Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Vụ tai nạn lao động ở Yên Bái: Đừng để người lao động “tàn” đến “phế”

Người lao động - Hà Vy

Theo TS. Nguyễn Anh Thơ - Viện trưởng Viện Khoa học ATVSLĐ, đối với các trường hợp thương vong trong vụ tai nạn ở Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái, cần có chính sách ổn định tâm lý, sinh kế và hỗ trợ để người lao động (NLĐ) không trở thành tàn phế.
Vụ 7 công nhân tử vong: Đau thương người ở lại

Những mất mát không thể bù đắp bằng tiền

Sau vụ tai nạn lao động ở Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái, anh Nông Văn Tuân, Phạm Ngọc Long, Phạm Minh Dương vẫn chưa nguôi ngoai khoảnh khắc đối mặt với tử thần. Đau xót cho đồng nghiệp, hoảng sợ vì tai nạn, dù đã xuất viện về nhà, các anh cũng chưa trở lại được cuộc sống bình thường vì ám ảm tâm lý.

Bà Chiên - mẹ ruột anh Phạm Ngọc Long chia sẻ: “Long ra viện chiều hôm kia với tổn thương vỡ gót chân, gãy xương gần cổ chân, gãy xương tay, chỉ có thể tự dùng nạng đi vệ sinh. Trở về nhà, Long trầm hẳn, thường xuyên ngủ vì kiệt sức. Tôi rất lo cho con. Vết thương như thế không biết bao giờ mới bình phục và có cuộc sống vui vẻ như trước kia”.

Vụ 7 công nhân tử vong: Đừng để người lao động từ “tàn” đến “phế”
Đồng chí Phan Văn Anh - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam thăm công nhân Phạm Ngọc Long tại bệnh viện sau vụ tai nạn lao động. Ảnh: ThC

Vợ anh Long không có việc làm ổn định, ở nhà làm ruộng nên hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Con lớn của anh năm nay 14 tuổi, bị câm điếc. Con nhỏ năm nay học lớp 1, không được khoẻ mạnh như những đứa trẻ khác.

Năm ngoái, nhờ ông ngoại hỗ trợ một phần, cộng thêm vay ngân hàng, vợ chồng anh Long xây được một căn nhà nhỏ để ở. Hai vợ chồng phải sống tằn tiện và chịu khó làm việc để có tiền trang trải cuộc sống hằng ngày. Tiền công, tiền lương hằng tháng của anh Long là nguồn sống của gia đình.

Trước khi vào làm việc tại Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái, anh Long từng đi làm thợ sửa chữa máy móc nhiều năm. Sau đó anh được người quen xin cho vào làm công nhân cơ khí của Công ty, thu nhập hằng tháng khoảng 10 triệu đồng.

Không may sự cố xảy ra, còn sống đã là một điều may mắn với anh Long nhưng sau này chắc chắn sức khoẻ suy giảm, như bác sĩ nói sẽ để lại di tật suốt đời.

“Chỉ sợ sau này với vết thương như vậy, Long sẽ không đi làm được việc nặng nhọc được nữa. Chúng tôi mong muốn cơ quan có thẩm quyền xem xét điều kiện sức khoẻ của Long để giải quyết chế độ, tạo điều kiện để Long có công việc, thu nhập để nuôi sống gia đình”, bà Chiên bày tỏ.

Gia đình anh Lê Mạnh Cường - một trong 7 công nhân tử vong chưa thể trở lại cuộc sống bình thường. Anh Toán - anh em đồng hao với anh Cường chia sẻ: “Hoàn cảnh gia đình anh Cường rất khó khăn. Bố năm nay 90 tuổi, mẹ cũng gần 80 tuổi. Nhà còn một chị gái không có đủ năng lực hành vi dân sự. Hai con đang tuổi ăn học. Vợ anh nay trở thành lao động chính của gia đình 6 người. Bình thường, hai vợ chồng đi làm công, ăn lương dù sao cũng trang trải được cuộc sống hằng ngày. Giờ anh mất đi, vẫn còn món nợ khi vay mượn để xây, sửa nhà và lo toan công việc khác chưa trả được.

Vụ 7 công nhân tử vong: Đừng để người lao động từ “tàn” đến “phế”
Anh Toán chia sẻ khó khăn của gia đình anh Lê Mạnh Cường với Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam. Ảnh: ThC

Anh Cường mất đi, gia đình mất đi trụ cột. Gia đình mong muốn cơ quan có thẩm quyền xem xét, vận dụng chính sách để quan tâm hỗ trợ cho các cháu ăn học đến tuổi trưởng thành. Có như vậy gánh nặng của vợ anh Cường mới được san sẻ phần nào" - anh Toán cho biết.

