Cô giáo nghèo vượt qua nghịch cảnh ở vùng cao Na Rì
Hoạt động Công đoàn - 10/09/2024 07:52 Vũ Thị Gấm
Công ty CP Khoáng sản Bắc Kạn tuyển lao động đi làm ngay |
Cô giáo nghèo cáng đáng việc gia đình
Sinh ra và lớn lên trong gia đình có 2 chị em thuộc huyện Định Hóa (tỉnh Thái Nguyên), chị La Thị Thắm đã nỗ lực học tập vươn lên, vượt qua số phận. Năm 2011, chị tốt nghiệp Trương Cao đẳng Sư phạm Thái Nguyên, cũng trong năm này chị bén duyên và xây dựng gia đình với anh Đức quê ở Na Rì. Đây cũng là quê nội của chị, chồng chị là lao động tự do không có việc làm ổn định nhưng rất thương vợ, thương con.
Năm 2013, chị may mắn được tuyển dụng vào làm giáo viên Trường Mầm non Hảo Nghĩa, huyện Na Rì. Tháng 3 năm 2016 chị được chuyển công tác về Trường Mầm non Yến Lạc, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn để gần gia đình chồng và tiện chăm sóc con cái.
Hình ảnh một giờ dạy học của cô La Thị Thắm tại lớp. Ảnh: ĐVCC |
Trong công tác chuyên môn chị luôn hoàn thành tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, được phụ huynh tin tưởng, kính mến; tích cực tham gia các phong trào thi đua do công đoàn, ngành và các cấp phát động, nhiều năm đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện; danh hiệu Lao động tiên tiến, Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh…
Những tưởng cuộc sống như vậy là ổn định và chị sẽ yên tâm công tác, nhưng không ai biết trước được số phận như thế nào? Năm 2017, em trai chị không may bị tai nạn lao động, gia đình chị đã tận tâm cứu chữa nhưng chỉ giữ được mạng sống, anh hoàn toàn mất sức lao động và duy trì sự sống dưới trạng thái thực vật.
Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, có bao nhiêu tiền của dồn hết để chạy chữa cho em trai nhưng đổi lại là sự kiệt quệ cả về tinh thần và vật chất, mẹ chị vì thương con và dồn hết sức lực để chăm sóc con ngày đêm. Do quá lo lắng và suy sụp, mẹ chị đã kiệt sức và tai biến không lao động được mà chỉ quanh quẩn cơm nước ở nhà, thỉnh thoảng xuất hiện dấu hiệu giảm trí nhớ. Bố chị canh tác mấy sào ruộng, trồng vài luống rau, mấy gốc cà chua để kiếm sống qua ngày, mọi gánh nặng dồn lên vai chị.
Đến tháng 12 năm 2022 để thuận tiện cho việc trông nom, chăm sóc bố mẹ, em trai và cũng là để vợ chồng chị đỡ phải đi lại vì mỗi tuần vợ chồng chị vượt đèo với hơn trăm cây số để về giúp đỡ bố mẹ. Bố mẹ chị đã chuyển lên huyện Na Rì sinh sống cùng chị.
Vượt qua tất cả, nguyện làm con hiếu thảo
Sau khi bố mẹ lên ở với chị được khoảng 10 tháng, bố chị đột ngột qua đời. Thường ngày chị chỉ biết nhờ cậy vào bố trông nom, chăm sóc mẹ và em để chị yên tâm đi làm. Vậy mà bố chị đột ngột ra đi, để chị tự lo liệu, khó khăn chồng chất khó khăn.
Cô La Thị Thắm cùng các học trò của mình. Ảnh: ĐVCC |
Trong hoàn cảnh này chị không biết nương nhờ vào ai, bắt đầu lo liệu thế nào? Anh em họ hàng ít, làng xóm láng giềng thì chưa thân quen, kinh tế vợ chồng eo hẹp, cả gia đình 7 người trông chờ vào một suất lương giáo viên của chị. Lúc này chị chỉ biết nhờ Công đoàn nhà trường, chị nhấc máy gọi điện thoại cho Chủ tịch Công đoàn trong tiếng nấc nghẹn nghào, thảng thốt: “Chị ơi! Bố em mất rồi, em phải làm thế nào bây giờ?...
Sau lời động viên trấn tĩnh, đồng chí Chủ tịch Công đoàn trường đã cùng với Ban chấp hành Công đoàn đứng lên kêu gọi đoàn viên trong trường cùng với anh em họ hàng hỗ trợ giúp đỡ gia đình chị. Công đoàn tận dụng hết 2 ngày nghỉ thứ Bảy, Chủ nhật để giúp đỡ gia đình chị đưa bố chị về nơi an nghỉ cuối cùng.
Trong lúc tổ chức tang lễ mọi thứ đều cần đến tiền để lo liệu, Ban chấp hành Công đoàn đã vận động đoàn viên, người lao động quyên góp được số tiền 13.200.000đ để hỗ trợ chị tổ chức tang lễ cho bố.
Sau đám tang bố, Công đoàn nhà trường cắt cử nhau sang nhà chị để động viên mẹ con chị cho vơi bớt phần nào mất mát, đau thương. Chị La Thị Thắm cho biết: “Nếu không có Công đoàn trường, không có các đồng chí, đồng nghiệp thì em không biết phải làm thế nào trong những ngày qua. Được chị em đồng nghiệp động viên em cũng phần nào vơi bớt đau thương, lấy lại tinh thần để tiếp tục công việc”.
