Công ty CP Dệt 19/5 Hà Nội chưa thực hiện cam kết với cơ quan BHXH
Phóng sự điều tra - 08/08/2023 19:53 MINH ANH
Trước đó, ngày 12/5/2023, Công ty CP Dệt 19/5 Hà Nội đưa ra lộ trình nộp tiền nợ BHXH như sau: Trong tháng 5/2023, Công ty sẽ nộp 500 triệu đồng, giải quyết quyền lợi cho 15 trường hợp; tháng 6 sẽ nộp 1 tỷ đồng để giải quyết cho 27 trường hợp; tháng 7, sẽ nộp hơn 2 tỷ đồng để giải quyết cho 26 trường hợp. Tuy nhiên, tính đến hết 31/7/2023, theo xác nhận của cơ quan BHXH thị xã Duy Tiên, doanh nghiệp này mới chỉ nộp 400 triệu đồng. Số nợ BHXH của Công ty Dệt CP 19/5 Hà Nội thời điểm hiện tại vẫn là hơn 13 tỷ đồng.
Đại diện BHXH Thị xã Duy Tiên cho biết, tính đến 31/7, Công ty CP Dệt 19/5 Hà Nội mới chỉ nộp 400 triệu đồng, số tiến rất nhỏ so với con số đã cam kết bằng văn bản vào ngày 12/5/2023 là hơn 3,5 tỷ đồng. Ảnh: BHXH Duy Tiên |
Theo thông báo của UBND tỉnh Hà Nam, Công ty phải có cam kết thời gian trả nợ lương, đóng BHXH; yêu cầu đến hết 31/7/2023, Công ty phải thanh toán lương và đóng BHXH cho 1/3 số lao động hiện Công ty đang nợ. Nhưng trên thực tế, với số tiền Công ty mới nộp cho cơ quan BHXH là 400 triệu đồng thì mới chỉ giải quyết được cho chưa đến 15 trường hợp trên tổng số 327 người lao động, và cũng chưa được 1/3 số lao động theo yêu cầu của UBND tỉnh.
Ngoài việc nợ hơn 13 tỷ đồng tiền BHXH cho người lao động, Công ty CP Dệt 19/5 Hà Nội vẫn còn nợ lương khối Hành chính - Văn phòng từ tháng 7 đến tháng 12/2022. Cũng trong cam kết ngày 12/5 vừa qua, Công ty đưa lộ trình trả lương cụ thể như sau: trước 30/5, Công ty trả nốt lương tháng 7, 8/2022; trước 30/6, Công ty trả lương tháng 9,10/2022; trước 30/7, Công ty trả nốt lương tháng 11,12/2022.
Nhiều lần, công nhân Nhà máy Dệt Hà Nam đi đòi quyền lợi về BHXH nhưng phía Công ty vẫn không giải quyết dứt điểm. Ảnh: CNCC |
Chị Lê Thị Lệ (sinh năm 1986) – nhân viên thuộc Khối Hành chính – Văn phòng cũng đã có 17 năm gắn bó với Công ty Dệt 19/5. Chị Lệ cho biết, chị mới chỉ nhận được lương đến tháng 10/2022.
“Chúng tôi chỉ mong Lãnh đạo Công ty có buổi đối thoại chính thức với người lao động. Nhiều lần cam kết đưa ra lộ trình giải quyết lương và BHXH cho người lao động nhưng không thực hiện theo đúng cam kết, khiến người lao động chúng tôi rất bức xúc và mệt mỏi vì chờ đợi”, chị Lệ chia sẻ.
Người lao động chờ đợi hội nghị đối thoại để giải quyết dứt điểm các vấn đề còn tồn đọng nhưng phía Công ty vẫn im lặng và trì hoãn.
Như Tạp chí Lao động và Công đoàn đã thông tin, Công ty CP Dệt 19/5 Hà Nội nợ BHXH của người lao động từ tháng 3/2019 khiến nhiều lao động bức xúc nhiều lần phải đi đòi quyền lợi. Nhiều công nhân muốn tìm cơ hội việc làm khác gặp khó khăn bởi phía Công ty không giải quyết dứt điểm vấn đề nợ bảo hiểm xã hội cho người lao động. Việc làm tại Công ty không có, nhiều công nhân tại nhà máy Dệt Hà Nam buộc phải tìm công việc thời vụ, ai thuê gì làm nấy với mức lương không ổn định, gặp khó khăn trong đời sống.
Đầu tháng 11/2022, trong cuộc đối thoại với người lao động có sự tham gia của Ban Quản lý các KCN tỉnh Hà Nam, Công đoàn ngành Dệt may Hà Nội, Công an, Ban Lãnh đạo Công ty cam kết sẽ nộp hết BHXH năm 2019; quý 1 và 2 năm 2023 sẽ nộp BHXH năm 2020; quý 3 và 4 năm 2023 sẽ nộp BHXH năm 2021 và 2022 nhưng Công ty không thực hiện.
Đến ngày 5/3/2023, trong công văn gửi UBND tỉnh Hà Nam và Ban Quản lý các KCN tỉnh Hà Nam, Công ty lại tiếp tục đưa ra lộ trình thanh toán BHXH cho người lao động nhưng cũng không thực hiện theo đúng cam kết.
