuộc phẫu thuật, xét nghiệm trong khối u có tế bào ác tính, bác sĩ kết luận mình bị ung thư.
Những ngày đầu hè tháng 5 năm ấy, thời tiết ở thành phố Hồ Chí Minh thật oi bức, ít nhiều cũng làm ảnh hưởng đến tâm trạng của mỗi người. Tình trạng của tôi lúc ấy cũng vậy mọi thứ cứ như xoay tròn, dường như sụp đổ dưới chân mình khi biết được kết quả chuẩn đoán xấu mà các bác sỹ đã “tuyên án” cho tôi.
Tôi đã lấy lại tinh thần, đi làm sau cơn bạo bệnh. Ảnh: ĐVCC |
Ban đầu, tôi không thể tin nổi điều đó là sự thật. Qua tư vấn của các kỹ thuật viên hình ảnh và bác sỹ trực tiếp khám cho mình, lúc ấy tôi mới tin rằng điều đó là có thật. Tôi như sững lại, tim đập dữ dội chân tay bủn rủn, bởi tin dữ đã ập đến một cách thật là đột ngột. Bấy giờ người như có ngọn lửa thiêu đốt vậy, kéo dài một hồi lâu rồi sau đó là sự hụt hẫng, hụt hẫng là bởi những kế hoạch mà tôi đã lên sẵn từ trước sắp bị phá vỡ.
Những lo âu, những suy tư, những trăn trở và những dự định đã được vạch ra sẵn từ nhiều năm qua, và trong năm nay gần như hoàn toàn đi vào ngõ cụt. Sự lo toan, dự định nuôi nấng con cái trưởng thành, kể cả những ước mơ của con đã mách bảo cho tôi, để tôi có thể giúp con thực hiện ước mơ đó là việc tốt nghiệp phổ thông trung học. Nghĩ đến nó mà tôi như hoang mang, sợ hãi, mọi thứ trong phút chốc đã tan thành mây khói. Tất cả những ước mơ, những dự định ấy giờ đây không còn động lực để tôi phấn đấu thực hiện, mà nó đang trở thành gánh nặng trên vai, gánh nặng tâm lý, vật chất, gánh nặng con cái của một bà mẹ đơn thân như tôi.
Trong lúc bác sỹ đang thăm khám và tư vấn, tôi mải miết suy nghĩ, sự sợ hãi kèm theo sự thẫn thờ vì lo lắng. Bỗng chốc, có tiếng rung của chuông điện thoại, đang để ở chế độ rung mà tôi cất nó trong túi quần, đã khiến tôi giật bắn người cho dù đó là tiếng động nhỏ nhất. Thì ra, đó là chị Mười gọi để hỏi thăm tình hình khám bệnh như thế nào. Tôi vừa khóc, vừa lí nhí kể lại bệnh tình của mình cho chị nghe mà chữ được chữ mất. Rồi chị đã trấn an tôi một hồi thật lâu…
Vừa tắt điện thoại, bỗng một suy nghĩ thoáng qua trong tôi, nhớ lại cách đây hai năm mình đã lặn lội hàng cây số từ thành phố Hồ Chí Minh đến Bình Dương bằng chiếc xe máy cà rịt cà tàng đi thăm nhỏ bạn cũng bị mắc căn bệnh ung thư. Bạn tôi bị ung thư vòm họng giai đoạn 3, trong lúc mang thai cuối tháng thứ bảy, chuẩn bị sinh em bé thứ hai và được bác sỹ yêu cầu phải lấy đứa bé ra khỏi người mẹ thật sớm để điều trị bệnh một cách an toàn nhất cho cả hai mẹ con.
Nghe câu chuyện xuyên suốt từ đầu đến cuối về việc chữa bệnh ngoạn mục của nó từ lúc phẫu thuật khối u, vô hóa trị, đến xạ trị mà người cứ teo tóp và co rút lại mỗi lần làm xạ trị. Đứa bạn kể mà tôi cảm thấy thương cho em ấy. Tôi an ủi em: “Hãy cố gắng vượt qua tất cả để còn nuôi nấng hai đứa con em nhé!” Tôi vô cùng cảm phục vì sự chịu đựng và cảm thấy thương thương với hoàn cảnh hiện tại của em... Và rồi mọi thứ cũng qua đi, cô ấy đã vượt qua qua tất cả để chiến đấu với căn bệnh quái ác này.
