Công đoàn phải đại diện bảo vệ tốt quyền lợi cho người lao động
Việc làm - tuyển dụng - 29/07/2019 15:01 Lê Thị Nhường
Bảo vệ quyền lợi cho người lao động ngày càng được quan tâm. Ảnh minh họa |
- PV: Hiện tượng đình công, lãn công vẫn còn xảy ra ở nhiều doanh nghiệp trên cả nước mà đa số lại không phải do công đoàn tổ chức, lãnh đạo. Quan điểm của đồng chí về vấn đề này như thế nào?
Vấn đề đình công, ngừng việc tập thể là một tất yếu của QHLĐ theo cơ chế thị trường mà Việt Nam không là ngoại lệ.
Theo thống kê của chúng tôi, trong 5 năm qua, tính từ 2014 đến nay, cả nước đã xảy ra 1.496 cuộc ngừng việc tập thể, đình công tự phát, tập trung nhiều ở các doanh nghiệp FDI (chiếm khoảng hơn 70%). Riêng năm 2018, cả nước xảy ra 214 cuộc trên địa bàn 36 tỉnh, thành phố, giảm 115 cuộc (34,95%) so với năm 2017. Thời điểm xảy ra nhiều nhất các cuộc ngừng việc tập thể và đình công là trước và sau tết Nguyên đán (chiếm trên 31%).
Đặc biệt, tất cả các cuộc ngừng việc tập thể, đình công đều tự phát, không theo đúng trình tự quy định của pháp luật, không do CĐCS tổ chức và lãnh đạo. Tại sao lại như vậy và nguyên nhân vì đâu? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm, phân tích. Theo tôi, có nhiều nguyên nhân, trong đó có thể kể ra đây một vài lý do:
Thứ nhất, pháp luật về đình công còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với thực thực tiễn cuộc sống. Trong quá trình hoàn thiện pháp luật lao động, công đoàn, vấn đề tranh chấp lao động, đình công luôn được quan tâm và đã qua 3 lần sửa đổi, bổ sung (năm 2002, 2006, 2012). Tuy nhiên, khi triển khai vào thực tế, các quy định về đình công vẫn chưa khả thi. Để đình công theo đúng pháp luật, NLĐ và tổ chức Công đoàn chỉ có con đường “độc đạo” nhất thiết phải qua hòa giải, trọng tài với thủ tục không hề đơn giản. Chỉ riêng về mặt thời gian, để đình công đúng pháp luật phải mất gần 1 tháng, trong khi những bức xúc của NLĐ thì cần phải được giải quyết tức thì, do đó dẫn đến đình công tự phát.
Thứ hai, nguyên nhân từ tổ chức Công đoàn. Phải thẳng thắn thừa nhận rằng, mặc dù chúng ta đã có nhiều cố gắng nhưng chất lượng và hiệu quả hoạt động công đoàn ở nhiều nơi, nhất là ở cấp cơ sở còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu; chưa thuyết phục, thu hút được đoàn viên, NLĐ gắn bó, tin cậy vào tổ chức Công đoàn. Một số cán bộ công đoàn (CBCĐ) còn xa đoàn viên, trình độ, năng lực còn bất cập, khả năng thương lượng, đối thoại để ký kết TƯLĐTT, bảo vệ quyền lợi cho NLĐ còn yếu. Hỗ trợ hoạt động của công đoàn cấp trên cơ sở đối với CĐCS còn hạn chế. Cơ chế bảo vệ CBCĐ còn thiếu và yếu cả trong quy định của pháp luật lẫn thực thi trong thực tiễn. Trong khi đó, hầu hết CBCĐ cơ sở là kiêm nhiệm, làm công hưởng lương, phụ thuộc và rất khó có bình đẳng với NSDLĐ trong QHLĐ, rất khó để đứng ra tổ chức và lãnh đạo đình công.
Ông Lê Đình Quảng, Phó ban Quan hệ lao động (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam). Ảnh VOV |
Thứ ba, công tác quản lý của nhà nước, đặc biệt là công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật cũng còn nhiều kiếm khuyết. Hầu hết các cuộc ngừng việc tập thể, đình công tự phát vừa qua có nguyên nhân là do doanh nghiệp vi phạm pháp luật, xâm hại quyền, lợi ích của NLĐ.
Ngoài ra, phải kể đến một nguyên nhân không kém phần quan trọng, đó là ý thức tuân thủ pháp luật của cả NLĐ và NSDLĐ chưa cao. Hầu hết lao động của chúng ta tại các KCN, KCX là lao động phổ thông từ các vùng nông thôn, tác phong công nghiệp, trình độ hiểu biết pháp luật còn hạn chế, thu nhập thấp, điều kiện làm việc không tốt, rất dễ bức xúc khi có bất đồng về quyền lợi trong quan hệ lao động.
- Ngừng việc tập thể, đình công tự phát, điều đó cho thấy vai trò đại diện của CBCĐ chưa được thực hiện đầy đủ. Đồng chí thấy sao về nhận định này?
Qua bức tranh về ngừng việc tập thể, đình công tự phát ở Việt Nam thời gian qua, có rất nhiều điều để chúng ta suy ngẫm, trong đó có cả vấn đề về vai trò và hiệu quả của hoạt động công đoàn. Có thể nói rằng, những năm vừa qua, tổ chức Công đoàn đã nỗ lực rất lớn trong phòng ngừa và hạn chế tranh chấp lao động, đình công tự phát. Không ít nơi, các cấp công đoàn, nhất là CĐCS và công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đã nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, NLĐ; sớm trao đổi, thông tin đến NSDLĐ vấn đề mà NLĐ quan tâm, bức xúc; tích cực hóa giải các vướng mắc, mâu thuẫn, không để tranh chấp lao động phát sinh. Chính nhờ thực hiện tốt vai trò của mình mà tổ chức Công đoàn đã hóa giải được hàng ngàn cuộc tranh chấp, không để xẩy ra đình công. Đáng tiếc là những kết quả này ít được phản ánh một cách rộng rãi, kịp thời.
Tuy nhiên, khách quan mà nói, để xảy ra tình trạng ngừng việc tập thể, đình công tự phát nhiều như vậy, không thể nói tổ chức Công đoàn đã làm tốt vai trò trách nhiệm của mình, nhất là vai trò đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn và của NLĐ. Thiết nghĩ, nếu chúng ta làm tốt chức năng, nhiệm vụ này thì quyền lợi của NLĐ được bảo đảm, NLĐ tin tưởng vào tổ chức Công đoàn, chắc chắn sẽ không có đình công tự phát xảy ra.
- Vậy theo đồng chí, để phòng ngừa, hạn chế tranh chấp lao động, đình công tự phát thì tổ chức Công đoàn cần phải làm gì?
Để hạn chế ngừng việc tập thể, đình công tự phát, cần phải có các giải pháp đồng bộ và sự nỗ lực của các bên trong QHLĐ cũng như của Nhà nước và các thiết chế giải quyết tranh chấp lao động, đình công.
Về lâu dài, phải tổ chức xây dựng QHLĐ tiến bộ trên nền tảng chia sẻ lợi ích một cách hài hoà giữa NLĐ và doanh nghiệp, tăng cường chia sẻ thông tin, làm cho NLĐ gắn bó với doanh nghiệp.
Riêng đối với tổ chức Công đoàn, theo tôi, cần tập trung và thực hiện tốt hơn nữa các nhiệm vụ đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho NLĐ. Nâng cao chất lượng tham gia xây dựng chính sách, pháp luật liên quan đến NLĐ và tổ chức Công đoàn, coi đây là phương thức bảo vệ NLĐ từ xa, trên diện rộng và hiệu quả. Tăng cường công tác tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật của NSDLĐ đối với NLĐ. Tăng cường phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về lao động, đại diện giới sử dụng lao động trực tiếp tham gia hỗ trợ quá trình đối thoại tại nơi làm việc, quá trình thương lượng và ký kết TƯLĐTT tại doanh nghiệp. Coi đối thoại và thương lượng tập thể là cơ chế quan trọng giúp phòng ngừa, hạn chế ngừng việc, đình công.
