Tôi yêu công đoàn
Vòng tay Công đoàn - 09/08/2021 12:07 Lý Trường Khoa - Ban Tuyên giáo LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng
Nữ giám đốc hết lòng vì người lao động Nữ Chủ tịch công đoàn thân thiện - tấm gương sáng của Trường Tiểu học Bắc Hồng Cậu bé Sùng Mí Dìa và hành trình đi tìm ánh sáng |
Ký túc xá (KTX) C8 - Sóc Trăng, nơi tôi ở và cũng là nơi tôi bén duyên với công đoàn. |
Duyên tiền định
Là lớp trưởng của lớp Ngữ văn 3, khóa 35; đồng thời là phó trưởng dãy, rồi trưởng dãy C8, KTX sinh viên Sóc Trăng học tại Đại học Cần Thơ; được các bạn cùng lớp, rồi anh, chị, em KTX tín nhiệm, bản thân tôi xem đó điều kiện tốt để tham gia các phong trào và hoạt động Đoàn của lớp, khoa và của trường. Mục đích lớn nhất của tôi là để giúp bản thân học tập tốt hơn, được giúp đỡ, hỗ trợ các bạn sinh viên khó khăn trong quá trình học tập cũng như trong cuộc sống hằng ngày. Đó là những em học sinh chân ướt, chân ráo rời quê lên TP Cần Thơ tham gia thi tuyển sinh Đại học hằng năm. Được hỗ trợ các em đó là niềm vui, niềm hạnh phúc của tôi.
Chính kỳ thi tuyển sinh Cao đẳng - Đại học năm 2010 đã cho tôi có cơ hội được hỗ trợ các cô, chú lãnh đạo tỉnh nhà đưa các em học sinh ở Sóc Trăng tham gia kỳ thi quan trọng này.
Thẻ Hội đồng tư vấn tuyển sinh, tôi giữ nó như kỷ vật. |
Đã thành thông lệ, cứ vào mùa tuyển sinh hằng năm, học sinh từ khắp các tỉnh, thành phố ở Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, tỉnh Sóc Trăng nói riêng lại bước vào những ngày thi căng thẳng. Mùa thi năm ấy, tôi có cơ hội được gặp các cô, chú lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; trong đó có các cô, chú lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng.
Những chuyến xe đưa đón thí sinh đã giúp tôi có hiểu biết đầu tiên về công đoàn. |
Tôi vẫn nhớ như in khi được cô Lê Thị Kim Xuyến, nguyên Ủy viên BCH Tổng LĐLĐ Việt Nam, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh (thời điểm đó là Phó Chủ tịch, Quyền Chủ tịch LĐLĐ tỉnh) trao đổi rất cởi mở.
Cô hỏi tôi: “Con học ngành gì? Mấy năm rồi vẫn thấy con tiếp các cô, chú và các em học sinh”. Sự gần gũi và quan tâm của cô làm tôi ấm lòng. Tôi cũng cười, đáp lại: “Con học ngành Ngữ văn. Được tiếp cô, chú và các em, con vui lắm”.
Cô Kim Xuyến hỏi tiếp: “Tốt nghiệp xong, con có dự định làm gì không?”. Tôi vui vẻ trả lời: “Dạ, con vẫn chưa biết sẽ xin về đâu làm ạ!”.
Cô cho tôi số điện thoại và dặn khi nào tốt nghiệp thì liên lạc lại với cô. Tôi vui mừng lưu số máy của cô vào danh bạ của mình. Tuy nhiên, không lâu sau đó, điện thoại tôi bị hỏng. Kể từ đó, tôi cũng mất số điện thoại liên lạc với cô. Thú thật, lúc ấy tôi cũng không biết nhiều thông tin về cơ quan LĐLĐ tỉnh. Cơ quan ấy có chức năng gì?
Cô Lê Thị Kim Xuyến và tôi tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng vào năm 2017. |
Bước ngoặt cuộc đời
Thời sinh viên, điều làm bản thân tôi lo lắng nhất là không biết học xong sẽ ra làm công việc gì? Cuộc đời tôi sẽ ra sao? Những khóa trước, các anh chị tốt nghiệp ra trường chỉ một số ít làm đúng chuyên môn, còn phần lớn làm trái ngành, trái nghề. Nhiều người thất nghiệp là gánh nặng cho gia đình.
Nhà tôi vốn không khá giả. Thời điểm tôi bước chân vào giảng đường đại học, hằng tháng, gia đình chỉ có thể cố gắng chắt chiu gửi được ít tiền cho tôi. Ngoài ra, tôi phải tự làm thêm để có tiền trang trải việc học. Chính những điều như vậy giúp tôi trưởng thành hơn và mong muốn sẽ có một công việc .
