Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Lỗi kỹ thuật của lò hơi gây nổ
Người lao động - 01/05/2024 17:17 Hà Vy
Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Sức khoẻ các công nhân được cấp cứu ra sao? |
Công an tỉnh Đồng Nai đã công bố nguyên nhân ban đầu của vụ nổ lò hơi khiến 6 công nhân tử vong tại chỗ và 7 công nhân bị thương tại Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại gỗ Bình Minh (ấp Vàm, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu).
Khói bụi mù mịt sau vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai. Ảnh cắt từ clip |
Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai xác định do lỗi kỹ thuật nên lò hơi phát nổ.
Hiện tại, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai đang tiếp tục phối hợp với doanh nghiệp và cơ quan có liên quan tiến hành điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nghiêm trọng nói trên.
Một số công nhân và nhân chứng chưa hết bàng hoàng, mô tả vụ nổ lò hơi giống như "động đất" với tiếng nổ đinh ai nhức óc, xé toạc một góc nhà xưởng là làm sập trần nhà của một số hộ dân xung quanh.
Sức ép từ vụ nổ lò hơi không chỉ hất văng công nhân đang làm việc xung quanh mà còn khiến người dân ở bên cạnh nhà máy giật mình ngã xuống đất. Bên trong hiện trường, khói đen mù mịt. Một số người dân thấy có người bị thương liền chạy vào hô hoán để cứu nạn.
Trong số 5 bệnh nhân nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất có 3 trường hợp đã được mổ và chuyển phòng mổ để mổ.
Xe cứu thương đưa nạn nhân đi cấp cứu. Ảnh cắt từ clip |
Riêng bệnh nhân Đỗ Xuân Thanh (34 tuổi) nhập viện trong tình trạng bị đa chấn thương vùng đầu ngực, bụng, xây xát da toàn thân. Bệnh nhân được chẩn đoán đa chấn thương, gãy xương sườn phải, tràn máu, tràn khí màng phổi phải, chấn thương gan độ 4 và chấn thương thận.
Bệnh nhân Liễu Văn Tân (33 tuổi) bị vết thương phức tạp vùng bụng mạn sườn phải, vết thương gan.
Bệnh nhân Dương Văn Tùng (41 tuổi) bị vết thương phức tạp vùng đầu, theo dõi chấn thương bụng kín.
Sở Y tế tỉnh Đồng Nai cho biết, đơn vị đã kích hoạt báo động đỏ toàn ngành Y tế của tỉnh, chỉ đạo các Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, Đại học Y dược Shing Mark, Hoàn Mỹ Đồng Nai, Hoàn Mỹ ITO Đồng Nai sẵn sàng phương tiện, thiết bị, con người trong điều kiện tốt nhất để cứu chữa cho các nạn nhân. Đội ngũ y, bác sĩ toàn ngành là những người có trình độ, kinh nghiệm cao nhất luôn trong tư thế sẵn sàng để tiếp nhận và điều trị cho các nạn nhân.
Trước mất mát của gia đình công nhân bị tai nạn, LĐLĐ tỉnh Đồng Nai đã thăm hỏi, động viên và trao tặng số tiền 3 triệu đồng/người tử vong và 2 triệu đồng/người bị thương.
Toàn cảnh hiện trường vụ tai nạn nhìn từ trên cao. Ảnh cắt từ clip |
Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai, từ đầu năm 2024 đến nay, tình hình tai nạn lao động trên địa bàn có chiều hướng gia tăng về số vụ và mức độ nghiêm trọng. Chỉ tính trong quý I/2024, toàn tỉnh xảy ra 9 vụ tai nạn lao động nghiêm trọng làm 9 người chết.
