Huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định): Thực hiện đồng bộ các dự án Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo
Kinh tế - Xã hội - 15/10/2024 19:15 Hưng Thịnh
Huyện Phù Cát (Bình Định) đẩy mạnh công tác giảm nghèo bền vững |
Nỗ lực vượt khó để thay đổi diện mạo huyện nghèo miền núi Vĩnh Thạnh
Vĩnh Thạnh là huyện miền núi còn nhiều khó khăn của tỉnh Bình Định, nguồn thu ngân sách chủ yếu dựa vào cấp trên; lực lượng lao động phần đông là lao động nông nghiệp; điều kiện tự nhiên không thuận lợi, nắng hạn, lũ lụt, thiên tai, dịch bệnh xảy ra thường xuyên.
Để kịp thời triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, căn cứ các văn bản của Trung ương, của tỉnh, huyện đã cụ thể hóa, ban hành kế hoạch thực hiện sát với tình hình thực tế địa phương; thường xuyên củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo, thành lập các Tổ công tác, Tổ giúp việc cho Ban Chỉ đạo; tập trung chỉ đạo các ngành chức năng là cơ quan Thường trực của Chương trình và các ban, ngành liên quan bám sát quy định của pháp luật hiện hành, hướng dẫn của các sở, ngành... tỉnh triển khai thực hiện các nội dung, dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đảm bảo khối lượng, phấn đấu tỷ lệ giải ngân đạt yêu cầu của tỉnh đề ra.
Dự án ứng dụng công nghệ lồng nuôi HDPE trong nuôi cá lồng/bè trên hồ chứa đang được huyện triển khai thực hiện. Ảnh ĐVCC. |
Trên cơ sở chỉ đạo của UBND huyện, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, thường xuyên phối hợp với các ngành, hội đoàn thể liên quan và UBND các xã, thị trấn xác định lựa chọn đối tượng, thành lập tổ cộng đồng thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đối tượng tham gia học nghề...
Trong 3 năm (2022-2024), tổng số vốn phân bổ cho huyện thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững là 10,7 tỷ đồng. Kết quả đã giải ngân được 1,63 tỷ đồng, đạt 15,3%. Tính riêng trong năm 2024, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, tổng kinh phí cấp cho huyện Vĩnh Thạnh là 4,76 tỷ đồng, trong đó vốn chuyển nguồn là 1,52 tỷ đồng; vốn cấp năm 2024 là 3,23 tỷ đồng. Tổng vốn tính đến ngày 9/10/2024 đã giải ngân được 1,17 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 27% so với kế hoạch. Ước thực hiện giải ngân đến ngày 31/12/2024 là 2,3 tỷ đồng.
Kết quả thực hiện, đối với Dự án 4 "Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững", trong đó có Tiểu dự án 1 "Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn", huyện đã mở được 8 lớp dạy nghề, với 262 học viên tham gia; kinh phí 966 triệu đồng, tổng vốn giải ngân là 483 triệu đồng, đạt tỷ lệ 30,24% so với kế hoạch.
Ước thực hiện đến 31/12/2024 đạt tỷ lệ 60,47% so với kế hoạch vốn. Vốn còn lại 631 triệu đồng (không có cơ sở, giáo viên đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn), huyện đã lập thủ tục xin điều chỉnh (giảm) 1 tỷ đồng sang Dự án 3 "Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng" (Tiểu dự án 1 "Hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp").
Bên cạnh đó, đối với Tiểu dự án 3 "Hỗ trợ việc làm bền vững", huyện đã tổ chức hoạt động cung - cầu lao động; Thu thập, cập nhật thông tin người lao động.
Thực hiện Dự án 6 "Truyền thông về giảm nghèo đa chiều", đã tiến hành lắp đặt 03 bảng pano tuyên truyền về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 tại các xã: Vĩnh Thịnh, Vĩnh Hiệp và Vĩnh Thuận; xây dựng phóng sự về thực hiện Chương trình và công tác xuất khẩu lao động. Trong tháng 10/2024, tổ chức Hội thi truyền thông về giảm nghèo năm 2024 và thực hiện chuyên mục, tăng thời lượng phát sóng tuyên truyền trên hệ thống thông tin đại chúng.
Ngoài ra, huyện cũng tập trung nâng cao năng lực thực hiện Chương trình như tổ chức tập huấn 3 lớp cho cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp năm 2024, đạt tỷ lệ 23,66% so với kế hoạch. Tổ chức giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình trên địa bàn các xã; điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ có mức sống trung bình năm 2024; thực hiện và giải ngân đến 30/9/2024 đạt 19,48% so với kế hoạch.