Tốt nghiệp ra trường, tôi cũng như bao bạn bè khác, viết rất nhiều hồ sơ xin việc gửi đi khắp nơi. Tất cả đều rơi vào im lặng. Những bế tắc trong tìm kiếm việc làm đôi khi làm tôi nản chí. Sức dài, vai rộng, được học hành mà “không có đất dụng võ” khiến tôi định buông xuôi...
Lần ấy, nhận “liều” liên hệ với Đài Truyền thanh TP Sóc Trăng để xin việc, may mắn tôi được ngồi trò chuyện cùng chú Trương Minh Hoàng, Trưởng Đài Truyền thanh TP Sóc Trăng. Không hiểu sao tôi buột miệng kể về những ngày tháng đã qua và không quên hỏi thăm về cô Lê Thị Kim Xuyến. Chú vui vẻ cho tôi thông tin và cả số điện thoại để liên lạc với cô Xuyến. Có số điện thoại của cô trong tay, tôi mất ba ngày suy nghĩ, đắn đo. Tôi sợ cô không nhớ về tôi, cậu sinh viên vô danh ngày nào hỗ trợ các cô, chú trong mùa tuyển sinh…
Khao khát tìm một việc làm có ích cho đời khiến tôi quyết định gọi cho cô. Câu nói đầu tiên ấm áp của cô làm tôi đỡ run: “Alo, cô nghe, có gì không con?”. Tôi thật sự xúc động, không ngờ cán bộ lãnh đạo như cô hằng ngày tiếp xúc bao nhiêu người mà qua mấy năm vẫn nhớ đến tôi, một chàng sinh viên như hàng trăm sinh viên khác.
Sau này, cả khi đương chức hay lúc đã nghỉ hưu, cô vẫn thường hay nói với người thân, bạn bè trong gia đình: “Thằng bé này nó có cái duyên với em. Năm nào tỉnh nhà đưa đón học sinh lên thi đại học cũng luôn có nó tiếp đoàn, rất vui vẻ, nhiệt tình, hỗ trợ đoàn nhiều lắm”.
Cuộc trò chuyện ấy dẫn đến kết quả tôi được cô gọi về thử việc 01 năm tại cơ quan LĐLĐ tỉnh rồi công tác ở đó cho đến nay, sau gần 2 năm vất vả tìm việc.
Kết quả học tập tốt là lời tri ân tôi muốn gửi đến cô Kim Xuyến. |
“Cảm ơn công đoàn nhiều lắm”!
Đó là thời điểm tháng 2/2015, được nhận vào thử việc, hai từ công đoàn lúc đó với tôi xa lạ lắm. Tôi được cô Kim Xuyến tận tình chỉ dạy không chỉ trong chuyên môn mà cả trong cuộc sống thường ngày. Tôi cũng được các anh, chị đồng nghiệp hướng dẫn thêm. Càng làm tôi càng yêu thích công đoàn, hiểu được chức năng, nhiệm vụ của ngành là chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Tôi được tham gia vào các phong trào CNVCLĐ và hoạt động công đoàn như: Trao tặng nhà “Mái ấm Công đoàn” giúp đoàn viên an cư lạc nghiệp; trao quà cho các đoàn viên nghèo, khó khăn, đoàn viên bệnh hiểm nghèo nhân dịp Tết Sum vầy, Tháng Công nhân; tổ chức “Lễ cưới tập thể” cho các cặp đôi là đoàn viên, công nhân lao động khó khăn có mái ấm gia đình nhỏ hạnh phúc,…
Những hoạt động thiết thực đó cho tôi một tình cảm mãnh liệt gắn bó với công đoàn. Tôi tự hào khi được là cán bộ công đoàn. Đến bây giờ, tôi tự tin và khẳng định mình đã, đang và sẽ tiếp tục cống hiến trọn đời cho tổ chức Công đoàn. Đi làm, tôi luôn mang trên mình áo xanh nhận diện công đoàn, đội nón công đoàn. Những tấm ảnh treo trong nhà tôi cũng đều liên quan đến công đoàn. Có lúc tôi nghĩ, việc tôi đến với công đoàn có vẻ ngẫu nhiên, nhưng dường như đó là kết quả một sự sắp xếp, bởi tôi thật sự cảm thấy phù hợp với công đoàn.
Tôi không thể hình dung được nếu ngày ấy tôi không được gặp cô Lê Thị Kim Xuyến. Nếu tôi không được nhận vào làm công tác công đoàn, không hiểu cuộc đời tôi sẽ ra sao? Chắc chắn tôi sẽ làm công việc gì đó, chắc chắn tôi vẫn sống. Nhưng liệu tôi có tìm được cảm giác bình an, liệu tôi có tìm thấy ý nghĩa đích thực của cuộc đời mình? Có lẽ là không.
Nên tôi tin sự sắp xếp ấy đến từ “duyên tiền định” cho tôi may mắn được gặp cô Lê Thị Kim Xuyến. Không chỉ cho tôi một công việc thường nhật, cô còn là người tạo động lực, tiếp thêm năng lượng, truyền cảm hứng, sự nhiệt huyết cho tôi. Cô dạy tôi biết hy sinh, giúp đỡ tất cả mọi người trong xã hội, nhất là những người lao động nghèo, khó khăn, những người yếu thế trong xã hội.
