Bệnh viện Phục hồi Chức năng Đà Nẵng: Bắt nguồn từ tận tâm, đích đến là yêu thương
Công đoàn - 13/12/2019 22:20 Xuân Hậu
Bắt nguồn từ tận tâm đích đến là yêu thương. Ảnh: XH |
“Tất cả cần một cái tâm”
Lựa chọn theo ngành điều dưỡng, năm 2007, sau khi ra trường, chị Đỗ Thị Hà My gắn bó với Bệnh viện Phục hồi Chức năng Đà Nẵng đến tận bây giờ. Với 13 năm gắn bó với nghề cũng là từng ấy thời gian chị My sống trọn với đam mê và cái tâm phục vụ bệnh nhân.
Vốn dĩ, nhiều người hay ví von, điều dưỡng viên như làm dâu trăm họ bởi ngành nghề này đòi hỏi phải giao tiếp với nhiều kiểu bệnh nhân và người nhà của họ với những tính cách khác nhau: có người thoải mái, có người lại khó tính, tỏ thái độ hoặc không phối hợp với công việc của điều dưỡng viên,… Vậy điều gì giúp Đỗ Thị Hà My lựa chọn và gắn bó với ngành nghề ngày.
Nhớ lại khoảng thời gian còn đặt bút trong tờ đăng kí nguyện vọng, chị bộc bạch: “Nghề y là giấc mơ từ nhỏ của tôi. Thế nhưng để nói là có biết gì về ngành điều dưỡng này không thì thật là chưa biết nhiều mà chỉ nghe qua báo đài. Tôi quyết định đăng kí thi để theo đuổi đam mê đến khi được học, được thực tập và được sống với nghề, tôi lại càng thấy yêu nghề hơn. Mọi khó khăn cũng vì thế có thể vượt qua được”.
Khoa Nội – An Dưỡng của bệnh viện, nơi tiếp nhận và điều trị nhiều bệnh nhân bị tai biến, chấn thương,… khiến việc di chuyển gặp nhiều khó khăn, các điều dưỡng viên của khoa cũng vì thế sẽ luôn giúp đỡ các bệnh nhân trong nhiều hoạt động sinh hoạt. Điều này đã giúp chị và những điều dưỡng viên khác được gần gũi hơn với bệnh nhân, chăm sóc và trao đổi nhiều hơn với người nhà của họ. Đó cũng là lý do mà theo chị My là thuận lợi cho công việc của bản thân.
Bà Hồ Thị Ngọc Diệp (Bệnh nhân tai biến, 65 tuổi, Túy Loan, Hòa Phong, Hòa Vang, Đà Nẵng) chia sẻ: “My là điều dưỡng viên rất tốt và thân thiện. Quan tâm từng li từng tí một, lúc nào cũng hỏi han ân cần với các bệnh nhân. Tôi đã hơn 1 năm bị bệnh này và cũng từng nằm điều trị ở nhiều bệnh viện khác nhau. Nhưng khi đến đây, tôi cảm nhận được sự chăm sóc rất ân cần, nhất là từ các cháu điều dưỡng và ấn tượng hơn cả là My”.
Hiện nay, khi nhan nhản trên các báo đài câu chuyện về những điều dưỡng viên bị hành hung, bị đuổi đánh, chúng tôi hỏi chị tâm sự của nghề và được chị đáp lời hồn hậu. Chị chia sẻ bản thân may mắn khi chưa từng trải qua những tình huống như vậy nhưng chị thấu hiểu được những khó khăn và nguy hiểm mà các đồng nghiệp khác trong nghề từng phải gặp. Và theo chị My thì đôi khi điều dưỡng viên cần lựa chọn cách biểu đạt tốt hơn, hay nhẫn nại với từng bệnh nhân và người nhà của họ thì sẽ hạn chế được các tình huống va chạm không đáng có. “Tất cả cần một cái tâm em à”, chị My hồn hậu đáp lời.
Chân dung chị Đỗ Thị Hà My, Điều dưỡng Trưởng khoa Nội – An Dưỡng, Bệnh viện Phục hồi Chức năng Đà Nẵng |
Từ câu chuyện gia đình đến tình yêu cho nghề
Đến với nghề bằng cái tâm trong sáng, chị My chia sẻ để thấu hiểu được những đau đớn mà bệnh nhân đang gặp phải và nỗi lòng của người thân gia đình họ là bởi bản thân chị cũng từng phải trải qua cảm giác đó.
Chị kể, khi đang học giảng đường, mẹ chị phải mổ cấp cứu viêm ruột thừa. Tạm gác chuyện học tập và trở về chăm sóc cho mẹ, chị My được tiếp xúc với nhiều bác sĩ, điều dưỡng viên ở bệnh viện. Họ giúp đỡ tận tình và nỗ lực vì sức khỏe của từng bệnh nhân đã truyền cho chị tâm huyết muốn gắn bó với nghề.
Cũng bởi, bản thân từng ở trong vai trò của một người nhà, tâm trạng lo lắng, bồn chồn khi người thân đang ở viện nên khi đã trải qua rồi chị My luôn mong muốn có thể giúp đỡ và chăm sóc bệnh nhân như người trong gia đình.