Không để người lao động từ “tàn” thành “phế”

Lo lắng về tương lai của gia đình 10 công nhân thương vong trong vụ tai nạn lao động ở Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái, TS. Nguyễn Anh Thơ – Viện trưởng Viện Khoa học ATVSLĐ cho biết, NLĐ mất đi hoặc bị thương tật, gánh nặng sẽ dồn lên vai người thân, người vợ.

Vì thế, theo ông Thơ, ngoài việc doanh nghiệp phải đền bù, bồi thường theo quy định của pháp luật thì cần quan tâm đến chế độ cho thân nhân NLĐ.

Theo quy định của Luật ATVSLĐ, các công nhân tử vong, hoặc bị thương nếu suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên (trừ trường hợp tai nạn lao động mà nguyên nhân hoàn toàn do lỗi của chính NLĐ bị nạn theo kết luận của Biên bản điều tra tai nạn lao động), theo kết luận của Hội đồng Giám định y khoa hoặc của cơ quan pháp y có thẩm quyền, thì được doanh nghiệp bồi thường.

Vụ 7 công nhân tử vong: Đừng để người lao động từ “tàn” đến “phế”
Người thân của anh Nguyễn Danh Mạnh đau đớn trước sự ra đi của anh. Ảnh: ThC

Mức bồi thường ít nhất bằng 30 tháng tiền lương đối với NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì cứ tăng 1% sẽ được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương.

Trường hợp NLĐ khi bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết khi tai nạn lao động mà nguyên nhân hoàn toàn do lỗi của chính NLĐ bị nạn theo kết luận của biên bản điều tra tai nạn lao động thì mức trợ cấp ít nhất bằng 12 tháng tiền lương đối với NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc chết do tai nạn lao động; ít nhất bằng 0,6 tháng tiền lương đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%.

Theo TS. Nguyễn Anh Thơ, ngoài quy định của pháp luật và khoản tiền bồi thường của doanh nghiệp thì cần nghiên cứu, thiết kế chính sách bổ sung để quan tâm, hỗ trợ cuộc sống lâu dài của gia đình NLĐ khi phía sau họ còn bố mẹ già, con nhỏ hoặc bản thân không còn sức khoẻ để làm việc như trước.

Chính sách của Đảng, Nhà nước đã hướng về NLĐ nhưng chưa thể bao phủ toàn diện.

Theo ông Thơ, trường hợp NLĐ tử vong như trong vụ tai nạn nói trên, làm sao có chế độ chăm sóc tốt hơn với thân nhân của họ như bố mẹ già, vợ, con nhỏ theo từng hoàn cảnh cụ thể bằng cách tạo sinh kế lâu dài cho người thân của họ. Vì số tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động chỉ tương đương với vài trăm triệu đồng. Trong bối cảnh giá cả tăng cao, mất đi nguồn thu nhập hằng tháng lại phải chăm sóc cha mẹ già yếu, nuôi con nhỏ ăn học, ốm đau thì rất nhanh chóng cạn kiệt và không thể đảm bảo cơ hội học tập của các cháu trong tương lai. Rất có thể, những gia đình này sẽ rơi xuống hộ cận nghèo, hộ nghèo. Do vậy, cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương, tổ chức Công đoàn cần quan tâm đến tạo việc ngay việc làm mới cho người thân của họ.

Với người bị tại lao động nặng thì ngoài chế độ bồi thường, trợ cấp, cần quan tâm đến phục hồi chức năng lao động cho họ một cách tốt nhất bằng các phương tiện trợ giúp tốt, thông minh để họ quay lại thị trường lao động.

Danh mục phương tiện trợ giúp sinh hoạt và dụng cụ chỉnh hình theo quy định hiện nay mới dừng ở xe lăn, tay, chân giả, nạng… để đỡ mất mỹ quan và chỉ giúp đỡ được một phần nhỏ cho nhu cầu của NLĐ.

Về chính sách phục hồi chức năng cho NLĐ bị tai nạn lao động, Điều 25 Nghị định 88/2020/NĐ-CP quy định:

Thứ nhất, hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động tối đa bằng 50% chi phí phục hồi chức năng lao động tính theo biểu giá phục hồi chức năng lao động tại thời điểm NLĐ phục hồi chức năng lao động theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả, nhưng không vượt quá 3 triệu đồng/người/lượt.

Thứ hai, số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi NLĐ là 02 lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ 01 lần.

NLĐ được hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 56 Luật ATVSLĐ khi được chỉ định phục hồi chức năng lao động; suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; NLĐ phải đang tham gia bảo hiểm lao động, bệnh nghề nghiệp tại thời điểm bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Theo TS. Nguyễn Anh Thơ, sự phát triển của khoa học công nghệ hiện nay đã giúp Việt Nam làm chủ, chế tạo được các phương tiện trợ giúp sinh hoạt thông minh, tiện lợi giải quyết được nhu cầu của người bị tai nạn lao động.

