Bảo đảm ATVSLĐ: Góp phần phát triển kinh tế, xã hội sau đại dịch
An toàn, vệ sinh lao động - 31/05/2022 15:51 Tin và ảnh HOÀNG LINH
Đồng chí Phan Văn Anh, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam phát biểu tại buổi tọa đàm. Ảnh: HOÀNG LINH |
Tham dự tọa đàm có đồng chí Phan Văn Anh, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam; bà Ingrid Christensen, Giám đốc Quốc gia, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam, cùng nhiều đồng chí lãnh đạo các ban, ngành, tổ chức, đơn vị.
Kịp thời ban hành các chủ trương, chính sách
Chia sẻ tại tọa đàm, đồng chí Phan Văn Anh, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, kể từ năm 2020 đến nay, dịch bệnh Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp, khó lường và kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống xã hội từ sức khỏe, tính mạng, đời sống của các tầng lớp Nhân dân, NLĐ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.
Trước bối cảnh đó, Đảng, Quốc Hội và Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách chưa có tiền lệ nhằm vừa chống dịch, sản xuất an toàn, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới với ưu tiên hàng đầu là chăm lo, bảo vệ sức khỏe và sinh mệnh người dân, cố gắng cao nhất bảo đảm các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Theo đó, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình. Mục tiêu của Chương trình là phục hồi, phát triển nhanh hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy các động lực tăng trưởng, ưu tiên một số ngành, lĩnh vực quan trọng, phấn đấu đạt mục tiêu của giai đoạn 2021- 2025.
Cụ thể: Tăng trưởng GDP bình quân 6,5 - 7%/năm; Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô; phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả; bảo đảm an sinh xã hội và đời sống của người dân, nhất là NLĐ, người nghèo, người yếu thế, đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh...
Tổng LĐLĐ Việt Nam đã kịp thời ban hành một số chính sách hỗ trợ đoàn viên, NLĐ gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 nhằm kịp thời hỗ trợ đoàn viên, NLĐ, đội ngũ y tế để tăng cường nơi tuyến đầu chống dịch và chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp.
“Hiện nay tình hình dịch bệnh đã tạm lắng và đi vào ổn định, nhưng việc chăm lo đời sống và bảo đảm ATVSLĐ cho đoàn viên công đoàn và NLĐ vẫn là ưu tiên hàng đầu của Tổng LĐLĐ Việt Nam từ đó góp phần tham mưu, đề xuất các giải pháp đảm bảo ATVSLĐ, an sinh xã hội trong quá trình triển khai thực hiện chương trình phục hồi nền kinh tế của Chính phủ giai đoạn sau đại dịch”, đồng chí Phan Văn Anh cho biết thêm.
Năm 2021, ILO đã có lời kêu gọi toàn cầu là cần phục hồi, lấy con người làm trung tâm sau đại dịch Covid-19. Cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm nhằm đảm bảo các tác động bền vững của các chương tình phục hồi kinh tế - xã hội. Hiện, Việt Nam đang đi đúng hướng như xu hướng của rất nhiều các quốc gia khác cũng như theo lời kêu gọi của tổ chức Liên hiệp quốc, bà Ingrid Christensen cho biết. |
Bà Ingrid Christensen, Giám đốc Quốc gia, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam. Ảnh: HOÀNG LINH |
Công tác ATVSLĐ sau đại dịch cần được chú trọng
Những chia sẻ về kinh nghiệm, khuyến nghị để đảm bảo an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc; quản lý an toàn, sức khỏe NLĐ trong bối cảnh triển khai chương trình phục hồi kinh tế - xã hội sau đại dịch... đã được các chuyên gia trao đổi, thảo luận.
Theo bà Ingrid Christensen, Giám đốc Quốc gia, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam, vấn đề ATVSLĐ là quan trọng mà người sử dụng lao động nào, doanh nghiệp nào cũng cần phải nhận thức quan tâm để cải thiện, đầu tư liên tục. Đồng thời, NLĐ cũng phải tham gia vào quá trình này, ATVSLĐ, điều kiện làm việc, môi trường làm việc tốt là cần thiết để duy trì sự phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào.
Khi người lao động tham gia thúc đẩy ATVSLĐ thì nhận thấy sự khác biệt được tạo ra vì chính họ cũng có thể góp phần phát triển những thực hành tốt trong lao động của chính bản thân mình, qua đó tạo ra văn hóa ATVSLĐ tại nơi làm việc.
