Vision Zero, 7 Nguyên tắc vàng và việc áp dụng tại Việt Nam
An toàn, vệ sinh lao động - 27/08/2021 16:29 Nguyễn Thị Hoài Nga, Trường Đại học Mỏ - Địa chất
Kiểm tra, thực hiện công tác an toàn lao động tại Công ty CP Than Vàng Danh (Quảng Ninh) |
Để thực hiện Vision Zero, Hiệp hội An sinh Xã hội Quốc tế (ISSA: International Social Security Association) đã đề xuất 7 Nguyên tắc vàng áp dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau, có tác dụng nâng cao an toàn tại nơi làm việc. Tại Việt Nam, 7 Nguyên tắc này đã được lồng ghép vào giảng dạy cho lao động trong ngành Mỏ, bước đầu cho thấy hiệu quả...
Vision Zero và 7 Nguyên tắc vàng
Nguyên tắc 1: Lãnh đạo và cam kết
Nguyên tắc này , hành vi của lãnh đạo là yếu tố quyết định cho sự thành công hay thất bại của an toàn và sức khỏe trong mỗi tổ chức. Chất lượng của lãnh đạo không chỉ phản ánh mức độ an toàn và sức khỏe được thực hiện trong tổ chức, mà còn xác định mức độ hấp dẫn, thành công và bền vững.
Nguyên tắc 2: Xác định các mối nguy hiểm - Kiểm soát rủi ro
Đánh giá rủi ro đóng vai trò là công cụ thiết yếu để xác định kịp thời và có hệ thống các mối nguy hiểm và rủi ro và để thực hiện các hành động phòng ngừa. Tổ chức không thể kiểm soát rủi ro nếu việc xác định các mối nguy hiểm không được làm một cách toàn diện và chi tiết.
Nguyên tắc 3: Xác định mục tiêu - Phát triển chương trình
Thành công trong An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) đòi hỏi mục tiêu rõ ràng và các bước cụ thể để thực hiện trong một chương trình tổng thể. Ưu tiên thiết lập các mục tiêu rõ ràng về ATVSLĐ trong tổ chức và phấn đấu thực hiện chúng trong trung hạn. Việc truyền thông về các mục tiêu cũng là cần thiết.
Nguyên tắc 4: Đảm bảo hệ thống an toàn và tổ chức tốt
Cần tổ chức một hệ thống ATLĐ và sức khỏe . Hệ thống này làm việc tốt thì mọi hoạt động trong doanh nghiệp không bị gián đoạn, ảnh hưởng đến chất lượng và thời gian làm việc; mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.
Giảng viên Werner Heinze, nguyên trưởng ban Quản trị rủi ro của tập đoàn khai thác than đá Đức RAG Aktiengesellschaft cùng các học viên của khóa học “Chiến lược và Quản lý rủi ro hoạt động trong khai thác khoáng sản“ tại Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh. |
Nguyên tắc 5: Đảm bảo an toàn và sức khỏe trong sử dụng máy móc, thiết bị và tại nơi là việc
Cơ sở sản xuất, máy móc và nơi làm việc an toàn là điều cần thiết để làm việc không xảy ra tai nạn. Các chiến lược ATLĐ hiệu quả bao gồm các giải pháp kỹ thuật, giải pháp tổ chức và giải pháp dành cho NLĐ, trong đó .
Nguyên tắc 6: Nâng cao trình độ - Phát triển năng lực
Đầu tư vào đào tạo và kỹ năng của công nhân viên, đảm bảo rằng họ đủ kiến thức cho vị trí việc làm của họ. Việc nâng cao trình độ, phát triển năng lực không phải chỉ dành cho NLĐ hay quản lý cấp cơ sở mà cả quản lý cấp trung và cấp cao trong doanh nghiệp.
Nguyên tắc 7: Đầu tư vào con người - Khuyến khích sự tham gia
Khuyến khích nhân viên hành động một cách an toàn và lành mạnh là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của lãnh đạo. Tạo động lực cho nhân viên tham gia các vấn đề an toàn và sức khỏe thể hiện sự đánh giá cao đối với năng lực, thái độ và kỷ luật của nhân viên và cũng góp phần khai thác tiềm năng của nhân viên.
Hình 1: Lồng ghép 7 Nguyên tắc vàng và sử dụng tài liệu của ISSA về Vision Zero trong khóa học Quản trị rủi ro cho cán bộ quản lý cấp trung tại Công ty Tuyển than Cửa Ông, Tập đoàn TKV năm 2019. |
Thử nghiệm thực tế và kết quả ban đầu
Vision Zero và các tài liệu liên quan, trong đó có cả 7 Nguyên tắc vàng, đã được Việt hóa và lồng ghép đưa vào giảng dạy ở Trường Đại học, Trường đào tạo cán bộ của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) và một số đơn vị của Vinacomin.
Hoạt động giảng dạy đã được áp dụng cho nhiều đối tượng như dự bị giám đốc, quản lý cấp trung, bồi dưỡng chức năng lãnh đạo cấp cơ sở… tại các đơn vị thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. 7 Nguyên tắc vàng còn được giới thiệu qua hình thức video clips, tăng cường khả năng ghi nhớ thông tin cho học viên. Thông qua đánh giá của học viên cho thấy các công cụ này dễ nhớ, dễ áp dụng, góp phần tăng cường nhận thức về an toàn sức khỏe nơi làm việc cho người học, sự cần thiết phải tạo động lực cho NLĐ và coi NLĐ lành nghề, có kỹ năng là tài sản quý giá của doanh nghiệp mà các cấp quản lý cần tôn trọng, đào tạo, tạo cơ hội, điều kiện để học tập nâng cao trình độ và phát triển.
Bộ câu hỏi đánh giá sâu phát triển từ 7 Nguyên tắc vàng gồm 23 tiêu chuẩn, 110 tiêu chí đã được áp dụng thử để đánh giá về công tác an toàn sức khỏe nơi làm việc của Công ty Cổ phần Than Hà Lầm - Vinacomin trong khuôn khổ nghiên cứu tư vấn các giải pháp nâng cao văn hóa an toàn của doanh nghiệp. Các tiêu chuẩn và tiêu chí này được đánh giá ở cấp độ cá nhân với thang đo 3 cấp độ (Đang thực hiện đầy đủ, Cần cải tiến và Cần hành động ngay). Bảng hỏi cấu thành từ các tiêu chuẩn và tiêu chí dành cho 4 nhóm đối tượng khác nhau trong doanh nghiệp, thu về 485 phiếu hợp lệ với trên 60% số phiếu là của công nhân sản xuất trực tiếp.
Hình 2: Banner chương trình tập huấn Vision Zero và 7 Nguyên tắc vàng cho sinh viên trường Đại học Mỏ - Địa chất và học viên chương trình EMBA của trường Đại học Nguyên Trí - Đài Loan Trung Quốc, năm 2019. |
Kết quả khảo sát cho thấy, hầu hết người tham gia phỏng vấn đều đánh giá doanh nghiệp đã thực hiện đầy đủ các giải pháp phù hợp (về kỹ thuật, tổ chức và con người) để nâng cao an toàn sức khỏe nơi làm việc, tuy vẫn còn một số tiêu chí cần cải tiến. Đặc biệt, không có tiêu chí nào phải đánh giá cần hành động ngay (để thay đổi hiện trạng). Đáng chú ý, với khối công nhân hầm lò, kết quả trả lời phỏng vấn cho thấy doanh nghiệp đã làm tốt 3 vấn đề sau để đảm bảo an toàn cho NLĐ: (1) công nhân biết rõ nhiệm vụ cụ thể của họ trong đảm bảo an toàn, (2) công nhân được phổ biến nhắc nhở về các quy tắc an toàn trong phân xưởng, và (3) trong các cuộc họp, giao ban, vấn đề ATVSLĐ luôn được nêu lên đầu tiên. Đối với khối lao động làm việc ngoài mặt bằng, công nhân cho rằng họ đã (1) luôn được khuyến khích tham gia vào các hoạt động đảm bảo an toàn và sức khỏe, (2) lãnh đạo luôn gương mẫu trong đảm bảo an toàn và sức khỏe NLĐ, và (3) trong trường hợp nghi ngờ mất an toàn, lãnh đạo sẽ cho ngừng sản xuất.
Mặt khác, công nhân cũng nêu một số tiêu chí mà doanh nghiệp cần cải thiện. Đối với khối hầm lò, công nhân mong được cải thiện về vấn đề (1) khen thưởng cả vật chất và tinh thần kịp thời khi đảm bảo an toàn trong đơn vị, (2) việc vận hành máy móc thiết bị không tạo ra các phát thải như bụi, các chất độc hại, tiếng ồn, độ rung, và (3) các chuyên gia thường xuyên tổ chức huấn luyện cho công nhân về kỹ năng thoát hiểm. Đối với khối lao động làm việc ngoài mặt bằng, họ mong được cải thiện về (1) trang thiết bị làm giảm các phát thải như bụi, chất độc hại, tiếng ồn, độ rung…, (2) việc vận hành máy móc thiết bị không tạo ra các phát thải như bụi, các chất độc hại, tiếng ồn, độ rung, và (3) các chuyên gia thường xuyên tổ chức huấn luyện cho công nhân về kỹ năng thoát hiểm.
Từ các đánh giá này của NLĐ, đối chiếu với chiến lược an toàn và hiểu rõ cam kết của lãnh đạo rất quan trọng trong công tác ATLĐ, Công ty CP Than Hà Lầm - Vinacomin đã nêu lên cam kết mạnh mẽ của đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp về công tác an toàn: “An toàn là đạo đức, người lao động trên hết“, thể hiện ý chí và cam kết của lãnh đạo doanh nghiệp, phù hợp với Nguyên tắc số 1 trong đảm bảo an toàn của Vision Zero.
