TP. HCM kiến nghị Quốc hội cho phép tiếp tục cơ chế đặc thù đến năm 2023
Kinh tế - Xã hội - 06/10/2022 06:40 QUANG ANH
TP.HCM muốn kéo dài cơ chế đặc thù, thí điểm chính sách vượt trội |
Cũng theo ông Hoan, TP.HCM chưa thể ban hành quyết định về cổ phần hoá, chưa thu được khoản nào từ tiền bán tài sản công của cơ quan Trung ương trên địa bàn Thành phố, từ thoái vốn nhà nước đầu tư tại các công ty TNHH hai thành viên trở lên, … để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
Kiến nghị tiếp tục cơ chế đặc thù đến năm 2023
Tại cuộc họp Đoàn Đại biểu Quốc hội TP. HCM làm việc với Thường trực HĐND, UBND TP.HCM vừa qua, nhằm giám sát về tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 54/2017 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. HCM (gọi tắt là Nghị quyết 54). Trong đó có cơ chế, chính sách đặc thù đối với đề án xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM; cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Thủ Đức và phân cấp quản lý một số lĩnh vực cho Thành phố. Ngoài ra, sẽ tiếp tục áp dụng những cơ chế, chính sách đặc thù trong lĩnh vực tài chính - ngân sách, …
Một góc trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: IT |
Nghị quyết số 54 trao một số cơ chế đặc thù cho TP.HCM giúp tạo động lực mới, tích cực để một đô thị đặc biệt, đầu tàu về kinh tế - xã hội của cả nước tăng tốc phát triển. Tuy nhiên, theo bà Văn Thị Bạch Tuyết, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội TP. HCM cũng thừa nhận, việc thực hiện Nghị quyết 54 thời gian qua chưa mang lại kết quả như mong đợi và đề nghị UBND TP. HCM cần phân tích sâu các nguyên nhân, tiếp thu các ý kiến góp ý để xây dựng dự thảo nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 54 trình Quốc hội.
Song song đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc vừa ký Tờ trình số 221/TTr-BTC trình Chính phủ thông qua dự thảo báo cáo của Chính phủ về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 54 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. HCM.
Trong dự thảo báo cáo nêu trên, Chính phủ kiến nghị Quốc hội cho phép TP. HCM tiếp tục thực hiện Nghị quyết 54 đến hết ngày 31/12/2023. Đồng thời đưa nội dung này vào nghị quyết kỳ họp thứ 4 của Quốc hội sẽ diễn ra vào cuối năm nay.
Một trong những nội dung TP. HCM đã phát huy tốt các cơ chế, chính sách đặc thù là chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức. Chính sách này được cho là phù hợp với năng suất thực tế của người lao động tại đây - gấp 2,7 lần bình quân chung cả nước. Tuy vậy, đến nay TP. HCM mới chỉ tăng từ 0,6 - 1,2 lần so với tiền lương theo ngạch bậc, chức vụ của cán bộ, công chức chứ chưa đạt được mức 1,8 lần như trong Nghị quyết 54.
Về kết quả thực hiện Nghị quyết 54, theo tờ trình của Bộ Tài chính, trong 5 năm qua, kinh tế TP. HCM liên tục tăng trưởng cao (ngoại trừ thời gian bị ảnh hưởng COVID-19), bình quân hàng năm trong giai đoạn 2016 - 2019 đạt 7,72%, cao hơn so với mức 7,22% của giai đoạn 2011 - 2015.
Cùng với tạo động lực cho cán bộ, cơ chế ủy quyền từ thành phố cho cấp huyện được cho đã giúp rút ngắn thời gian của một số loại thủ tục hành chính. Nghị quyết 54 trao quyền cho HĐND TP. HCM quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa từ 10 héc-ta trở lên, giúp rút gọn quy trình, tiết kiệm thời gian thay vì phải mất khoảng 6 tháng để chờ ý kiến Thủ tướng như trước.
HĐND TP. HCM cũng đã thông qua 32 dự án có chuyển mục đích sử dụng trên 10 héc-ta đất trồng lúa với tổng diện tích 1.843 héc-ta. Việc được chủ động, xem xét chuyển mục đích của các dự án sử dụng trên 10 héc-ta đất trồng lúa giúp rút ngắn thời gian thực hiện và đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, đảm bảo việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm đã được phê duyệt có hiệu quả, tạo nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội. Cơ chế này là phù hợp và cần thiết trong bối cảnh hiện nay, cần được tiếp tục duy trì trong thời gian tới.
Mong tiếp tục làm nơi thí điểm cơ chế, chính sách mới
Dinh Độc Lập. Ảnh minh họa: IT |
Bên cạnh đó, TP. HCM cũng huy động được gần 14.200 tỉ đồng trong giai đoạn 2018 - 2022 thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương và vay lại từ nguồn Chính phủ vay nước ngoài để đầu tư cơ sở hạ tầng. Phí hạ tầng cảng biển được triển khai từ đầu tháng 4/2022 đến nay giúp TP.HCM thu được hơn 1.400 tỉ đồng bổ sung vào ngân sách.