Nữ cán bộ, nhân viên Ban Quản lý chợ Bến Thành. Ảnh: ĐVCC |
Nhưng căn bệnh này đã để lại những hậu quả nghiêm trọng từ thể xác đến tinh thần cho cô ấy. Một trong những hậu quả đó là giọng nói khàn khàn, ăn uống không được như người bình thường khác. Căn bệnh đã lấy đi mất tuyến nước bọt của cô ấy do bị phản ứng phụ của nhiều đợt xạ trị kéo dài. Sự cảm thông, sự chia sẻ với đứa bạn hồi ấy đã không thấm thía vào đâu so với bây giờ, càng nghĩ tôi càng thấy sự cảm thông đó đã tăng lên gấp nhiều lần hơn bởi chính tôi cũng đã đang mắc phải một loại căn bệnh ung thư.
Nhắc đến ung thư như nhắc đến "án tử", nó để lại nhiều hệ lụy từ vật chất đến tinh thần, làm ảnh hưởng nhiều đến cơ thể và cuộc sống của mỗi người bệnh. Người bệnh phải đối diện với nó bằng tinh thần thép. Nhờ sự lạc quan và tìm hiểu thông tin qua nhiều phương tiện khác nhau, nên tôi đã dần tin tưởng hơn vào khoa học và tin tưởng vào các y bác sĩ ở bệnh viện. Tôi tự nhủ: "Tự mình phải vượt qua tất cả, phải có niềm tin vững vàng vào y học nước nhà, chỉ có chính mình mới vượt được qua khó khăn thử thách đó”.
Những “liều thuốc tinh thần” đến từ công đoàn
Tôi nghĩ rằng, cho dù có như thế nào, cũng hãy luôn yêu lấy bản thân và luôn lắng nghe cơ thể, giữ vững ý chí và nghị lực của mình. Và từ đó, tôi bắt đầu hành trình tìm phương pháp chữa bệnh. Sau đợt điều trị kéo dài hơn sáu tháng và vượt qua chuỗi ngày tháng bế tắc ấy, nhận được sự chăm sóc tận tình từ các y bác sỹ, sự chia sẻ và yêu thương từ gia đình... tôi đã có cách nhìn khác về cuộc sống, con người và đón nhận mọi điều nhẹ nhàng hơn, không còn tâm lý nặng nề như những ngày đầu phát hiện bệnh nữa. Bên cạnh sự vượt khó của chính bản thân mình, không thể không nhắc đến sự đồng hành của Liên đoàn Lao động quận 1 đã đến để động viên, chia sẻ về tinh thần kịp thời.
Liên đoàn Lao động Quận 1 tổ chức cuộc thi chạy việt dã cho CBVC & người lao động. Ảnh: ĐVCC |
Ngoài việc động viên về vật chất cho người lao động, Liên đoàn Lao động quận 1 còn tổ chức hàng loạt các hoạt động hữu ích cho đoàn viên bằng nhiều hình thức khác nhau như: tổ chức các cuộc thi viết, các hoạt động về thể chất như: cầu lông, bóng đá, bóng bàn, chạy, cờ tướng, việt dã… nhằm tạo điều kiện cho các đoàn viên giao lưu, học hỏi, tăng cường thể lực cũng như trí tuệ, đã góp một phần không nhỏ tạo sự hứng khởi cho các đoàn viên công tác tốt hơn trong lao động, sản xuất.
