Lấy gì bảo đảm đầu ra cho nông sản - Kỳ 2: Đối mặt với những nghịch lý
Kinh tế - Xã hội - 04/09/2022 17:13 QUỐC THẮNG
Lấy gì đảm bảo đầu ra cho nông sản - Kỳ 1: Lật ngược tư duy
Tọa đàm trực tuyến "Để nông sản không ùn tắc ở cửa khẩu: Đâu là giải pháp căn cơ?" do Cổng TTĐT Chính phủ tổ chức. Ảnh: VGP. |
Thật khó hiểu khi một đất nước có công nghệ như Nhật Bản, nông dân có đủ năng lực áp dụng công nghệ cao cho sản xuất nông nghiệp để giảm chi phí sản xuất, nhưng với sự kiểm soát sản lượng để bảo vệ những người làm nông nghiệp quy mô nhỏ, đã khiến việc áp dụng công nghệ cao trở nên đắt đỏ và không khả thi. Trong lúc đó, có những thời điểm, thuế gạo nhập khẩu ở Nhật lên tới 777,7%, thuế bơ nhập khẩu lên tới 360%, thuế đường nhập khẩu lên tới 328%.
Sản lượng gạo trên cùng một đơn vị diện tích ở Nhật Bản dưới mức 40% sản lượng gạo ở California (Mỹ), theo đó chi phí sản xuất cũng cao hơn đến 28%. Những nghịch lý tồn tại lâu chừng nào thì năng lực cạnh tranh suy giảm càng nhiều chừng đó.
Trường hợp của Nhật Bản vào những năm 2010 đặt họ trước lựa chọn: phải cải cách hay là để suy thoái. Và họ đã lựa chọn phương án thứ nhất với điều kiện chiến lược: bảo vệ những người làm nông nghiệp quy mô nhỏ. Nông sản của chúng ta cũng đang đối mặt với hàng loạt nghịch lý. Nếu không cải cách bằng các bài toán chiến lược thì khi giải quyết được nghịch lý này lại nảy sinh nghịch lý khác.
Nông dân kêu gọi giải cứu nhưng nhà máy thiếu nguyên liệu
Thực tế, nhiều nhà máy chế biến nông sản ở nước ta luôn trong tình trạng thiếu hụt nguyên liệu sản xuất, nông sản trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 60% công suất hoạt động đã diễn ra từ cả chục năm nay. Đây là thông tin được ông Ngô Quang Tú, đại diện Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản chia sẻ tại Diễn đàn Kết nối nông sản 970 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì tổ chức vào ngày 7/7/2022.
Tính chất mùa vụ của sản phẩm, diện tích canh tác nhỏ lẻ, phân tán, không đồng nhất là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Không chỉ dừng lại ở đó, khi giải quyết được về bài toán đáp ứng công suất nhưng nếu không tính toán kỹ thì chúng ta rất dễ rơi vào vòng luẩn quẩn của nghịch lý thiếu - thừa.
Chất lượng an toàn thực phẩm, sự đồng đều về kích thước sản phẩm, mùi vị, dinh dưỡng là yếu tố cần quan tâm. Đầu tư đồng bộ, mang tính chuỗi phải được xây dựng ở cả phân bố lẫn quá trình: chú trọng khâu bảo quản sau thu hoạch để giảm thiểu tổn thất, có chiến lược cho chi phí khâu trung gian. Mặt khác, với cơ cấu doanh nghiệp chế biến quy mô nhỏ lẻ đến hơn 80% trong tổng số như hiện nay thì phải tính toán đến tính đồng bộ về nguyên liệu song song với đồng bộ về chế biến.
Trong khi các doanh nghiệp xuất khẩu, phân phối lo ngại về thiếu nguồn cung thì địa phương chưa biết tìm ở đâu đầu ra cho các mặt hàng nông sản. Kêu gọi giải cứu tất yếu sẽ diễn ra khi địa phương đề nghị các doanh nghiệp phân phối, xuất khẩu hỗ trợ tiêu thụ nông sản, rau quả, trái cây theo cách “cắt ngang”, không có kế hoạch, trong tình thế “nước đến chân mới nhảy”.