Công việc điều dưỡng có lúc sớm, lúc muộn, rồi trực ca, nên đôi khi thời gian cho gia đình cũng bị san sẻ. Tuy nhiên, nhờ có sự đồng hành và giúp đỡ từ “hậu phương”, chị My có thể toàn tâm toàn ý với công việc .
Bên cạnh đó, trong mối quan hệ với đồng nghiệp, người ta lại thấy một Điều dưỡng Trưởng gần gũi và chân thành. Theo chị chia sẻ thì để đem lại sự phục vụ tốt nhất cho người bệnh, chị đã có sự giúp đỡ nhiệt tình của các đồng nghiệp. Còn với những thực tập sinh khóa sau, chị tâm sự câu chuyện nghề như người chị gái với các em. “Tôi chỉ có kinh nghiệm và những lời tâm sự cho các em. Tôi hay nói các em rằng, chọn và theo nghề này có nghĩa là các em sẽ lấy niềm vui của bệnh nhân làm niềm vui của bản thân. Khó khăn, vất vả nhưng chỉ cần các em yêu nghề thì sẽ vượt qua được”, chị My tâm sự.
Cũng bởi sự tin yêu, chị My vinh dự được chọn để khen thưởng vì những cống hiến cho bệnh viện. Đó là động lực lớn lao để chị tiếp tục cố gắng vì người bệnh và con đường mà chị theo đuổi.
Hôm nay, ngày 13/12, một lãnh đạo Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố Hà Nội cho biết, cơ quan này đã ... |
Mức độ ô nhiễm không khí tại một số tỉnh miền Bắc và Hà Nội đang xấu hơn trong mấy gần đây, nhưng điều đáng ... |
AirVisual tiếp tục xếp hạng Hà Nội vào top TP ô nhiễm nhất thế giới trong sáng nay (13/12). |
Tin cùng chuyên mục
Hoạt động Công đoàn - 25/09/2024 10:12
Điều kỳ diệu của cuộc sống là lúc khó khăn Công đoàn luôn bên cạnh
Nhắc đến anh Huỳnh Công Minh, chuyên viên kỹ thuật của Nhà máy Dệt nhuộm (Công ty Cổ phần Dệt may Huế, Thừa Thiên Huế) không ai không bồi hồi xúc động nhớ lại điều kỳ diệu năm ấy. Sau bao khó khăn hoạn nạn, anh như được hồi sinh lần nữa. Vòng tay Công đoàn đã góp phần tạo nên sức mạnh để anh vượt qua bạo bệnh, dần bình phục và quay trở lại cuộc sống.
Công đoàn - 25/09/2024 09:17
Trang bị kỹ năng khai thác trí tuệ nhân tạo vào truyền thông công đoàn
Năm 2024, Công đoàn Tổng Công ty Hàng không Việt Nam tập trung nâng cao kỹ năng khai thác trí tuệ nhân tạo trong truyền thông cho cán bộ công đoàn.
Hoạt động Công đoàn - 25/09/2024 07:44
Chủ tịch Công đoàn tận tâm của Trường THCS Đồng Khởi
Trong cuộc sống, có những con người âm thầm đóng góp mà không màng đến những lời khen hay sự công nhận. Ở Trường THCS Đồng Khởi (quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh), một tấm gương tiêu biểu như thế chính là thầy Nguyễn Tuấn Kiệt, Chủ tịch Công đoàn trường. Anh không chỉ hoàn thành tốt công việc chuyên môn mà còn là người luôn phấn đấu vì lợi ích của tập thể, chăm lo chu đáo cho đoàn viên Công đoàn.
Chính sách mới - 24/09/2024 18:45
Mức hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi bão Yagi
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa có công văn về việc chăm lo, hỗ trợ, đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng cơn bão số 3, lũ lụt năm 2024.
Hoạt động Công đoàn - 24/09/2024 16:52
Ấm nghĩa trọn tình Công đoàn trong bão lũ
Cơn bão số 3 (Yagi) tàn phá nặng nề nhiều tỉnh, thành phía Bắc và cướp đi sinh mạng của nhiều người dân. Từ những hành động giúp đỡ nhỏ bé đến những lời kêu gọi lớn lao đều thật trân quý, góp phần chung sức xoa dịu nỗi đau cho những người dân chịu nhiều ảnh hưởng trong bão lũ. Sau Covid-19, trong gian khó, tình Công đoàn lại có dịp tỏa sáng, ấm nghĩa trọn tình.
Hoạt động Công đoàn - 24/09/2024 13:45
Thầy giáo trẻ, tâm huyết, sáng tạo trong ứng dụng công nghệ số vào giảng dạy
Trường Tiểu học Trung Yên (Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) là ngôi trường trẻ với những giáo viên đầy nhiệt huyết, luôn sôi nổi, đi đầu trong các phong trào thi đua “Dạy tốt – Học tốt”. Có được những kết quả mà nhà trường đạt được là nhờ sự phấn đấu không mệt mỏi của tập thể Hội đồng sư phạm nhà trường, mà trong đó, không thể không nhắc đến thầy giáo Trần Hồng Quân – giáo viên Tin học.