“Một số quốc gia khi áp dụng cách tiếp cận có sự tham gia tích cực NLĐ thì đã giảm tỉ lệ tai nạn lao động nhiều. Phải hiểu rằng, đây là cả vấn đề của cả 2 bên (người sử dụng lao động và người lao động) vì mỗi bên đều có giá trị, sự đóng góp riêng của mình”, bà Ingrid Christensen nói.
TS. Yuka Ujita - chuyên gia ATVSLĐ, Văn phòng ILO tại Bangkok (Thái Lan) cho rằng: Đại dịch Covid-19 là một thách thức toàn cầu về an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc: NLĐ và mọi người trong thế giới việc làm có nguy cơ bị nhiễm vi rút; Một số nơi làm việc đã trở thành nguồn bùng phát vi rút; Một số cơ sở lao động có nguy cơ đặc biệt (do có sự tiếp xúc gần giữa những NLĐ, thông gió kém)...
Kinh nghiệm từ ILO để bảo đảm an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc, cần phải: Đánh giá và quản lý rủi ro tại nơi làm việc; xác định các mối nguy cũng như ai có thể bị ảnh hưởng và làm thế nào mà họ bị ảnh hưởng; xem xét tất cả các rủi ro ATVSLĐ và mối tương tác của chúng: Rủi ro tâm lý xã hội, Rủi ro hóa học; kiểm soát kỹ thuật; sử dụng thiết bị bảo hộ lao động để ngăn ngừa một số loại phơi nhiễm, đặc biệt là đối với các công việc và quy trình làm việc nguy hiểm nhất ...
TS. Yuka Ujita nhấn mạnh: Đại dịch Covid-19 có mối tương quan với sự gia tăng các thỏa thuận hai bên và ba bên, bởi vậy cần tăng cường thúc đẩy đối thoại xã hội.
“59% trong số 133 quốc gia được khảo sát đã sử dụng đối thoại ba bên để ứng phó với cuộc khủng hoảng Covid-19, bao gồm các biện pháp ATVSLĐ; có 83% tổ chức Công đoàn được khảo sát đã sử dụng đối thoại xã hội như một cách để ứng phó với đại dịch”, TS. Yuka Ujita cho hay.
TS. Yuka Ujita - chuyên gia ATVSLĐ, Văn phòng ILO tại Bangkok (Thái Lan) chia sẻ về kinh nghiệm, khuyến nghị để đảm bảo an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc bằng hình thức trực tuyến. Ảnh: HOÀNG LINH |
TS. Đoàn Ngọc Xuân, Vụ trưởng Vụ xã hội, Ban Kinh tế Trung ương cho biết, công tác chăm lo, đảm bảo an toàn, sức khỏe và tính mạng cho NLĐ là một trong những chủ trường, chính sách lớn luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, coi trọng.
Trong năm 2020, thế giới có thêm 76,2 triệu ca rối loạn lo âu và 53,2 triệu ca rối loạn trầm cảm, tương đương mức tăng 27,6% so với năm trước đó. Đại dịch Covid-19 đã làm tăng gần 1/3 số người mắc chứng rối loạn trầm cảm và lo âu ở hơn 200 quốc gia trên thế giới. Các rối loạn sức khỏe tâm thần sẽ làm gia tăng nguy cơ về các chứng bệnh khác và tình trạng tự tử.
“Cường độ lao động ngày càng cao do mức độ cạnh tranh ngày càng quyết liệt. Tất cả điều đó kéo theo khả năng gia tăng nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (BNN) nếu công tác ATVSLĐ không làm tốt”, TS. Đoàn Ngọc Xuân nói.
Theo thống kê, mỗi năm toàn quốc chỉ khám BNN cho khoảng 200.000-300.000 NLĐ trong tổng số khoảng gần 60 triệu NLĐ trong đó có hàng triệu NLĐ có nguy cơ bị BNN. Nguyên nhân, do kết quả quan trắc môi trường lao động ở nhiều doanh nghiệp chưa chính xác dẫn tới không đủ căn cứ khám BNN; Nhiều doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm tới việc khám BNN...