Một kho lạnh trái cây nhập khẩu ở Chợ đầu mối Nông sản Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: QUỐC THẮNG. |
Hàng nội địa ế ẩm nhưng hàng nhập khẩu tiêu thụ tốt
Trong khi nông sản nội địa dư thừa, giá xuống thấp, các cuộc “giải cứu” liên tiếp diễn ra thì chúng ta vẫn phải bỏ ra hàng tỷ USD để nhập khẩu nông sản về tiêu thụ. Dù là nước xuất khẩu nông sản lớn, mỗi năm thu về hơn 40 tỷ USD nhưng Việt Nam vẫn phải nhập khẩu lượng nông sản lớn để phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước. Mừng hay lo chưa được phân định khi nhìn vào thực tế hàng nông sản nhập khẩu đều đặn từ Mỹ, Úc, Trung Quốc, hay mới đây là Campuchia đã trở thành quốc gia xuất khẩu nông sản vào Việt Nam lớn nhất, với kim ngạch đạt 2,9 tỷ USD, chiếm 10% thị phần.
Khảo sát hàng nông sản Chợ đầu mối Bình Điền, Chợ đầu mối Nông sản Thủ Đức và Chợ đầu mối Nông sản, Thực phẩm Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh, chúng ta sẽ nhận ra ngay một loạt nghịch lý: phần lớn trái cây nhập khẩu và nội địa đều có cùng chủng loại (cam, măng cụt, sầu riêng, táo, dưa lưới, …); số lượng hàng hóa nông sản nội địa lớn hơn nông sản nhập, sử dụng nhiều lao động hơn nhưng lợi nhuận chưa đến 1/5 của nông sản nhập.
Bằng chứng là 1 thùng cam Úc nhãn Navel được nhập về chợ đầu mối thông qua cảng Cát Lát có giá bán sỉ hiện tại ở các chợ đầu mối là 700.000 đồng đến 800.000 đồng/thùng/15kg (khoảng 47.000 đồng đến 53.000 đồng/kg) nhưng được bán ở các siêu thị trên địa bàn thành phố là 1.100.000 đồng đến 1.400.000 đồng/ thùng/15kg (khoảng 70.000 đồng đến 95.000 đồng/kg).
Giá cam sành được nhập từ các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long là 6.000 đến 8.000/kg. Cũng loại cam đó, giá trên địa bàn thành phố chỉ có khoảng 14.000 đến 16.000 đồng/kg. Chúng ta chưa bàn đến tương quan giữa giá và chất lượng của mỗi loại mà chỉ bàn đến chênh lệch lợi nhuận để thấy được những nghịch lý đang tồn tại.
Chúng ta chưa bàn đến chất lượng bảo quản, chi phí vận hành, chất lượng lao động nhưng bàn đến tỷ trọng sức lao động dành cho mỗi loại dựa trên lợi nhuận để nhận ra được rằng: nghịch lý của hàng hóa sẽ dẫn đến nghịch lý của chất lượng và thu nhập của thị trường lao động. Kể cả hai đối tượng lao động làm việc trong hai hệ thống phân phối hàng nội - ngoại có thu nhập ngang nhau nhưng mức lợi nhuận chênh lệch giá xuất - nhập không giống nhau cũng nói lên một nghịch lý khác của bài toán thị trường lao động.
Về cơ sở vật chất, hệ thống kho lạnh, container lạnh tốt ở các khu chợ này hầu hết được dùng cho nông sản nhập khẩu. Chính vì thế, dù thời gian từ sản xuất, vận chuyển cho đến tiêu thụ của nông sản nhập khẩu dài hơn nông sản nội địa nhưng tổn thất sau thu hoạch của hàng nội địa luôn lớn hơn.
Hàng nông sản nhập khẩu tập kết để phân phối tiêu dùng tại Chợ đầu mối Bình Điền, TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: QUỐC THẮNG. |
Câu chuyện thừa - thiếu nguyên liệu hay đáp ứng bộ tiêu chuẩn để xuất khẩu đã nói lên một cách rõ ràng hàng loạt nghịch lý của nông sản Việt. Và câu chuyện không làm chủ được ngay trên “sân nhà” cũng cho thấy những nghịch lý rất dễ nhận ra.
Tại Diễn đàn kết nối sản xuất, tiêu thụ nông sản và sản phẩm OCOP khu vực Tây Nguyên do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức vào ngày 25/09/2021, bà Nguyễn Thị Diễm Hằng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Dinh dưỡng hữu cơ Việt Nam cho biết, phía doanh nghiệp mong muốn liên kết trực tiếp với các hộ kinh doanh, hợp tác xã, đơn vị sản xuất sản phẩm OCOP.