Theo thông báo đã phát đi của UBND tỉnh Hà Nam, trường hợp Công ty không thực hiện đúng cam kết, BHXH tỉnh Hà Nam củng cố đầy đủ hồ sơ nợ BHXH của Công ty chuyển sang các cơ quan chức năng để xử lý theo quy định của pháp luật.
Công ty Dệt 19/5 Hà Nội lại cam kết lộ trình trả lương và BHXH Công ty CP Dệt 19/5 Hà Nội vừa có công văn gửi UBND tỉnh Hà Nam và Ban quản lý các KCN tỉnh Hà Nam, ... |
Bài 4: Đà Nẵng tiếp tục "điểm danh" Công ty Quảng An 1 đứng đầu danh sách nợ BHXH Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP. Đà Nẵng vừa công khai loạt doanh nghiệp nợ bảo hiểm với số tiền lớn, kéo dài. Trong đó, ... |
Bài 5: Bắc Ninh: Công ty Quảng An 1 nợ BHXH “khủng”, bị kiến nghị khởi tố Số liệu từ BHXH huyện Tiên Du (tỉnh Bắc Ninh) cho biết, tính đến hết tháng 4/2023, Công ty CP Công nghiệp Quảng An 1 ... |
Nỗi buồn “không nói nên lời” của viên chức dân số Sau khi biết thông tin về Nghị định 05, cán bộ dân số đã từng rất vui mừng vì nghĩ mình sẽ được tăng phụ ... |
Tin cùng chuyên mục
Pháp luật lao động - 27/09/2024 18:20
“Bẫy nợ” thẻ ngân hàng - Bài 7: Mọi lợi ích thu được từ khách hàng phải hợp pháp và minh bạch
“Trong một môi trường cạnh tranh như hiện nay, tôi cho rằng các ngân hàng cần phải nâng cao hơn nữa tiêu chuẩn cao về đạo đức kinh doanh để đảm bảo rằng mọi lợi ích thu được từ khách hàng đều hợp pháp và minh bạch”, ThS.Luật sư Nguyễn Thị Minh Anh - Công ty Luật TNHH Việt Kim (Hà Nội), chia sẻ.
Phóng sự điều tra - 26/09/2024 13:33
“Bẫy nợ” thẻ ngân hàng - Bài 6: Ý kiến của cán bộ công đoàn
Trước tình trạng nhiều công nhân, người lao động trở thành “con nợ” bất đắc dĩ của những chiếc thẻ ngân hàng, một số cán bộ, lãnh đạo tổ chức Công đoàn đã lên tiếng, chia sẻ thêm những thông tin, lời khuyên dành cho công nhân.
Pháp luật lao động - 25/09/2024 08:33
“Bẫy nợ” thẻ ngân hàng - Bài 5: Ngân hàng cần minh bạch, rạch ròi
Trước thực trạng trở thành những con nợ bất đắc dĩ bởi những chiếc thẻ không sử dụng, nhiều công nhân đề nghị nhà phát hành thẻ, các ngân hàng cần có biện pháp quản lý phù hợp, minh bạch, rạch ròi, nhất là liên quan các khoản phí sau khi chủ thẻ ngừng sử dụng thẻ.
Phóng sự điều tra - 24/09/2024 08:19
“Bẫy nợ” thẻ ngân hàng - Bài 4: Công nhân chịu thiệt đến bao giờ?
Việc doanh nghiệp phối hợp với ngân hàng phát hành thẻ ATM cho công nhân diễn ra phổ biến. Mỗi khi nhảy việc, công nhân lại được yêu cầu sử dụng thẻ mới đồng bộ với công ty, do đó họ phải gánh thêm những khoản phí cho những chiếc thẻ cũ...
Pháp luật lao động - 23/09/2024 07:49
“Bẫy nợ” thẻ ngân hàng - Bài 3: Trên 60% công nhân dùng từ 2 thẻ ATM trở lên
Tạp chí Lao động và Công đoàn đã tiến hành khảo sát việc sử dụng thẻ ATM qua 500 công nhân trong các khu công nghiệp lớn của cả nước. Số lượng những chiếc thẻ ngân hàng “ngủ đông” khiến nhiều người giật mình.
Phóng sự điều tra - 21/09/2024 19:59
“Bẫy nợ” thẻ ngân hàng - Bài 2: Những chiếc thẻ ngân hàng làm công nhân khốn khổ
Mỗi lần nhảy việc, công nhân sở hữu thêm một thẻ ATM. Thẻ cũ không dùng vẫn bị thu phí, dẫn đến nhiều hệ lụy, làm khốn khó thêm cho đời sống công nhân.
- Người bảo vệ gần gũi, thân thiện của Trường Tiểu học Trung Yên
- Vòng tay Công đoàn tiếp thêm động lực, lan tỏa yêu thương
- LĐLĐ Bình Phước tổ chức hội nghị báo cáo viên
- Vietcombank giảm lãi suất cho vay hỗ trợ cá nhân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 - Yagi
- “Bẫy nợ” thẻ ngân hàng - Bài 7: Mọi lợi ích thu được từ khách hàng phải hợp pháp và minh bạch