Về thí điểm tăng mức thuế, phí, 5 năm qua, Thành phố mới chỉ tăng mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp. Tổng số thu tăng thêm cho ngân sách Thành phố khoảng 132,6 tỉ đồng.
Việc thực hiện thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp đã có tác động đáng kể đến nhận thức, hành vi bảo vệ môi trường đối với các tổ chức, cá nhân trên địa bàn. Các doanh nghiệp cũng đã áp dụng các giải pháp công nghệ để cải tiến quy trình sản xuất, giảm thiểu lượng nước sử dụng, giảm thiểu lưu lượng nước xả thải ra môi trường. Để tăng nguồn lực cho ngân sách Thành phố và định hướng tiêu dùng của người dân, TP. HCM kiến nghị tiếp tục được cho thí điểm nội dung này trong thời gian tới.
Đối với cơ chế thưởng vượt thu và đầu tư trở lại từ nguồn vượt thu ngân sách Trung ương trên địa bàn, TP. HCM kiến nghị tiếp tục thực hiện cơ chế này trong thời gian tới nhằm bổ sung nguồn lực cho ngân sách Thành phố. Năm 2021, số tiền thưởng vượt thu và đầu tư trở lại cho TP. HCM là 1.654 tỷ đồng (gồm thưởng vượt thu 1.000 tỷ đồng và đầu tư trở lại là 654 tỷ đồng).
Những kiến nghị này dựa trên đề nghị của TP. HCM nhằm thực hiện mục tiêu đến năm 2025, TP. HCM là đô thị thông minh, thành phố dịch vụ, công nghiệp theo hướng hiện đại, giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế, động lực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước.
Trong dự thảo báo cáo của Chính phủ do Bộ Tài chính trình, Chính phủ nêu 3 kiến nghị với Quốc hội. Theo đó, Chính phủ đề nghị Quốc hội cho phép TP. HCM tiếp tục thực hiện Nghị quyết 54 đến hết ngày 31/12/2023; đưa nội dung này vào nghị quyết kỳ họp thứ 4 của Quốc hội (khai mạc tháng 10/2022); đề nghị Chính phủ giao TP. HCM đánh giá tổng kết việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 16/2012 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP. HCM đến năm 2020 và kết quả thực hiện Nghị quyết 54, báo cáo Bộ Chính trị cho phép Thành phố thực hiện thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội để đáp ứng yêu cầu phát triển của Thành phố trong thời gian tới.
Kiến nghị giảm 100% thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng Dù đánh giá chính sách giảm 50% thuế tiêu thụ đặc biệt là tích cực nhưng VCCI kiến nghị phương án miễn giảm toàn bộ ... |
Việt Nam tiếp tục xuất siêu lớn dù xuất nhập khẩu có dấu hiệu suy giảm Tới hết quý 3, ước tính cán cân thương mại của cả nước thặng dư 6,52 tỷ USD, trong khi cùng kỳ năm trước nhập ... |
Phác họa bức tranh kinh tế Việt Nam điểm đến 2022, dự kiến mục tiêu 2023 Tăng trưởng kinh tế năm 2022 ước đạt khoảng 8%, vượt mục tiêu đề ra (6 - 6,5%) tạo đà quan trọng cho các năm ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 21/09/2024 21:00
Lốp xe ô tô có được giảm thuế giá trị gia tăng không?
Lốp xe ô tô có được giảm thuế giá trị gia tăng không? Thuế suất giảm xuống 8% hay giữ mức 10%? Mời bạn đọc tìm hiểu.
Kinh tế - Xã hội - 21/09/2024 20:19
Cơn bão Yagi, cây xanh đô thị và trách nhiệm của chúng ta
Bão Yagi vừa qua đã gây thiệt hại lớn đối với hệ thống cây xanh ở nhiều thành phố miền Bắc Việt Nam.
Kinh tế - Xã hội - 21/09/2024 17:57
3 mẫu xe điện AION sắp ra mắt thị trường Việt Nam
Hãng xe điện AION của Trung Quốc công bố kế hoạch ra mắt ba mẫu xe điện hoàn toàn mới tại Việt Nam trong quý IV/2024, bao gồm Y Plus, ES và mẫu SUV cao cấp Hyptec HT.
Kinh tế - Xã hội - 21/09/2024 17:47
Honda Dream 2025 ra mắt Đông Nam Á
Honda Dream 125 2025 sản xuất tại Campuchia vừa chính thức trình làng với mức giá 2.500 USD, quy đổi ra tiền Việt là 60 triệu đồng.
Kinh tế - Xã hội - 21/09/2024 14:52
Việt Nam đã có vắc xin sốt xuất huyết, tiêm đầu tiên tại VNVC
Ngày 20/9/2024, gần 200 trung tâm trong hệ thống tiêm chủng của VNVC đã chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản, kịp thời phòng bệnh cho người dân khi cả nước bước vào mùa mưa lũ.
Kinh tế - Xã hội - 21/09/2024 09:34
Sacombank giảm đến 2%/năm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại do bão lũ
Sacombank giảm đến 2%/năm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp bị thiệt hại do bão lũ vượt qua khó khăn, ổn định đời sống, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh.