Trải lòng của những nữ chiến sĩ áo trắng trong ngày 8/3
Công đoàn - 08/03/2022 19:44 DUY CHƯƠNG
Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Nghệ An Kha Văn Tám và Giám đốc Sở Y tế Nghệ An Dương Đình Chỉnh trao tặng Bằng khen cho 77 nữ công chức, viên chức, lao động tiểu biểu trong tham gia phòng, chống dịch bệnh (Ảnh: Thanh Tùng) |
''Tổ quốc gọi tên, con vào với đồng bào..."
Tại Hội nghị, câu chuyện của điều dưỡng Trần Thị Dương - Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Ung bướu Nghệ An đã khiến mọi người rất xúc động. Gia đình chị có hai con nhỏ, bố mẹ chồng ngoài 70 tuổi không may bị bệnh hiểm nghèo (bố chồng bị ung thư máu, mẹ chồng bị ung thư phổi), chồng là công nhân nên rất vất vả. Gia đình khó khăn là vậy nhưng chị vẫn viết đơn xung phong lên đường chi viện cho các tỉnh phía Nam.
Chị Dương cho biết, hằng ngày, khi xem thời sự, thấy cảnh các gia đình ở miền Nam mất người thân, các cháu nhỏ không nơi nương tựa, chị cùng các đồng nghiệp đã rất xúc động. Tất cả mọi người đều quyết tâm đi chi viện để san sẻ nặng nhọc với các đồng nghiệp phía Nam và điều quan trọng nhất là bảo vệ sức khỏe cho Nhân dân. Cảm xúc lúc ấy chỉ gói gọn trong hai câu thơ:
''Tổ quốc gọi tên, con vào với đồng bào
Cùng đồng chí đem lại bình yên cho Tổ quốc"
Chị Trần Thị Dương (áo vàng) chia sẻ câu chuyện của mình tại Hội nghị (Ảnh: Thanh Tùng) |
"Khi có công văn thông báo chi viện cho miền Nam thì bản thân tôi lúc đó rất muốn đi, nhưng vừa lo, vừa sợ. Lo là chưa bao giờ xa con nhỏ, bố mẹ chồng thì đang bị bệnh, rồi lại sợ không ai đồng ý nên tôi vẫn chưa thông báo với gia đình. Đến lúc gần đi, về nhà đọc công văn cho chồng nghe và chia sẻ mong muốn vào Nam chi viện, ban đầu chồng tôi cũng hơi lưỡng lự không muốn vợ đi, nhưng rồi chồng bảo: “Chống dịch như chống giặc nếu mẹ muốn đi giúp người dân trong đó thì 3 bố con ở nhà sẽ là hậu phương vững chắc cho mẹ”", nữ điều dưỡng tâm sự.
Có được sự ủng hộ từ gia đình, chị lại càng thôi thúc mình phải đi, dù biết sẽ vất vả cho mình lẫn gia đình. Trong thời gian đầu, nỗi nhớ nhà và áp lực khiến chị gặp rất nhiều khó khăn trong công việc lẫn tâm lý. Nhưng rồi với trách nhiệm của một người làm nghề Y, chị vẫn luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao để sớm trở về bên gia đình.
"Thật sự chúng tôi rất nhớ nhà, nhớ con, lại đối mặt với nhiều khó khăn, áp lực trong công việc. Nhưng mỗi lần vấp phải khó khăn tôi lại tự nhủ: "Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ biết dành phần ai?". Chính vì thế mà tôi đã luôn xác định mình phải luôn mạnh mẽ, nêu cao trách nhiệm lương y như từ mẫu. Do đó, tôi luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ tốt nhất để sớm được trở về bên gia đình. Nhiều lúc nhớ con, nhớ nhà, chỉ muốn gọi điện về để trò chuyện cùng con nhưng lại sợ không kìm được nước mắt. Thế nên mỗi lần gọi điện về cho con, tôi kìm nén để không khóc. Tôi cảm thấy mình rất may mắn khi luôn được sự quan tâm, động viên kịp thời của bạn bè, đồng nghiệp, lãnh đạo bệnh viện, lãnh đạo ngành, Công đoàn ngành Y tế; anh chị em trong đoàn cũng thường xuyên hỗ trợ, giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ để sớm trở về bên gia đình" - chị Dương xúc động chia sẻ.
Những phóng sự, những ca khúc về công tác phòng, chống dịch bệnh gây xúc động trong Hội nghị (Ảnh: Thanh Tùng) |
Một "cuộc chiến" cam go, vất vả!
“...2 con yêu quý của mẹ! Hôm nay, mẹ đăng ký xung phong vào miền Nam chống dịch, mẹ gọi điện cho bố. Bố không cho mẹ đi, vì bố đi làm xa, mẹ sức khỏe không được tốt. Bố thương mẹ, sợ mẹ không trụ được. Mẹ hỏi bố, nếu có chiến tranh xảy ra bố có cầm súng bảo vệ Tổ quốc không? Mẹ nghĩ bố con không cần ai kêu gọi cũng sẽ xung phong lên đường. Mẹ hiểu tính bố con mà! Bố con im lặng không nói gì, nhưng một lúc sau, bố nhắn tin cho mẹ: "Đi thì nhớ giữ sức khỏe về mà chăm hai con”. Mẹ vui lắm, bố con không nhắn được tình cảm, nhưng mẹ biết bố lo cho mẹ lắm. Mẹ biết mà!...”
Những dòng nhật ký xúc động trên của điều dưỡng Nguyễn Thị Hương, Trưởng khoa Khám Bệnh – Thường trực cấp cứu, Trung tâm Huyết học – Truyền máu Nghệ An gửi đến hai người con của mình. Từng câu, từng chữ trong đoạn nhật ký đều thể hiện tình yêu da diết của chị đối với gia đình. Ấy thế mà vì Tổ quốc chị vẫn sẵn sàng tạm rời xa mái ấm của mình để chiến đấu cho sức khỏe và tính mạng của Nhân dân.
Tuy nhiên, khi chuẩn bị vào miền Nam để chi viện thì ở Nghệ An dịch bệnh Covid-19 lại bùng phát dữ dội, chị được lệnh ở lại quê hương tiếp tục "chiến đấu". Một "cuộc chiến" cũng hết sức cam go và vất vả!
Chị Nguyễn Thị Hương (bên phải) kể lại câu chuyện khiến tất cả mọi người trong hội trường đều xúc động và cảm phục. (Ảnh: Thanh Tùng) |
Dù trước đó đã tham gia công tác truy vết trong cộng đồng, nhưng chị Nguyễn Thị Hương cũng không thể lường trước được sự vất vả, áp lực mà mình phải đối mặt khi công tác tại Bệnh viện dã chiến số 1. Chị chia sẻ: "Bệnh viện dã chiến số 1 lúc tôi vào nhận nhiệm vụ là nơi thu dung những bệnh nhân bị Covid-19 từ nhẹ đến nặng với nhiều độ tuổi khác nhau, từ trẻ nhỏ, đến người lớn tuổi; người khỏe mạnh đến người có bệnh nền. Họ đều không có người thân ở bên để chăm sóc, động viên khiến nhiều người có tâm lý hoảng sợ, lo lắng".
Chị vừa phải chăm sóc, vừa phải làm bạn, làm mẹ, làm con để giúp bệnh nhân vượt qua áp lực bệnh tật. Bên cạnh đó, thời tiết khắc nghiệt ở Nghệ An cũng là một trong những lý do khiến công việc ở đây vất vả gấp bội.
"Nơi chúng tôi làm việc rất nóng bức, ngột ngạt vì không có điều hòa, chỉ có chiếc quạt ngoài hành lang. Vì vậy phía trong bộ đồ bảo hộ, chúng tôi phải mặc thêm một bộ quần áo xanh trĩu nặng, chất đầy đá lạnh để làm mát cho cơ thể. Thời tiết nóng bức, áp lực công việc đã có lúc làm tôi ngất xỉu", chị Hương chia sẻ.
Nữ điều dưỡng vẫn nhớ như in khoảnh khắc mình bị ngất xỉu và xem đó như là một kỷ niệm đáng nhớ trong cuộc đời, chị kể: "Lúc tôi bắt đầu thấy chân tay bủn rủn, khó thở, đi không vững, tôi đã rất sợ. Vẫn cố gắng để không ngã quỵ, tiếp tục di chuyển đến nơi làm việc. Nhưng sau đó người bắt đầu lạnh toát, thở dồn dập, tôi ngã xuống sàn, nước mắt cứ rơi và thiếp đi một lúc. Sau khi tỉnh lại, dù đang rất mệt nhưng nghĩ đến các con, đến người thân, đến những bệnh nhân đang cần mình nên tôi lấy hết sức đứng lên tiếp tục di chuyển đến nơi làm việc".
Công việc khoanh vùng, truy vết, dập dịch ở các huyện vùng cao vô cùng vất vả (Ảnh: Thành Cường) |
Gác lại việc riêng tư, nỗ lực vượt qua khó khăn
Còn câu chuyện của chị Kha Thị Tâm - Phó Phòng điều dưỡng Trung tâm Y tế huyện Kỳ Sơn lại khiến mọi người thấu hiểu hơn sự gian khổ, vất vả khi chống dịch tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa. Là người dân tộc Thái, sống cùng 2 con nhỏ, chồng là bộ đội thường xuyên công tác xa nhà, bố mẹ chồng lại cao tuổi nên mọi việc trong nhà đều do chị cáng đáng. Khi dịch bệnh bùng phát, chị được phân công xét nghiệm, truy vết F0, trực tiếp tham gia tiêm chủng, cấp cứu hỗ trợ tiêm chủng lưu động tại 21 Trạm Y tế xã, chăm sóc bệnh nhân F0 tại các điểm cách ly trên địa bàn huyện Kỳ Sơn. Việc nhà, việc cơ quan, nhiều không sao kể hết.
Chị Tâm kể: "Kỳ Sơn là huyện miền núi cao với địa hình hiểm trở, đường sá đi lại và đời sống Nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Trên địa bàn có nhiều người dân tộc thiểu số không thạo tiếng phổ thông nên kiến thức về phòng, chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe còn hạn chế. Bên cạnh đó, nhân lực và vật tư y tế đang còn thiếu thốn nên khi chúng tôi đi làm nhiệm vụ gặp rất nhiều vất vả. Nhất là địa bàn các xã Keng Đu, Na Loi, Chiêu Lưu, Mường Ải, Mỹ Lý, Nậm Càn... Có những nơi cả đi và về phải mất đến hai ngày. Khi đi vào đó, chúng tôi phải tự mang theo đồ dùng cá nhân, thực phẩm như mì tôm, lương khô...".
Đồng chí Nguyễn Đình Long - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An tặng Bằng khen cho bác sĩ Ngô Thị Lan (các cán bộ, nhân viên tiêu biểu. (Ảnh: Thanh Tùng) |
Khó khăn là vậy nhưng chị Tâm cùng cán bộ đơn vị vẫn quyết tâm vượt qua, chị chia sẻ: "Tôi luôn xác định trách nhiệm của mình trước sự khốc liệt của đại dịch Covid-19. Dù gia đình đang rất cần tôi, dù những nơi tôi đến làm việc có rất nhiều khó khăn nhưng tôi nghĩ lúc này mình phải vì cộng đồng, phải gác lại những việc riêng tư, bản thân phải nỗ lực cố gắng để vượt qua khó khăn. Bên cạnh đó, tôi cũng luôn nhận được sự hỗ trợ, chia sẻ, động viên của gia đình và sự quan tâm của bạn bè, đồng nghiệp, tổ chức Công đoàn".
Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Nghệ An Kha Văn Tám trân trọng ghi nhận, cảm ơn những nỗ lực lớn lao của đội ngũ nữ cán bộ, nhân viên ngành Y tế trong công tác phòng, chống dịch, là những bông hoa đẹp trong vườn hoa của ngành Y và xã hội. Để ghi nhận sự đóng góp, cống hiến của họ trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, LĐLĐ tỉnh Nghệ An đã quyết định tặng Bằng khen cho 77 nữ cán bộ, nhân viên tiêu biểu. |
Nghệ An: Những bông hoa đẹp nhất dành tặng nữ cán bộ, nhân viên y tế Hai năm qua, không thể kể hết những hy sinh, vất vả, nỗ lực của nữ cán bộ, nhân viên y tế Nghệ An cho ... |
"Xin cảm ơn các y, bác sĩ đang ngày, đêm chăm sóc, cứu chữa bệnh nhân mắc Covid-19!" Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2) đã cận kề nhưng có lẽ nhiều y, bác sĩ đang điều trị cho bệnh nhân mắc Covid -19 ... |
BHXH tỉnh Nghệ An hướng dẫn giải quyết chế độ BHXH đối với NLĐ mắc Covid-19 Chiều 23/02, BHXH tỉnh Nghệ An đã ban hành Công văn 294/BHXH-CĐBHXH về việc hồ sơ giải quyết chế độ BHXH đối với các trường ... |
Tin cùng chuyên mục
Hoạt động Công đoàn - 12/09/2024 14:59
LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên Huế phát động hỗ trợ các địa phương thiệt hại do bão số 3
LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên Huế vừa phát động chương trình quyên góp ủng hộ Nhân dân các tỉnh miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3 và lũ lụt sau bão.
Hoạt động Công đoàn - 12/09/2024 10:49
Cô giáo 30 năm tận tâm, nhiệt huyết với nghề dạy học ở Thủ đô
Cô Hà Phương Liên, giáo viên Trường Tiểu học Trung Yên (phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) không chỉ là người tận tâm với nghề mà còn luôn hết lòng vì lợi ích của đoàn viên, góp phần xây dựng một môi trường làm việc đoàn kết và gắn bó.
Hoạt động Công đoàn - 12/09/2024 07:42
Cô giáo mầm non kiên trì “bám nghề” nhờ công đoàn động viên, hỗ trợ
Về công tác ở một nơi mới mẻ và cuộc sống có nhiều biến cố khiến tôi như rơi xuống vực sâu. Nhưng tình thương của Công đoàn Trường Mầm non Thạnh Phú (xã Mỹ Hưng, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre) đã cho tôi cuộc sống mới: lạc quan và tin yêu hơn.
Công đoàn - 11/09/2024 16:47
Công đoàn kêu gọi ủng hộ một ngày lương cho đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
Các cấp Công đoàn Việt Nam vận động ủng hộ, hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 với mức phấn đấu là mỗi cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, người lao động một ngày lương/thu nhập trở lên.
Hoạt động Công đoàn - 11/09/2024 12:43
Thái Nguyên: Công nhân vùng lụt ăn ở miễn phí tại công ty
Do tình hình mưa lũ rất phức tạp, các cấp công đoàn tỉnh Thái Nguyên cùng với doanh nghiệp đã ngay lập tức có những phương án hỗ trợ kịp thời cho đoàn viên và người lao động, vừa đảm bảo an toàn và sản xuất kinh doanh.
Hoạt động Công đoàn - 11/09/2024 10:00
Tấm gương cán bộ Công đoàn năng động, sáng tạo của Trường THCS Trần Quốc Toản
Cô giáo Trần Thị Hoàng Yến - Ủy viên Ban chấp hành Công đoàn Trường THCS Trần Quốc Toản (phường Tân Lập, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) là một cán bộ Công đoàn năng động, đổi mới, sáng tạo trong công việc.
- Chủ động tìm kiếm đối tác, ký thỏa thuận mang lại phúc lợi tài chính cho người lao động ngành Y tế
- LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên Huế phát động hỗ trợ các địa phương thiệt hại do bão số 3
- Thừa Thiên Huế: Hơn 7.400 việc làm được kết nối qua sàn giao dịch điện tử
- Cô giáo 30 năm tận tâm, nhiệt huyết với nghề dạy học ở Thủ đô
- Nâng cao hiệu quả công tác đối thoại, thương lượng tập thể giai đoạn 2023 - 2028