Cô La Thị Thắm chăm sóc mẹ. Ảnh: ĐVCC |
Sau khi bố mất, ngoài việc hoàn thành các nhiệm vụ ở trường, chị chuyên tâm vào chăm sóc mẹ và em trai. Nhưng do liên tiếp gánh chịu nhiều mất mát, đau buồn nên mẹ chị bị ảnh hưởng về sức khỏe tinh thần; lúc nhớ, lúc quên và cũng lâm bệnh nặng.
Hiện nay mẹ chị đang điều trị và bác sỹ kết luận mất trí, tâm thần. Vợ chồng chị lại thêm gánh nặng thuốc men điều trị cho mẹ, trong những ngày chị đi viện chăm mẹ, công việc ở trường được nhà trường, công đoàn và các đồng nghiệp giúp đỡ, gánh vác thay để chị yên tâm chăm sóc mẹ và em.
Nhưng số phận lại một lần nữa đẩy chị vào những đau thương mất mát. Sau khi bố mất được khoảng 6 tháng, em trai chị cũng qua đời, mọi biến cố cứ dồn dập ập đến với chị. Lo liệu cho em xong, cứ tưởng chỉ chuyên tâm vào chăm lo cho sức khỏe cho mẹ nhưng bệnh của mẹ chị ngày càng nặng, suy nhược về thể chất, tinh thần và biến chứng thêm nhiều bệnh khác, sức khỏe ngày một yếu.
Nhiều lúc chị chia sẻ với anh em đoàn viên: “Em không mong gì? Sống khổ đến đâu cũng được, làm việc gì cũng được, chỉ mong mẹ em khỏe hơn, đừng rời bỏ em như bố và em trai, cả nhà 4 người giờ chỉ còn em và mẹ…”
Chị La Thị Thắm cho biết thêm, những ngày đã qua cho chị thầy giá trị của tình nghĩa Công đoàn và tình đồng chí, đồng nghiệp. Cuộc sống đã ấm áp, hạnh phúc hơn khi sống và làm việc trong môi trường như vậy. Ngày mai ngày kia rồi cũng sẽ còn nhiều sóng gió. “Nhưng tôi tin chắc rằng, không có điều gì bất hạnh, khó khăn mà không thể vượt qua. Vì bên cạnh chúng ta còn có đồng nghiệp, bạn bè. Những người luôn tiếp thêm niềm tin và sự lạc quan. Ý chí và nghị lực của bản thân là sức mạnh để giúp chúng ta vượt qua tất cả, ngày mai sẽ là những ngày tươi đẹp cho mọi sự cố gắng hôm nay”.
Tác phẩm tham dự Cuộc thi viết “Vòng tay Công đoàn” lần thứ IV do Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức từ 30/10/2023 đến hết ngày 30/9/2024. Cuộc thi nhằm tuyên truyền, cổ vũ những trường hợp đoàn viên, người lao động được tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn chăm lo, bảo vệ thiết thực, hiệu quả; nhờ đó có sự thay đổi tích cực trong cuộc sống. Thông qua bài viết nêu bật nỗ lực của tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn trong việc thực hiện nhiệm vụ cốt lõi đại diện bảo vệ, chăm lo cho đoàn viên, người lao động; góp phần khẳng định Công đoàn Việt Nam đã, đang và sẽ mãi là chỗ dựa vững chắc, tin cậy, nơi gửi gắm niềm tin của đoàn viên, người lao động. Mời độc giả xem thêm TẠI ĐÂY Địa chỉ nhận tác phẩm dự thi: [email protected] |
15 địa phương xin điều chỉnh dự toán vốn vay lại, riêng Bắc Kạn đề nghị trả trước hạn Chính phủ kiến nghị điều chỉnh tăng dự toán vay năm 2022 của 8 địa phương với mức tăng thêm 234,826 tỉ đồng và đề ... |
Bắc Kạn: Nhiều hoạt động chăm lo NLĐ được triển khai trong Tháng Công nhân năm 2023 Sáng 27/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ), Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh, Bảo hiểm xã ... |
Bắc Kạn: Nhiều hoạt động chăm lo đời sống NLĐ được triển khai trong Tháng Công nhân Sáng 27/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh, Bảo hiểm xã hội ... |
Tin cùng chuyên mục
Hoạt động Công đoàn - 10/09/2024 08:20
Đắk Lắk: Gần 1.200 vận động viên tham gia hội thao do công đoàn tổ chức
Vừa qua Liên đoàn Lao động tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội thao Công chức, viên chức, người lao động năm 2024 với gần 1.200 vận động viên tham gia. Hội thao diễn ra sôi nổi, thành công và mang lại không khí vui tươi, phấn khởi trong đoàn viên.
Hoạt động Công đoàn - 10/09/2024 08:02
Công đoàn Bệnh viện 108: Nâng cao chất lượng cuộc sống và khích lệ nỗ lực chuyên môn
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội) từ lâu là một biểu tượng của sự tận tụy và đầy tình người. Trong đó, Công đoàn Bệnh viện 108 là người bạn đồng hành không thể thiếu, là cây cầu kết nối và là điểm tựa vững chắc cho tất cả các cán bộ, nhân viên của bệnh viện.
- Đắk Lắk: Gần 1.200 vận động viên tham gia hội thao do công đoàn tổ chức
- Tasco Auto là nhà phân phối thương hiệu ô tô điện Zeekr tại Việt Nam
- Công đoàn Bệnh viện 108: Nâng cao chất lượng cuộc sống và khích lệ nỗ lực chuyên môn
- Cô giáo nghèo vượt qua nghịch cảnh ở vùng cao Na Rì
- Sập cầu Phong Châu, người lao động ở Phú Thọ sẽ di chuyển như thế nào?