Quảng Ngãi: Nhiều người dân mòn mỏi chờ "giải cơn khát" nước sạch
Đời sống - 10/06/2020 15:25 PV (T.H)
Hơn 500 hộ dân Quảng Ngãi dùng nước nhiễm mặn suốt 2 năm qua (Nguồn: TTXVN)
"Cám treo heo nhịn đói"
Suốt một thời gian dài, các giếng nước của người dân thôn Sơn Trà (xã Bình Đông) bị nhiễm phèn, nhiễm mặn nặng. Nước mới múc từ các giếng lên có màu vàng đục, mùi ngai ngái rất khó chịu, để vài phút cáu cặn lắng đầy ở đáy.
Chiếc máy lọc nước của gia đình anh Đặng Văn Chinh dù chỉ mới mua về hơn một tháng trước, nay đã hư hỏng do nước nhiễm phèn.
“Mua máy lọc nước để có nước sạch dùng. Ai ngờ mới được một tháng thì phải thay lõi vì phèn nhiều quá. Rồi nước cứ ngày một mặn thêm nên máy lọc không được, rồi gỉ sét, đành phải bỏ không”, anh Chinh thở dài.
Trong khi "cơn khát" chưa được giải, nhiều hộ dân phải sử dụng nguồn nước nhiễm mặn để sinh hoạt hàng ngày.
Nhiều hộ dân ỏ Quảng Ngãi phải dùng nước đóng bình đề sinh hoạt. |
“Gia đình tôi đã khoan 3 giếng nước nhưng vẫn không dùng được. Ăn uống thì mua nước về dùng, còn tắm giặt thì vẫn phải dùng nước giếng, tội nhất là nhà có trẻ nhỏ, nhà khó khăn nên phải cho tắm nước bẩn, mẩn đỏ hết cả cơ thể”, bà Huỳnh Thị Loan chia sẻ.
Theo nhiều hộ dân, tình trạng giếng nhiễm phèn, nhiễm mặn nghiêm trọng đã xuất hiện từ 2 năm nay, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sinh hoạt và tạo thêm áp lực về kinh tế cho họ khi mỗi tháng phải bỏ ra chi phí để mua nước về sử dụng.
Trước tình trạng này, huyện Bình Sơn đã đầu tư kinh phí để lắp đặt đường ống dẫn nước sinh hoạt về thôn. Tuy nhiên, dù hệ thống nước hoàn thành, nghiệm thu từ tháng 2/2020 nhưng nhiều tháng sau đó, đơn vị cung cấp nước là Công ty Cổ phần Vinaconex Dung Quất vẫn chưa lắp đặt đường ống dẫn nước vào nhà dân. Trong khi đó, thời tiết nắng nóng khốc liệt đã khiến cuộc sống người dân càng thêm khó khăn.
"Đường ống dẫn nước đã về trước nhà nhưng không biết lý do gì mà mãi không thấy đấu nối nước cho chúng tôi sử dụng, chậm một ngày, người dân lại thêm thiệt thòi", bà Loan chia sẻ.
Chậm đấu nối do… hết tiền!
Theo ông Tô Kỳ Bắc - Trưởng phòng Tổ chức hành chính và Quản lý chất lượng, Công ty Cổ phần Vinaconex Dung Quất, hệ thống đường ống đã hoàn thành, nghiệm thu, nhưng đơn vị vẫn chậm cấp nước cho người dân là vì UBND xã Bình Đông chưa quyết toán đủ kinh phí thi công lắp đặt.
Đường ống dẫn nước vào khu dân cư đã nghiệm thu từ lâu nhưng chậm được đấu nối vào nhà dân. |
“UBND xã Bình Đông hợp đồng với chúng tôi thi công lắp đặt hệ thống dẫn nước sinh hoạt, từ đường ống cấp nước hiện có của Nhà máy nước Vinaconex Dung Quất đến khu vực các hộ dân có nguồn nước bị ảnh hưởng tại thôn Sơn Trà với giá trị hợp đồng gần 677 triệu đồng. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành lắp đặt và nghiệm thu thì mới quyết toán 271 triệu đồng và còn thiếu khoảng 400 triệu đồng. Mới đây đã quyết toán hết cho chúng tôi nên từ ngày 8/6, chúng tôi tiến hành lắp đặt. Đến trưa ngày 9/6, đã có hơn 40 hộ dân (trong tổng số khoảng 600 hộ dân được hưởng lợi từ công trình này) đã đăng ký lắp đặt”, ông Bắc thông tin.
Đặc biệt, theo ông Bắc, thời gian qua, do công ty hết tiền nên phải đợi xã quyết toán hết mới có kinh phí ứng trước mua vật tư phục vụ việc lắp đặt ống dẫn nước vào nhà dân. Việc mua vật tư buộc phải ứng trước một khoản tiền khá lớn, bình quân hơn 1 triệu đồng/hộ, sau khi lắp đặt xong thì mới thu chi phí từ người dân.
Ông Nguyễn Thanh Vũ - Chủ tịch UBND xã Bình Đông xác nhận: “Đúng là công trình đã nghiệm thu nhưng chậm đưa vào khai thác đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người dân, đặc biệt là trong điều kiện nắng nóng như hiện nay. Chúng tôi cũng đã nhiều lần làm việc nhưng đơn vị này vẫn dùng dằng. Còn việc chậm quyết toán là do hồ sơ bên Vinaconex chưa đảm bảo nên kho bạc trả về, khi nào đảm bảo thì quyết toán theo quy định”.
Được biết, Công ty Cổ phần Vinaconex Dung Quất tiền thân là Nhà máy nước Dung Quất, chi nhánh của Tổng Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam, được thành lập năm 2000. Dây chuyền sản xuất nước thô và nước sạch công suất 25.000 m2/ngày đêm hiện nay đang cung cấp nước cho Khu Kinh tế Dung Quất.
Và những cái đầu thiển cận, nhỏ nhen lại nóng giãy sự thắng thua. Vẫn lại chuyện trẻ con với người lớn, học trò với ... |
Hôn nhân là việc hệ trọng của đời người, cần thực tế, tỉnh táo chứ không phải như những chuyện nho nhỏ phải đối mặt ... |
Người lao động Sùng Mí Thà cùng gia đình rời Hà Giang vào Bình Dương tìm công việc với mức lương hứa hẹn 9 triệu ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 20/09/2024 19:01
Thưởng tiền, tăng lương cho công nhân ưu tú
Công ty TNHH MSV ở Khu công nghiệp Phú Bài (thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) có nhiều hoạt động khích lệ người lao động hăng say lao động sản xuất.
Đời sống - 19/09/2024 06:38
Công đoàn Thừa Thiên Huế đồng hành cùng người lao động ứng phó với mưa bão
Ngày 18/9, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra mưa lớn trên diện rộng, có những điểm mưa như trút nước. Các cấp Công đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế có những chỉ đạo, biện pháp ứng phó để đảm bảo an toàn cho công nhân, lao động và hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đời sống - 18/09/2024 16:29
Đà Nẵng mưa lớn, người lao động gặp khó khăn khi đi làm
Trước tình hình mưa to do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, nhiều đoàn viên, người lao động gặp khó khăn khi di chuyển, làm việc.
Người lao động - 17/09/2024 12:40
Đề xuất nghỉ Tết Âm lịch 2025 kéo dài 9 ngày liên tục
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) đang đề xuất phương án nghỉ Tết Âm lịch năm 2025 kéo dài 9 ngày liên tục cho cán bộ, công chức, viên chức.
Đời sống - 17/09/2024 09:52
Ngành Y tế sát cánh cùng đồng bào vùng lũ: Không thu viện phí, chăm sóc sức khỏe tận tình
Trước thảm họa cơn bão số 3 gây ra, ngành Y tế không chỉ ứng phó kịp thời mà còn có những quyết sách mang tính nhân văn. Một trong những hành động nổi bật là quyết định không thu viện phí đối với các nạn nhân vùng lũ, giúp họ giảm bớt gánh nặng chi phí y tế trong hoàn cảnh khó khăn.
Người lao động - 13/09/2024 11:26
Gojeck rời thị trường Việt Nam: Tài xế ngỡ ngàng, không tin sắp mất việc
Ngay sau khi nhận thông tin Gojeck sẽ rút khỏi thị trường từ ngày 16/9, nhiều tài xế đã ngỡ ngàng, bởi với nhiều người, đây là công việc đem lại thu nhập chính, lo toan cho cả gia đình.
- Ban Công đoàn Quốc phòng “tiếp sức” cho cán bộ, chiến sĩ, đoàn viên vùng lũ
- Thưởng tiền, tăng lương cho công nhân ưu tú
- Cô hiệu trưởng giàu lòng nhân ái của thành phố Gia Nghĩa
- "Bẫy nợ" thẻ ngân hàng - Bài 1: Công nhân vướng nợ xấu gần chục năm mà không biết
- An toàn lao động đã trở thành thói quen, hành vi của từng cán bộ, nhân viên ngành Điện lực