Việc xét duyệt đầu vào rất đơn giản, chỉ cần sản phẩm đạt chất lượng và tuân thủ quy định của Nhà nước, có hóa đơn giá trị gia tăng là có thể vào hệ thống siêu thị mà không phải trả bất cứ chi phí nào, kể cả chi phí quầy kệ, thủ tục liên quan. Vậy trở ngại ở đây là gì? Là câu chuyện kết nối và câu chuyện chất lượng, tiêu chuẩn của nhiều loại nông sản, thực phẩm chưa đạt, không đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng.
Tỉnh Bắc Giang đã xây dựng kế hoạch tiêu thụ vải thiều niên vụ 2022. Ảnh: XUÂN NGUYỄN. |
Điệp khúc giải cứu, tư duy trồng - chặt, sản xuất không quan tâm nhu cầu,…không phải là ngẫu nhiên. Nông dân biết rõ mình đang ở trong vòng luẩn quẩn này. Khi một nghịch lý tồn tại thì luôn có “cái lý” của nó. Vậy, chúng ta cần làm gì để đổi mới tư duy? Câu chuyện về chiến lược đổi mới, phát triển để đảm bảo đầu ra cho nông sản chỉ khả thi sau khi nhận diện được “cái lý” của những nghịch lý này.
(Còn nữa)
Đảm bảo an toàn, sức khỏe cho người lao động: chiến lược kinh doanh mang tính nhân văn Người lao động (NLĐ) chiếm tỉ lệ một nửa dân số thế giới và là một trong những lực lượng chính đóng góp cho sự ... |
Lấy gì đảm bảo đầu ra cho nông sản - Kỳ 1: Lật ngược tư duy Với 70% dân số sống bằng nghề nông và nhiều tiềm năng về sản xuất nông nghiệp nhưng nước ta chưa có những giải pháp ... |
Lấy gì đảm bảo đầu ra cho nông sản? Với 70% dân số sống bằng nghề nông và nhiều tiềm năng về sản xuất nông nghiệp nhưng nước ta chưa có những giải pháp ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 19/10/2024 14:33
Chi bộ cơ sở Vietcombank Chi nhánh Nam Thăng Long tổ chức về nguồn thăm quê Bác
Đạo đức cách mạng và giáo dục đạo đức cách mạng cho mỗi cán bộ, đảng viên luôn được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm và suốt đời chăm lo. Người là tấm gương sáng, mẫu mực về thực hành đạo đức cách mạng.
Kinh tế - Xã hội - 18/10/2024 10:13
Phát động cuộc thi sáng tác logo ngành Dân số
Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển, cần có logo ngành Dân số mới thay thế, Cục Dân số (Bộ Y tế) đã phát động cuộc thi sáng tác logo mới.
Kinh tế - Xã hội - 17/10/2024 20:16
Toyota Việt Nam ra mắt Land Cruiser Prado hoàn toàn mới
Mẫu xe Land Cruiser Prado hoàn toàn mới sẽ được trưng bày trong gian hàng Toyota tại Triển lãm ô tô Việt Nam 2024 từ ngày 24/10 tới.
Kinh tế - Xã hội - 17/10/2024 13:50
[PVOIL VGC 2024] Tay đua nữ Thuỳ Dương: Vào chung kết là nhờ sự hỗ trợ của đồng đội
Tay đua nữ xuyên Việt từ Bình Dương vào Đại Nam đua gymkhana đã có những chia sẻ rất lạc quan với Otofun News trước thềm PVOIL VGC 2024 sắp diễn ra đầu tháng 11 tới.
Kinh tế - Xã hội - 17/10/2024 13:37
Công bố giá hai mẫu xe điện AION đầu tiên tại Việt Nam
Nhà sản xuất ô tô điện AION đến từ Trung Quốc đã chính thức giới thiệu mô hình showroom và hai mẫu xe đầu tiên bán tại Việt Nam.
Kinh tế - Xã hội - 17/10/2024 13:32
Lái thử 8 mẫu xe tại PVOIL VOC 2024 trên các cung đường địa hình
Tại giải đua PVOIL VOC 2024 tại Đồng Mô, người xem còn có dịp khám phá và lái thử 8 mẫu xe mới nhất từ 6 thương hiệu Ford, Toyota, Isuzu, Suzuki, Skoda và Nissan.
- Mái ấm công đoàn là “vườn ươm” những giấc mơ để thành công
- Chủ tịch Công đoàn năng động và đầy nhiệt huyết của Trường THCS Phan Bội Châu
- Công đoàn Prime quan tâm và chăm sóc lao động nữ
- Lao động nữ đi làm ngày 20/10 có được nhân đôi lương?
- Nhất Tín Logistics tuyển hơn 100 nhân sự làm việc tại Hà Nội, mức lương từ 12-16 triệu/tháng