"Như vậy, tuỳ từng dạng tổn thương cụ thể, NLĐ sẽ có thể tìm thấy các phương tiện trợ giúp phù hợp và tiện lợi với chi phí trong khả năng. Nếu sau khi bị tai nạn lao động, chúng ta giúp cho họ có phương tiện hỗ trợ và tinh thần làm việc, tinh thần sống tốt thì họ không bị “tàn” và “phế”.

Nhất là với các công nhân bị thương trong vụ tai nạn lao động nói trên, sang chấn tâm lý của họ rất lớn. Do vậy, song song phục hồi chức năng, hỗ trợ để họ tiếp tục làm việc phù hợp sức khoẻ thì cần quan tâm đến vấn đề tinh thần để họ có niềm tin vào cuộc sống và là trụ cột tích cực để gia đình vui vẻ, hạnh phúc.

Từ vụ tai nạn lao động nghiêm trọng này cũng cho thấy, Nhà nước sắp tới cần đầu tư nhiều hơn cho các cơ sở phục hồi chức năng lao động cho NLĐ để họ có cơ hội quay trở lại làm việc. Cộng đồng, chính quyền địa phương, doanh nghiệp cần phải xem xét, nghiên cứu giải pháp đó để không lãng phí nguồn lực lao động khi NLĐ không may bị rủi ro, tai nạn" - TS. Nguyễn Anh Thơ cho biết.

Vụ 7 công nhân tử vong ở Yên Bái: Dấu hỏi về huấn luyện và an toàn vận hành Vụ 7 công nhân tử vong ở Yên Bái: Dấu hỏi về huấn luyện và an toàn vận hành

Từ chi tiết một công nhân bị thương lết vào trung tâm điều khiển và loay hoay mất 30 phút mới tắt được nguồn điện ...

Vụ tai nạn lao động 7 công nhân tử vong: Khởi tố nhân viên cân băng liệu Vụ tai nạn lao động 7 công nhân tử vong: Khởi tố nhân viên cân băng liệu

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Yên Bái đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để ...

Vụ 7 công nhân tử vong: Cần đảm bảo nguyên lý sửa chữa động cơ điện Vụ 7 công nhân tử vong: Cần đảm bảo nguyên lý sửa chữa động cơ điện

Theo chuyên gia, từ vụ tai nạn lao động nghiêm trọng làm 7 công nhân tử vong cho thấy, quá trình bảo dưỡng, sửa chữa ...

In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Cuộc thi trực tuyến về ATVSLĐ thiết thực với thực tiễn sản xuất ngành Than

Người lao động -

Cuộc thi trực tuyến về ATVSLĐ thiết thực với thực tiễn sản xuất ngành Than

Công đoàn Công ty CP Than Núi Béo cho biết, cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” với các nội dung kiến thức phong phú, rất sát với thực tiễn sản xuất của đơn vị.

Làm thế nào để có nước sạch sinh hoạt sau lũ lụt?

Người lao động -

Làm thế nào để có nước sạch sinh hoạt sau lũ lụt?

Sau bão, đi kèm với lũ và ngập lụt, người dân và người lao động đặc biệt cần nước sạch để sinh hoạt. Vậy trong điều kiện thiếu thốn nguồn nước an toàn, cần xử lý nước thế nào để làm sạch nước, có nguồn nước đảm bảo sử dụng, phòng chống dịch bệnh?

Gojeck rời thị trường Việt Nam: Tài xế ngỡ ngàng, không tin sắp mất việc

Người lao động -

Gojeck rời thị trường Việt Nam: Tài xế ngỡ ngàng, không tin sắp mất việc

Ngay sau khi nhận thông tin Gojeck sẽ rút khỏi thị trường từ ngày 16/9, nhiều tài xế đã ngỡ ngàng, bởi với nhiều người, đây là công việc đem lại thu nhập chính, lo toan cho cả gia đình.

Phát động Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024

Người lao động -

Phát động Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024

Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024 nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao kiến thức và ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho mọi người dân, nhất là thế hệ trẻ, công nhân, người lao động.

Anh Trần Ngọc Vĩ - người có nhiều sáng kiến tâm huyết mang bản chất Bộ đội Cụ Hồ

Đời sống -

Anh Trần Ngọc Vĩ - người có nhiều sáng kiến tâm huyết mang bản chất Bộ đội Cụ Hồ

Từ một công nhân lái xe mang bản chất của người lính Bộ đội Cụ Hồ, sau nhiều năm công tác, anh Trần Ngọc Vĩ đã trở thành Giám đốc Xí nghiệp Cơ khí - Xây lắp thuộc Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế có nhiều sáng kiến, sáng tạo từ thực tiễn công việc và được áp dụng vào hoạt động của công ty.