“Cần có những hoạt động ứng phó kịp thời nhằm xây dựng các nguyên tắc cốt lõi về sức khỏe nghề nghiệp, phát triển các hệ thống quan trắc tại nơi làm việc, nghiên cứu thiết lập các giới hạn phơi nhiễm mới...”, TS. Xuân bày tỏ.
| |
Các đại biểu tham gia tại buổi tọa đàm. Ảnh: HOÀNG LINH |
TS. Nguyễn Anh Thơ, Quyền Viện trưởng Viện Khoa học ATVSLĐ chia sẻ: “Trong quá trình thực hiện các chương trình, giải pháp phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, vấn đề đặt ra là phải đồng thời với các chương trình, giải pháp bảo đảm cho NLĐ, nguồn lực quyết định quá trình phát triển, được làm việc trong môi trường an toàn, không ngừng được cải thiện, có như vậy thì NLĐ mới yên tâm làm việc, nâng cao năng suất lao động, góp phần vào sự phát triển ổn định của doanh nghiệp và phục hồi kinh tế, phát triển bền vững đất nước”. |
Nhận diện các yếu tố nguy cơ mất an toàn, vệ sinh lao động Nhận diện các yếu tố nguy cơ, rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là việc rất cần thiết. Từ đó, có ... |
Tất cả vì tính mạng, sức khỏe và an toàn của người lao động Năm 2022 là năm thứ sáu thực hiện Luật ATVSLĐ và tổ chức Tháng Hành động về ATVSLĐ theo Quyết định của Thủ tướng Chính ... |
An toàn, vệ sinh lao động ở các mỏ đá: Doanh nghiệp phải chủ động cải thiện Khai thác, chế biến đá (KTCBĐ) ở Việt Nam phát triển tương đối mạnh. Đến cuối 2019, gần 2.400 giấy phép khai thác đá (KTĐ) ... |
Tin cùng chuyên mục
An toàn, vệ sinh lao động - 06/09/2024 19:30
"Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích?
Bão Yagi đổ bộ, người dân, hộ gia đình, cũng như các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần cẩn trọng, chủ động phòng ngừa cháy, nổ trong mọi thời điểm.
Người lao động - 06/09/2024 11:50
"Siêu bão" Yagi: Chuyên gia đưa lời khuyên ứng phó cho các ngành nghề
Chuyên gia Tổng cục Khí tượng Thủy văn đưa ra lời khuyên trong phòng, tránh "siêu bão" Yagi sắp tới, để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.
An toàn, vệ sinh lao động - 01/09/2024 17:53
"Đau chết lặng vì tai nạn lao động, bố tôi vẫn nhận lỗi do mình chủ quan"
Mỗi lần nhớ về người bố đã khuất, chị Nguyễn Thị Thanh Hoàn - Công đoàn cơ sở Văn phòng I Tập đoàn Dệt May Việt Nam luôn nhớ về hình ảnh bố mình bặm môi, ngực loang lổ vết máu ở phòng cấp cứu, vẫn nhận lỗi tai nạn do mình chủ quan.
An toàn, vệ sinh lao động - 20/08/2024 16:35
Sẽ ra mắt nhiều sản phẩm truyền thông mới về phòng, chống tác hại thuốc lá
Nhiều sản phẩm truyền thông mới của Công đoàn về phòng, chống tác hại thuốc lá sẽ ra mắt trong năm nay là lời khẳng định của đại diện lãnh đạo Tạp chí Lao động và Công đoàn tại toạ đàm diễn ra sáng nay (20/8).
An toàn, vệ sinh lao động - 20/08/2024 07:16
Từ kinh nghiệm thực tế đến Giải thưởng về công tác an toàn vệ sinh lao động
Từ ý thức, trách nhiệm, kinh nghiệm thực tế về an toàn vệ sinh lao động, cùng với sự vận dụng linh hoạt các kiến thức pháp luật đã giúp anh Hồ Nam Hải (Skypec) đoạt giải trong cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu công tác ATVSLĐ”.
An toàn, vệ sinh lao động - 16/08/2024 06:00
Phòng ngừa tai nạn lao động nhìn từ chất lượng huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là một nội dung quan trọng của công tác ATVSLĐ. Thực hiện tốt công tác này sẽ giúp nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng và cả thái độ cho người sử dụng lao động (SDLĐ), người lao động. Qua đó, bảo đảm ATVSLĐ, phòng ngừa, góp phần giảm thiểu các vụ tai nạn lao động.
- "Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích?
- Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
- Phải ngừng việc do “siêu bão" Yagi, người lao động có được trả lương?
- Công đoàn đã cho tôi tình thương như máu mủ, ruột thịt
- Bài 8: Tư vấn sai lệch thông tin là “lừa dối trong giao dịch dân sự”