"Sao tìm một công việc khó vậy trời?"
Người lao động - 23/08/2020 16:05 Minh Hoàng
Lao động phổ thông không được đào tạo nghề lúc này càng khó tìm được một công việc phù hợp. Ảnh minh họa của vov.langsontv.vn |
Một bạn nữ công nhân Khu công nghiệp Bàu Bàng đã thốt lên như thế. Nguyên văn bạn viết: “Sao tìm một công việc khó vậy trời? Giúp việc nhà hay tạp vụ mà cũng không có à. Đói thiệt luôn”.
Tình hình việc làm càng ngày càng căng thẳng. Dịch bệnh đang tác động đến mọi ngõ ngách của sản xuất và đời sống. Thất nghiệp, mất việc tràn lan. Người đang có việc lo lắng không biết bao giờ đến lượt mình bị giảm việc, mất việc, công ty mình có thể ngừng hoạt động. Mọi người đều thắt chặt chi tiêu; những gì thật sự cần thiết mới chi; những gì có thể tự làm được thì cố gắng làm, cắt giảm phần thuê mướn. Đồng tiền ít đi, sức mua giảm, hàng hóa làm ra tiêu thụ giảm, kéo theo công việc càng giảm.
Một vòng luẩn quẩn cứ thế quay. Nhiều bạn buộc phải rời bỏ nhà máy, công ty về quê. Nhưng không phải ai cũng có quê để về, đành làm bất kể việc gì kiếm sống. Có lẽ bạn viết dòng tút trên cũng đang cố tìm một công việc như thế. Giúp việc nhà, lau dọn, rửa bát, quét thuê... bạn không nề hà việc gì, nhưng các cánh cửa vẫn đóng kín trước mắt. Bạn cảm thấy cuộc sống đang cực kỳ bế tắc, chuyện cơm áo gạo tiền choán hết suy nghĩ của bạn. Rồi cuộc sống sẽ ra sao?
Người lao động mất việc, không tìm được công việc mới nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh nhandan.com.vn |
Nếu bạn đơn thân, cuộc sống còn dễ chịu đôi chút. Bởi có sức vóc, chỉ phải nuôi bản thân. Dù sao, kiếm tiền nuôi sống mình không quá khó. Nhưng nếu bạn đã có gia đình, chồng bạn cũng vừa mất việc hoặc nghỉ việc luân phiên, thu nhập chỉ còn một phần hoặc mất hẳn; cùng với đó là một hai đứa con, các cháu lại chuẩn bị vào năm học mới, những khoản đóng góp cho nhà trường, tiền học phí, tiền mua sách vở cho chúng, quần áo, giày dép... thì khó khăn hơn bội phần.
Có hàng trăm nghìn, hàng triệu công nhân, người lao động đang vất vả như bạn với câu hỏi đau đáu, thường trực: Việc làm, mi ở đâu? Nhiều công ty lớn, có hàng chục, hàng trăm nghìn lao động sản xuất kinh doanh ổn định nhiều năm nay, vậy mà giờ cũng buộc phải thu hẹp sản xuất, thỉnh thoảng lại thông báo cắt giảm hàng nghìn người. “Đội quân” thất nghiệp mỗi ngày mỗi đông, việc làm đã ít càng bị săn tìm ráo riết.
Kỳ thi tốt nghiệp quốc gia, thi đại học cũng vừa kết thúc. Thêm hàng chục nghìn thanh niên trẻ vào đời. Họ không thi được đại học, không có điều kiện học đại học. Họ cũng không học trung cấp. Nhiều bạn nghĩ, học trung cấp làm gì vì học rồi cũng chỉ làm công nhân, vậy thì xin đi làm ngay và luôn hơn là đi học. Tôi không bàn việc các bạn xác định như vậy đã đúng chưa, bởi không học khác hẳn với có học, mà chỉ phân tích một chút để thấy các bạn ấy cũng bổ sung vào lực lượng tìm việc làm lúc này vốn đã cực kỳ khan hiếm rồi.
Mất việc, công việc cầm chừng, không tìm được công việc mới ổn định, nhiều anh chị công nhân chế biến đồ ăn rao bán trên mạng xã hội kiếm thêm thu nhập. Ảnh nhipsongdoanhnghiep.cuocsongantoan.vn |
“Cái khó bó cái khôn” nhưng “cái khó cũng ló cái khôn”. Các cụ dạy “cùng tắc biến, biến tắc thông”; sự việc phát triển đến tận cùng sẽ chuyển hóa. Sự bế tắc của bạn hôm nay có thể được giải quyết bởi một ý tưởng, một khúc ngoặt bất ngờ nếu bạn tích cực suy nghĩ và kiên trì tìm kiếm. Trong những biến cố như dịch bệnh lần này, rất nhiều người bị mất nghiệp, mất việc, phải vất vả, khổ sở; nhưng nó cũng mang lại cơ hội cho nhiều bạn khác năng động, nhạy bén với thời cuộc và thị trường. Bạn chủ động phân tích tình huống phát sinh, nắm bắt, chắt chiu từng cơ hội nhỏ xuất hiện và đầu tư tâm sức cho nó, có thể bạn sẽ thành công.
Tôi chúc bạn tìm thấy một cơ hội như vậy!
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 23/8 Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 23/8, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã lên tới hơn 23,3 triệu, hơn 807 ... |
Tuần qua, công nhân có gì vui? Niềm vui đến từ một sáng kiến giúp nam nữ công nhân độc thân có cơ hội tìm được “nửa kia” của mình. Niềm vui ... |
"Chỗ công ty giờ thay đổi gì không?" Mất việc phải về quê nhưng lòng người công nhân vẫn hướng về công ty từng làm việc với biết bao kỷ niệm. Dịch rồi ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 17/09/2024 12:40
Đề xuất nghỉ Tết Âm lịch 2025 kéo dài 9 ngày liên tục
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) đang đề xuất phương án nghỉ Tết Âm lịch năm 2025 kéo dài 9 ngày liên tục cho cán bộ, công chức, viên chức.
Đời sống - 17/09/2024 09:52
Ngành Y tế sát cánh cùng đồng bào vùng lũ: Không thu viện phí, chăm sóc sức khỏe tận tình
Trước thảm họa cơn bão số 3 gây ra, ngành Y tế không chỉ ứng phó kịp thời mà còn có những quyết sách mang tính nhân văn. Một trong những hành động nổi bật là quyết định không thu viện phí đối với các nạn nhân vùng lũ, giúp họ giảm bớt gánh nặng chi phí y tế trong hoàn cảnh khó khăn.
Người lao động - 15/09/2024 08:02
Cuộc thi trực tuyến về ATVSLĐ thiết thực với thực tiễn sản xuất ngành Than
Công đoàn Công ty CP Than Núi Béo cho biết, cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” với các nội dung kiến thức phong phú, rất sát với thực tiễn sản xuất của đơn vị.
Người lao động - 13/09/2024 15:40
Làm thế nào để có nước sạch sinh hoạt sau lũ lụt?
Sau bão, đi kèm với lũ và ngập lụt, người dân và người lao động đặc biệt cần nước sạch để sinh hoạt. Vậy trong điều kiện thiếu thốn nguồn nước an toàn, cần xử lý nước thế nào để làm sạch nước, có nguồn nước đảm bảo sử dụng, phòng chống dịch bệnh?
Người lao động - 13/09/2024 11:26
Gojeck rời thị trường Việt Nam: Tài xế ngỡ ngàng, không tin sắp mất việc
Ngay sau khi nhận thông tin Gojeck sẽ rút khỏi thị trường từ ngày 16/9, nhiều tài xế đã ngỡ ngàng, bởi với nhiều người, đây là công việc đem lại thu nhập chính, lo toan cho cả gia đình.
Người lao động - 12/09/2024 18:17
Phát động Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024
Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024 nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao kiến thức và ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho mọi người dân, nhất là thế hệ trẻ, công nhân, người lao động.