Các cấp công đoàn, nhất là CĐCS và công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở phải tăng cường tiếp xúc với NLĐ, nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng của NLĐ, từ đó chủ động đề xuất, thương lượng với chủ sử dụng lao động để có biện pháp giải quyết, kịp thời hoá giải các tranh chấp, xung đột.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh việc thành lập CĐCS trong doanh nghiệp, cũng cần quan tâm hơn nữa chất lượng hoạt động của CĐCS. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng hoạt động của CBCĐ trong doanh nghiệp, nhất là kỹ năng thương lượng, đối thoại, giải quyết tranh chấp.
- Xin cảm ơn đồng chí, chúc đồng chí nhiều sức khỏe, thành công!
Tin cùng chuyên mục
Việc làm - tuyển dụng - 06/09/2024 12:24
Quảng Bình: Hơn chục doanh nghiệp tuyển lao động, nhiều vị trí việc làm hấp dẫn
Trung tâm Dịch vụ việc làm Quảng Bình cho biết, phiên giao dịch việc làm lần thứ 16 được tổ chức vào ngày 6/9 có 12 doanh nghiệp uy tín đăng ký tham gia tuyển dụng, với 70 chỉ tiêu việc làm hấp dẫn cho người lao động.
Việc làm - tuyển dụng - 03/09/2024 08:55
Công ty may ở Nam Định tuyển hàng trăm công nhân, thưởng 1-3 triệu cho người giới thiệu thành công
Công ty TNHH Smart-Shirts Garments Manufacturing Bảo Minh đang tuyển 100 công nhân may, 30 công nhân hoàn thiện, 30 công nhân QC (kiểm tra chất lượng), và 50 công nhân cắt.
Việc làm - tuyển dụng - 30/08/2024 07:00
Triệu tập thí sinh đủ điều kiện dự thi Vòng 2 kỳ thi tuyển viên chức Tạp chí Lao động và Công đoàn
Thông báo về việc triệu tập thí sinh đủ điều kiện, tiêu chuẩn dự thi Vòng 2, kỳ thi tuyển viên chức đợt 1 năm 2024 của Tạp chí Lao động và Công đoàn.
Nhịp cầu lao động - 29/08/2024 20:40
Thông báo kết quả bài thi vòng 1 kỳ tuyển dụng viên chức đợt 1 năm 2024
Tạp chí Lao động và Công đoàn thông báo kết quả bài thi vòng 1 kỳ tuyển dụng viên chức đợt 1 năm 2024
Nhịp cầu lao động - 28/08/2024 15:48
VPBank tuyển dụng số lượng lớn nhân viên Khối quản trị rủi ro, chỉ cần tốt nghiệp THPT
VPBank đang tuyển dụng số lượng lớn nhân viên thu hồi nợ hiện trường và chuyên viên quản lý nợ tại hiện trường với mức lương hấp dẫn lên đến 15 triệu đồng/tháng cùng nhiều chế độ phúc lợi đa dạng. Đây là cơ hội tuyệt vời dành cho các ứng viên tốt nghiệp Trung học phổ thông, có kỹ năng giao tiếp tốt và đam mê công việc trong lĩnh vực ngân hàng.
Việc làm - tuyển dụng - 21/08/2024 18:10
Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam tuyển dụng nhiều Điều dưỡng dụng cụ
Khoa Gây mê hồi sức, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam (thôn Nam Sơn, xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành) tuyển dụng nhân sự Điều dưỡng dụng cụ.
- Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
- Phải ngừng việc do “siêu bão" Yagi, người lao động có được trả lương?
- Công đoàn đã cho tôi tình thương như máu mủ, ruột thịt
- Bài 8: Tư vấn sai lệch thông tin là “lừa dối trong giao dịch dân sự”
- Nghiệp đoàn Xích lô du lịch Nha Trang - điểm tựa vững chắc cho người lao động