Cho đến bây giờ, mặc dù cô đã về hưu nhưng mỗi lần tôi ghé thăm, cô vẫn nhắc: “Làm công đoàn, nếu không tự bảo vệ được mình thì rất khó bảo vệ người lao động. Vì vậy, con cố gắng học tập, làm việc, trau dồi,... Khi xã hội thấy được những việc công đoàn đã làm cho đoàn viên, người lao động, chính là con đã bảo vệ tổ chức mình, bảo vệ cho người lao động”.
Công đoàn Sóc Trăng giúp nhiều . |
Cảm ơn công đoàn đã cho tôi cơ hội làm những điều ý nghĩa, thiết thực nhất trong chăm lo và bảo vệ tốt nhất cho đoàn viên, người lao động. Đây không chỉ là niềm vui của riêng tôi mà của tất cả cán bộ đang làm công tác công đoàn. Tôi cũng xin cảm ơn cô Kim Xuyến, tổ chức Công đoàn đã giúp tôi tìm thấy ý nghĩa của cuộc đời mình. Cảm ơn công đoàn chọn tôi, cho tôi cơ hội làm việc, cho tôi niềm tin và hy vọng. Công đoàn Sóc Trăng đã là gia đình thứ hai của tôi.
Hỗ trợ khẩn cấp cho người dân Nghệ An sống ở vùng dịch phía Nam UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành văn bản hỏa tốc về việc hỗ trợ người dân Nghệ An ở TP Hồ Chí Minh, Bình ... |
Infographic: Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu ... |
Ngừng việc hơn 1 tháng, nữ công nhân vẫn quyết tâm bám trụ TP HCM vì "chuyện bao đồng” Ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 ở TP HCM khiến những người như chị Nguyễn Thị Ánh (38 tuổi, quê Ninh Bình, công nhân Tổng ... |
Tin cùng chuyên mục
Vòng tay Công đoàn - 01/09/2024 06:00
Kỳ 2: Tái sinh trong "Vòng tay lớn"
Khi thấu hiểu hoàn cảnh nghiệt ngã của tôi, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế kêu gọi Công đoàn các cấp cùng “nối vòng tay lớn”, tạo mọi điều kiện để tôi có thể “biến ước mơ thành hiện thực”... Cùng với tài đức của các thầy thuốc, y bác sĩ, tôi đã được tái sinh cuộc đời thứ hai.
Vòng tay Công đoàn - 12/08/2024 18:25
Bài dự thi Vòng tay Công đoàn: Chuyện đã qua không cũ
Những tháng ngày gian nan vì đại dịch Covid-19 làm nổi bật và sáng rõ hơn bao giờ hết vai trò, vị trí của tổ chức Công đoàn với đoàn viên, người lao động của mình, nhất là những đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn.
Vòng tay Công đoàn - 14/05/2024 14:48
Tự tin sống lạc quan, là ngọn đèn không bao giờ tắt
Vuốt phẳng phiu những đồng tiền nhăn nheo vừa bán lứa lợn non, rồi đếm đi đếm lại, “vẫn còn thiếu nhiều quá!”, chị Hiền nghĩ và nhìn tờ hóa đơn thuốc cho mẹ chồng, nước mắt lã chã rơi.
Công đoàn - 25/12/2023 12:07
Đồng hành cùng người mẹ trong tác phẩm “Con tôi bị K”
Đại diện Tạp chí Lao động và Công đoàn vừa trao 5 triệu đồng hỗ trợ từ Công đoàn Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cho chị Nguyễn Thị Mỹ Lệ - công nhân Công ty TNHH FreetrenA (TP HCM).
Vòng tay Công đoàn - 08/11/2023 16:15
Một nhà giáo có tấm lòng vàng
Là một giáo viên Vật lý, ngoài công tác chuyên môn giảng dạy, thầy giáo Nguyễn Chơn Cảm, giáo viên Trường THPT Vĩnh Định còn là một người nhân ái, luôn quan tâm đến người khác, nhất là những cảnh ngộ khó khăn.
Công đoàn - 19/10/2023 08:46
Lá thư không gửi
TP Hồ Chí Minh, ngày 26/9/2023 Gửi em, người đồng nghiệp thân thương! Còn hai ngày nữa là đến Trung thu và là ngày giỗ thứ 7 của em. Nhìn khói nhang bay lên quyện thành những vòng tròn mờ ảo, nhìn đôi mắt to tròn, đen lay láy và nụ cười tươi tắn của em trên di ảnh, chị vẫn không thể nào tin được em gái của chị đã đi xa thật rồi, để lại trong lòng mọi người niềm thương nhớ khôn nguôi.