Công nhân bị thương nặng đang được cấp cứu tại bệnh viện. Ảnh cắt từ clip |
Việc vận hành lò hơi phải tuân thủ theo Quyết định 64/2008/QĐ-BLĐTBXH về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động nồi hơi và bình chịu áp lực. Việc không tuân thủ đúng quy định an toàn vận hành lò hơi có thể dẫn đến các rủi ro sau đây: Nổ áp lực (nổ vật lý): Do lò hơi được chế tạo có kết cấu và vật liệu không đảm bảo chất lượng. Không bố trí lịch kiểm tra định kỳ để phát hiện các hoạt động bất thường của lò hơi. Bỏng: Do rò rỉ hơi nước nóng qua các van khóa, van an toàn, bể ống thủy sáng, than cháy văng bắn qua cửa lò,… gây mất an toàn cho người vận hành Điện giật: Do không lắp đặt các thiết bị điện đi kèm đúng kỹ thuật, dẫn đến xảy ra sự cố rò rỉ điện. Xưởng khu vực vận hành nồi hơi không thông thoáng, tích tụ nhiều bụi, nóng, hơi khí độc (CO, CO2,…) Vận hành lò hơi phải đảm bảo các quy định: 1. Thiết bị phải được chế tạo và lắp đặt đúng tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn, trước khi đưa vào sử dụng phải được kiểm định KTAT, đăng ký sử dụng theo quy định. Người sử dụng lao động của doanh nghiệp phải giao trách nhiệm quản lý thiết bị cho cán bộ quản lý thiết bị bằng văn bản. 2. Việc vận hành thiết bị chỉ được giao cho những người từ 18 tuổi trở lên, có đủ sức khỏe, đã được huấn luyện và sát hạch đạt yêu cầu về kiến thức chuyên môn, quy trình kỹ thuật an toàn vận hành thiết bị chịu áp lực và phải được người sử dụng lao động giao trách nhiệm bằng văn bản. 3. Việc quản lý lò hơi cố định hoặc di động. Người sử dụng lao động phải giao cho những người có trình độ chuyên môn và có kinh nghiệm thực tế đã được Hội đồng Kỹ thuật của đơn vị thông qua bằng văn bản quyết định. 4. Việc quản lý lò hơi và các thiết bị phụ của nó phù hợp với những yêu cầu đã quy định trong quy phạm Nhà nước “QPVN 23-81”. 5. Bảo quản thực hiện các chế độ bảo dưỡng, vận hành, tu sửa và khám nghiệm theo đúng quy trình kỹ thuật. 6. Trên lò hơi phải có đủ các thiết bị an toàn sau: Van an toàn: lắp đúng theo thiết kế. Nghiêm cấm lắp đặt van khóa trên đường ống hơi lắp đặt van an toàn. Không cho phép làm giảm diện tích lỗ thoát hơi của van an toàn. (Đường thoát hơi của van an toàn và van xả phải được đưa ra vị trí không gây nguy hiểm cho người, thiết bị). Van an toàn phải được cơ quan có chức năng kiểm định và niêm chì định kỳ hàng năm. Nghiêm cấm người sử dụng lò hơi cân chỉnh, thay đổi thông số hoạt động của van an toàn. Áp kế: mỗi thiết bị phải được lắp đặt 01 áp kế tại vị trí dễ quan sát, được bảo vệ tránh sự va chạm và phải được kiểm định hằng năm. Bộ ống thủy: bao gồm ống thủy tối, ống thủy sáng và các van khóa dùng để kiểm tra mức nước trong lò hơi. Ống thủy sáng phải được che chắn bảo vệ chống va chạm, trên thân ống thủy sáng phải kẻ mức nước cao nhất và mức nước thấp nhất theo quy định của nhà sản xuất. Phải có chế độ kiểm tra định kỳ các điện cực báo mức nước được lắp bên trong ống thủy tối đảm bảo hoạt động tốt. Bơm cấp nước: phải đủ công suất và áp lực và lưu lượng phù hợp để cấp nước cho lò hơi trong quá trình làm việc để tránh tình trạng thiếu nước dẫn đến lò hơi bị đốt nóng quá mức gây biến dạng (nguy cơ gây nổ rất cao). Hệ thống điện của máy bơm nước phải được bảo vệ chống rò điện. Rơle áp suất: dùng để khống chế áp suất làm việc của lò hơi trong phạm vi cho phép. Rơle áp suất phải được lắp đặt tại vị trí phù hợp, chống bị biến dạng và phải