Tổ chức các mô hình chăm lo đời sống cho cán bộ viên chức, như chăm lo cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đem lại cho đoàn viên có một cuộc sống tốt hơn lên. Các hoạt động công đoàn đã mang lại những kết quả rất thiết thực, tuy rất gần gũi thường ngày nhưng lại có ý nghĩa to lớn góp phần động viên đoàn viên phấn khởi, yên tâm công tác, phấn đấu vươn lên vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
Với tôi, từ khi phát hiện căn bệnh nan y này, nhờ sự giúp đỡ, sẻ chia của Ban Chấp hành Công đoàn Ban quản lý, nhất là sự động viên kịp thời của Liên đoàn Lao động quận 1 đã giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy vật chất dù là nhỏ nhưng cũng phần nào động viên và khích lệ rất lớn đối với tôi. Sự chăm lo của công đoàn bằng các hình thức khác nhau như chăm lo đời sống khó khăn cho tôi từ vật chất đến tinh thần, cho con trai tôi được các suất học bổng Nguyễn Đức Cảnh. Ngoài ra còn chăm lo cho đoàn viên khác có hoàn cảnh khó khăn khác…
Liên Đoàn lao động Quận 1 tặng quà tết cho người lao động khó khăn. Ảnh: ĐVCC |
Dù đã vượt qua được bệnh tật, giờ đây nó để lại cho tôi ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, về tinh thần và thể chất. Qua các mô hình chăm lo của công đoàn, tôi đặc biệt ấn tượng nhất với những cuộc thi trong tháng công nhân. Cuộc thi hết sức thú vị và ý nghĩa nó đã đem lại cho tôi niềm tin nhiều hơn vào cuộc sống, manh mẽ hơn trong suy nghĩ. Vì những người bệnh như tôi rất cần sự lạc quan, vui tươi và phấn khởi mà chính những hoạt động thể thao, hoạt động trí tuệ cũng như thể chất ấy là rất hữu ích cho bản thân. Các cuộc thi đã như liều thuốc và tạo cho tôi cải thiện tinh thần nhiều hơn sau cơn bạo bệnh.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, chúng ta thường xuyên gặp những khó khăn, thách thức mà không phải lúc nào cũng có thể tự mình vượt qua. Đó có thể là những khó khăn về vật chất, về tinh thần, hay những trở ngại trong cuộc sống hàng ngày.
Tinh thần “lá lành đùm lá rách” của người dân Việt Nam luôn là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và vẫn được lưu giữ cho đến hiện nay. Liên Đoàn Lao động quận 1 nói chung, cũng như Ban Chấp hành Công đoàn Ban quản lý chợ Bến Thành - nơi tôi làm việc nói riêng đã thể hiện rất tốt vai trò của mình. Họ luôn là nòng cốt, là tiếng nói chung của người lao động. Họ đại diện cho người đoàn viên thể hiện nhiệm vụ cốt lõi bảo vệ chăm lo cho đoàn viên và người lao động. Họ sẽ mãi là chỗ dựa vững chắc, điểm tựa đáng tin cậy cho đoàn viên và người lao động.
Tác phẩm tham dự Cuộc thi viết “Vòng tay Công đoàn” lần thứ IV do Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức từ 30/10/2023 đến hết ngày 30/9/2024. Cuộc thi nhằm tuyên truyền, cổ vũ những trường hợp đoàn viên, người lao động được tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn chăm lo, bảo vệ thiết thực, hiệu quả; nhờ đó có sự thay đổi tích cực trong cuộc sống. Thông qua bài viết nêu bật nỗ lực của tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn trong việc thực hiện nhiệm vụ cốt lõi đại diện bảo vệ, chăm lo cho đoàn viên, người lao động; góp phần khẳng định Công đoàn Việt Nam đã, đang và sẽ mãi là chỗ dựa vững chắc, tin cậy, nơi gửi gắm niềm tin của đoàn viên, người lao động. Mời độc giả xem thêm TẠI ĐÂY Địa chỉ nhận tác phẩm dự thi: [email protected] |
Cô bảo mẫu vượt khó nhờ sự bảo vệ và chăm lo của công đoàn Công đoàn là nơi mà những người lao động tìm thấy sự đồng hành, bảo vệ và chia sẻ. Trong cuộc sống, đôi khi những ... |
Dưới mái ấm Công đoàn Truyền tải điện thành phố Hồ Chí Minh Gần 20 năm trước, khi tôi mới bước chân vào ngành điện, Công đoàn Truyền tải điện TP. Hồ Chí Minh là nơi tôi dừng ... |
- Những liều thuốc tinh thần hỗ trợ bệnh nhân ung thư
- Độ nóng bất ngờ của căn 3 ngủ tại Hanoi Melody Residences
- 6 trường hợp được phép lựa chọn hưởng lương hưu hoặc hưởng BHXH một lần từ tháng 7/2025
- Dobinsons đồng hành cùng PVOIL VOC 2024
- Long An: Hơn 5 tỷ đồng tổ chức bữa cơm công đoàn chăm lo cho đoàn viên, NLĐ