Hình 3: Cam kết an toàn của Công ty CP Than Hà Lầm – Vinacomin, ảnh chụp tại doanh nghiệp tháng 6/2020. |
Một số đề xuất triển khai Vision Zero tại Việt Nam
Việc tuyên truyền về Vision Zero cần rộng khắp và thực hiện ở nhiều cấp khác nhau. Đội ngũ chuyên gia và giảng viên về ATVSLĐ tại Việt Nam có thể tham gia nghiên cứu và giảng dạy về Vision Zero, có thể tham gia vào chương trình và đăng kí trở thành giảng viên được ISSA công nhận. Đối với các ngành, cần thống nhất chủ trương, xây dựng chính sách đồng bộ với các công cụ khuyến khích về xây dựng văn hóa an toàn, quan tâm đến an toàn và sức khỏe nơi làm việc. Để triển khai, các ngành cũng cần thống nhất về quan điểm, nội dung, tiêu chí đánh giá, quy trình xây dựng văn hóa an toàn, hiểu rõ đầu tư cho công tác phòng ngừa sẽ mang lại hiệu quả tích cực cho doanh nghiệp, cho NLĐ, gia đình họ và toàn xã hội, đảm bảo sự phát triển bền vững trong tương lai.
Tài liệu tham khảo:
- Vision Zero và các hướng dẫn cơ bản
- Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Báo cáo tổng kết đề tài Xây dựng giải pháp tăng cường văn hóa ATLĐ tại Công ty CP Than Hà Lầm - Vinacomin, 2020
- Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, 2021.
Chú thích:
*Thành viên ban cố vấn International Social Security Association - Prevention in Mining (ISSA Mining).
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại Bình Dương Tình hình dịch bệnh tại Bình Dương hiện nay diễn biến phức tạp, gia tăng nhanh các ca nhiễm. Mới đây, Chủ tịch nước Nguyễn ... |
Doanh nghiệp sản xuất trong tình hình mới phải đảm bảo 5 nguyên tắc Đây là một trong những nội dung được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phòng Thương mại và ... |
Các cơ sở y tế cần tăng cường công tác cấp cứu, khám chữa bệnh Tết Nguyên đán Tổ chức tốt việc cấp cứu, khám chữa bệnh cho người bệnh, chủ động đối phó với dịch bệnh, ngộ độc, tai nạn cấp cứu ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 17/10/2024 14:00
Đánh giá cao cuộc thi tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động
Ban chỉ đạo Tháng hành động về ATVSLĐ Trung ương đánh giá cao cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” năm 2024 do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức.
Người lao động - 16/10/2024 18:42
Siết chặt quản lý quan trắc môi trường tại cơ sở lao động
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động. Theo đó, đề xuất quy định quản lý hoạt động quan trắc môi trường lao động tại cơ sở lao động.
Người lao động - 10/10/2024 13:43
Công nhân Công ty CP Phân lân Ninh Bình tử vong khi sửa máy: Cần nâng cao ý thức an toàn lao động
Mới đây, công nhân Đào Sỹ T. của Công ty CP Phân lân Ninh Bình đã gặp tai nạn nghiêm trọng khi sửa chữa máy nghiền xích. Dù được đưa đi cấp cứu ngay sau đó, anh T. không qua khỏi.
An toàn, vệ sinh lao động - 24/09/2024 10:05
Cán bộ công đoàn phải nắm vững quy định về an toàn vệ sinh lao động
Những vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra liên tiếp đã cho thấy cán bộ công đoàn cần có tiếp tục nâng cao kiến thức về công tác an toàn, vệ sinh lao động để bảo vệ sức khoẻ, tính mạng người lao động.
Người lao động - 23/09/2024 15:59
Cảm ơn đội ngũ làm công tác an toàn vệ sinh lao động
Anh Chu Thanh Bình - đoàn viên Công đoàn Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã gửi đến Ban Tổ chức cuộc thi trực tuyến "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn vệ sinh lao động" thông điệp: cảm ơn đội ngũ làm công tác an toàn vệ sinh lao động.
Người lao động - 20/09/2024 13:34
An toàn lao động đã trở thành thói quen, hành vi của từng cán bộ, nhân viên ngành Điện lực
Trong ngành Điện lực, công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) luôn được coi trọng và đặt lên hàng đầu, bởi đây là lĩnh vực đặc thù, có mức độ nguy hiểm cao, đòi hỏi sự nghiêm ngặt trong mọi hoạt động liên quan đến vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống điện.
- Dự thảo Luật Nhà giáo: Tăng đãi ngộ để nhà giáo yên tâm công tác
- Chị lao công tìm thấy niềm vui khi gia nhập tổ chức Công đoàn
- Cách chỉnh góc nhìn của gương chiếu hậu VinFast VF 3 khi đi đường
- Người lãnh đạo gương mẫu, tận tâm của Công ty Thủy điện Quảng Trị
- Cách dễ dàng tiếp cận thông tin về các dự án nhà ở xã hội