được kiểm tra định kỳ. Van xả đáy: để xả nước và các chất cáu cặn bên trong khoan chứa nước nhằm bảo vệ lâu dài cho lò hơi. Việc xả nước và cáu căn qua van xả đáy lò hơi được thực hiện khi lò hơi đang hoạt động ở áp suất làm việc. (Khi xả đáy lò hơi phải chú ý quan sát mức nước, tránh làm cạn nước dẫn đến sự cố). Van xả hơi: được lắp đặt trên đường ống thông với khoan hơi của lò hơi, dùng để xả hơi trong quá trình đốt lò và xử lý sự cố. Đường ống xả hơi phải được đưa ra khu vực an toàn bên ngoài nhà xưởng. 7. Nhà lò hơi phải được thông thoáng và thoát nước tốt, có đủ không gian cho công nhân làm việc, kiểm tra vận hành và vệ sinh thiết bị. 8. Trước khi vận hành lò hơi, công nhân phải kiểm tra đầy đủ các cơ cấu an toàn, hệ thống điện, đồng hồ chỉ áp suất và tình trạng các van khóa lắp đặt trên lò hơi. 9. Hằng ngày phải lau chùi mặt kính đồng hồ áp lực, mặt kính ống thủy để dễ dàng theo dõi mực nước và áp suất của lò. Đồng hồ áp lực, ống thủy phải có vạch quy định mức nước, áp suất hơi cho phép. 10. Người trực tiếp vận hành lò hơi phải luôn có mặt khi thiết bị hoạt động, thường xuyên kiểm tra tình trạng hoạt động của lò hơi, các van xả, sự hoạt động của các dụng cụ kiểm tra đo lường: áp kế, van an toàn. Vận hành lò hơi theo đúng quy trình vận hành của đơn vị. Ghi chép ngày kiểm tra vào sổ nhật ký vận hành lò hơi. 11. Công nhân vận hành lò hơi không được phép làm việc riêng, hoặc làm những công việc không có liên quan đến chức trách của mình hoặc tự ý bỏ đi nơi khác trong lúc điều khiển lò hơi. Trong lúc làm việc, phải thường xuyên kiểm tra mức nước, áp lực hơi trong ống. Nếu thấy không an toàn phải báo cho cán bộ kỹ thuật đơn vị biết để xử lý. 12. Dụng cụ làm xong phải để gọn gàng vào nơi quy định. Khu vực xung quanh lò hơi phải gọn gàng không gây trở ngại cho công nhân vận hành trong quá trình thao tác. 13. Vệ sinh sửa chữa lò hơi phải ngồi chờ lò hơi nguội hẳn, sau đó mở hết cửa thông hơi mới cho người vào làm việc. 14. Lò hơi đốt dầu các ống dẫn phải kín không để rò rỉ. Nếu có dầu rơi vãi phải lau sạch ngay. Ống dẫn hơi, dẫn nước nóng phải được bao che cách nhiệt. 15. Những vật liệu dễ cháy nổ (xăng dầu) phải để xa lò hơi ít nhất 10m. trong quá trình làm việc không được để cạn nước. Cấm bơm nước vào lò hơi khi đang đốt. 16. Hết ca làm việc phải ghi nhật ký, bàn giao tình trạng an toàn của lò hơi cho ca sau. 17. Không được phép đưa vào vận hành các lò hơi chưa được đăng kiểm. Các lò hơi không có đủ các dụng cụ kiểm tra đo lường, thiếu hoặc không có các cơ cấu an toàn hoặc dụng cụ kiểm tra đo lường và cơ cấu an toàn không được kiểm định. Các van an toàn của lò hơi phải thường xuyên được kiểm tra. 18. Cấm hàn, sửa chữa lò hơi và các bộ phận chịu áp lực của thiết bị khi còn áp suất. Cho lò hơi vào hoạt động khi van an toàn chưa được cân chỉnh và niêm chì đúng quy định; áp kế hoạt không chính xác, mặt kính bị vỡ, mất kim. Sử dụng lò hơi vượt quá thông số kỹ thuật do cơ quan kiểm định kỹ thuật an toàn cho phép đối với thiết bị. 19. Phải lập tức đình chỉ sử dụng lò hơi đốt than trong các trường hợp sau: Khi áp suất trong lò hơi tăng quá mức cho phép mặc dù các yêu cầu khác quy định trong quy trình vận hành thiết bị đều bảo đảm. Khi các cơ cấu an toàn không hoàn hảo. Khi phát hiện thấy các bộ phận chịu áp lực chính của lò hơi có vết nứt, phồng, gỉ mòn đáng kể, xì hơi, nước ở các mối nối, mối hàn, các miếng đệm bị xé,… Khi áp kế hư hỏng và không có khả năng xác định áp suất trong lò hơi bằng một dụng cụ nào khác. Những trường hợp khác theo quy định trong quy trình vận hành của đơn vị. |