Người miền Trung ra Bắc khắc phục hậu quả bão lũ: "Hết việc mới về"

Đời sống -

Người miền Trung ra Bắc khắc phục hậu quả bão lũ: "Hết việc mới về"

Nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp ở miền Trung đã hỗ trợ nhân lực, miễn phí vận chuyển hàng hoá ra Hà Nội và các tỉnh, thành phía Bắc để khắc phục hậu quả bão số 3.

Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động

Đồng chí Lê Thị Kim Huệ, Chủ tịch LĐLĐ quận Đống Đa, TP Hà Nội chia sẻ về những kinh nghiệm đổi mới hoạt động công đoàn, chăm lo thiết thực cho đoàn viên và người lao động.

Mức trợ cấp, hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị ảnh hưởng do bão Tôi công nhân

Mức trợ cấp, hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị ảnh hưởng do bão

Cơn bão số 3 (Bão Yagi) gây ảnh hưởng, thiệt hại nặng nề tại nhiều các tỉnh khu vực phía Bắc. Mức trợ cấp, hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị ảnh hưởng do bão sẽ thực hiện theo quy định tại Quyết định 4291/QĐ-TLĐ năm 2022 của Tổng LĐLĐ Việt Nam với mức từ 3.000.000 đồng/trường hợp.

Đón xem Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động Talk Công đoàn

Đón xem Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động

Talk Công đoàn 20 giờ, ngày 14/9/2024 là cuộc trò chuyện với đồng chí Lê Thị Kim Huệ, Chủ tịch LĐLĐ quận Đống Đa, TP Hà Nội.

"Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích? An toàn, vệ sinh lao động

"Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích?

Bão Yagi đổ bộ, người dân, hộ gia đình, cũng như các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần cẩn trọng, chủ động phòng ngừa cháy, nổ trong mọi thời điểm.
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

game doi thuong
: Làm từ thiện để làm gì? Video

game doi thuong : Làm từ thiện để làm gì?

Từ thiện tuyệt nhiên không phải cuộc đua lòng tốt với sự khoe mẽ xem ai nhiều hơn để tranh giành ảnh hưởng, kiếm danh, kiếm lợi. Từ thiện cho lòng mình nhẹ bớt với nỗi đau nội tâm khi đọc tin trước, cho người khác sau.

Đọc thêm

Sập cầu Phong Châu, người lao động ở Phú Thọ sẽ di chuyển như thế nào?

Người lao động -

Sập cầu Phong Châu, người lao động ở Phú Thọ sẽ di chuyển như thế nào?

Sau sự cố sập cầu Phong Châu (Km18+300, Quốc lộ 32C), Công an tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng ra thông báo phương án phân luồng giao thông, đảm bảo đi lại, phục vụ đời sống, kinh doanh, sản xuất của người dân và người lao động khu vực.

Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất

Người lao động -

Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất

Tuy bão số 3 đã tan, nhưng hoàn lưu cơn bão vẫn sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ đến Thanh Hóa. Người lao động, đặc biệt công nhân tại các khu vực vùng núi cần cảnh giác với lũ quét và sạt lở đất.

Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”

Đời sống -

Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”

Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.

Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi

Người lao động -

Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi

Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.

Tránh “siêu bão” Yagi, công nhân được nghỉ làm thứ Bảy

Người lao động -

Tránh “siêu bão” Yagi, công nhân được nghỉ làm thứ Bảy

Trước dự báo về mức độ nguy hiểm của siêu bão Yagi, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội đã thông báo cho công nhân được nghỉ làm ngày thứ Bảy (07/9/2024) - thời điểm dự kiến bão đổ bộ.

"Siêu bão" Yagi: Chuyên gia đưa lời khuyên ứng phó cho các ngành nghề

Người lao động -

"Siêu bão" Yagi: Chuyên gia đưa lời khuyên ứng phó cho các ngành nghề

Chuyên gia Tổng cục Khí tượng Thủy văn đưa ra lời khuyên trong phòng, tránh "siêu bão" Yagi sắp tới, để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.

Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn

Đời sống -

Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn

Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.

Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi

Đời sống -

Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi

Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Dưới đây là những cách gia cố nhà cửa để đảm bảo an toàn trước bão.

Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi

Đời sống -

Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi

Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.

Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”

Người lao động -

Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”

Dù vừa mới bắt đầu sự nghiệp cầm phấn, hay đã gắn bó với nghề giáo qua nhiều thập kỷ, khai giảng năm nào cũng để lại trong mỗi thầy, cô những xúc cảm đặc biệt.