“Chào giá” huấn luyện ATVSLĐ quá thấp sẽ không đảm bảo chất lượng Theo chuyên gia về an toàn lao động trong xây dựng, việc cạnh tranh về giá, “chào giá” huấn luyện ATVSLĐ xuống quá thấp dẫn ... |
Cần làm rõ “lỗ hổng” về quy trình an toàn trong vụ 7 công nhân tử vong tại Yên Bái TS. Nguyễn Anh Thơ - Viện trưởng Viện Khoa học ATVSLĐ cho rằng các đoàn điều tra cần điều tra làm rõ Công ty CP ... |
Vụ tai nạn lao động ở Yên Bái: Người vi phạm có thể đối mặt với khung hình phạt nào? Căn cứ tài liệu, chứng cứ điều tra vụ tai nạn lao động xảy ra tại Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên ... |
Vụ tai nạn lao động ở Yên Bái: Đừng để người lao động “tàn” đến “phế” Theo TS. Nguyễn Anh Thơ - Viện trưởng Viện Khoa học ATVSLĐ, đối với các trường hợp thương vong trong vụ tai nạn ở Công ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 15/09/2024 08:02
Cuộc thi trực tuyến về ATVSLĐ thiết thực với thực tiễn sản xuất ngành Than
Công đoàn Công ty CP Than Núi Béo cho biết, cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” với các nội dung kiến thức phong phú, rất sát với thực tiễn sản xuất của đơn vị.
Người lao động - 13/09/2024 15:40
Làm thế nào để có nước sạch sinh hoạt sau lũ lụt?
Sau bão, đi kèm với lũ và ngập lụt, người dân và người lao động đặc biệt cần nước sạch để sinh hoạt. Vậy trong điều kiện thiếu thốn nguồn nước an toàn, cần xử lý nước thế nào để làm sạch nước, có nguồn nước đảm bảo sử dụng, phòng chống dịch bệnh?
Người lao động - 13/09/2024 11:26
Gojeck rời thị trường Việt Nam: Tài xế ngỡ ngàng, không tin sắp mất việc
Ngay sau khi nhận thông tin Gojeck sẽ rút khỏi thị trường từ ngày 16/9, nhiều tài xế đã ngỡ ngàng, bởi với nhiều người, đây là công việc đem lại thu nhập chính, lo toan cho cả gia đình.
Người lao động - 12/09/2024 18:17
Phát động Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024
Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024 nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao kiến thức và ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho mọi người dân, nhất là thế hệ trẻ, công nhân, người lao động.
Đời sống - 11/09/2024 07:48
Anh Trần Ngọc Vĩ - người có nhiều sáng kiến tâm huyết mang bản chất Bộ đội Cụ Hồ
Từ một công nhân lái xe mang bản chất của người lính Bộ đội Cụ Hồ, sau nhiều năm công tác, anh Trần Ngọc Vĩ đã trở thành Giám đốc Xí nghiệp Cơ khí - Xây lắp thuộc Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế có nhiều sáng kiến, sáng tạo từ thực tiễn công việc và được áp dụng vào hoạt động của công ty.
Đời sống - 10/09/2024 20:28
Người miền Trung ra Bắc khắc phục hậu quả bão lũ: "Hết việc mới về"
Nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp ở miền Trung đã hỗ trợ nhân lực, miễn phí vận chuyển hàng hoá ra Hà Nội và các tỉnh, thành phía Bắc để khắc phục hậu quả bão số 3.
- Signetics (Hàn Quốc) đầu tư 100 triệu USD vào xây dựng nhà máy bán dẫn tại Vĩnh Phúc
- VNVC chủ lực tiêm vắc xin an toàn trong chiến dịch bao phủ vắc xin sởi tại TP.HCM
- Giới hạn tiền ủng hộ và bài học từ thiện đầu đời
- Chỉ tiêu công tác đối thoại, thương lượng tập thể của Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023 - 2028
- Thông điệp của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính qua 6 điểm tựa Việt Nam