Bên cạnh đó, huyện Vĩnh Thạnh cũng tập trung thực hiện các chính sách giảm nghèo chung. Từ đầu năm đến nay, toàn huyện có 5.198 người thuộc hộ nghèo, 1.192 người thuộc hộ cận nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế. Hỗ trợ miễn giảm học phí, chi phí học tập, ăn trưa, học bổng cho học sinh, sinh viên con hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện hỗ trợ cho 4.268 lượt hộ nghèo, 20 lượt hộ chính sách xã hội, 20 lượt hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở nơi chưa có điện lưới.
Trong công tác hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, tổng số thực hiện hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo năm 2024 theo Đề án 3336/QĐ-UBND là 157 hộ (trong đó 110 hộ xây dựng mới; 47 hộ sửa chữa), kinh phí 5,57 tỷ đồng. Huyện đã xây dựng xong và giải ngân hoàn thành 99 hộ có nhà ở bền chắc, hiện xây đang dựng 58 hộ (tháng 9), ước thực hiện và giải ngân đến 31/12/2024 hoàn thành 157hộ/157hộ, đạt 100% so với kế hoạch.
Thực hiện tốt công tác vay vốn tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo. Tính đến ngày 31/8/2024, tổng dư nợ các chương trình tín dụng là 465,8 tỷ đồng/5.615 hộ/137 tổ tiết kiệm và vay vốn, tăng 15,5 tỷ đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng trưởng 3,48%.
Hướng đến những giải pháp giảm nghèo bền vững
Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành, huyện Vĩnh Thạnh đã triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo đạt kết quả tích cực. Theo kết quả rà soát cuối năm 2023, tỷ lệ nghèo đa chiều giảm còn 31,05%, trong đó tỷ lệ hộ nghèo chiếm 20,95% (2.134 hộ nghèo/10.185 hộ dân cư); tỷ lệ hộ cận nghèo 10,09% (1.028 hộ cận nghèo/10.185 hộ dân cư).
Mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất góp phần nâng cao thu nhập, ổn định đời sống người nghèo. Ảnh: ĐVCC |
Ước thực hiện đến cuối năm 2024, tỷ lệ nghèo đa chiều giảm xuống dưới 20% (giảm 11,96% so với cùng kỳ năm 2023). Trong đó, tỷ lệ hộ nghèo giảm 11,24% (1.145 hộ thoát nghèo); tỷ lệ hộ cận nghèo giảm 2,78% (283 hộ thoát cận nghèo). Kết quả thực hiện ước đạt 100% so với Nghị quyết HĐND huyện khóa XII tại kỳ họp thứ 14 về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm 2024.
Trong năm 2025, huyện Vĩnh Thạnh tập trung thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống; hỗ trợ xã, thôn thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn, hoàn thành mục tiêu về đích nông thôn mới theo kế hoạch.
Đồng thời tiếp tục duy trì tỷ lệ nghèo đa chiều giảm xuống dưới 10%, trong đó tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 6%. Để thực hiện được mục tiêu này, huyện đã để ra các giải pháp trên cơ sở phân tích nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo của các hộ.
Trong đó đối với các hộ không có đất sản xuất, huyện tập trung hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp, nghề phi nông nghiệp (nghề chăn nuôi bò, heo, gà, kỹ thuật chế biến món ăn, điện dân dụng, may công nghiệp...); Thực hiện dự án cộng đồng hoặc dự án liên kết chuỗi giá trị cho các hộ có nhu cầu; Hỗ trợ vay vốn tạo việc làm; Tuyên truyền, vận động thành viên của hộ trong độ tuổi tham gia xuất khẩu lao động…
Mời xem thêm video đang được quan tâm:
Công đoàn Bình Định đồng hành với đoàn viên, người lao động “Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn; Tập trung thực hiện chức năng đại diện bảo vệ quyền và lợi ích ... |
Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Định: Chuyển đổi số là xu thế tất yếu Chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ quan trọng được các cấp công đoàn đặt ra trong nhiệm kỳ 2023 - 2028. Đồng ... |
Bình Định: Nỗ lực thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững Theo kết quả rà soát hộ nghèo, đến cuối năm 2023, tỉnh Bình Định còn 13.834 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 3,13%. Dự kiến đến ... |
- Huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định): Thực hiện đồng bộ các dự án Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo
- Cử tri Quảng Nam kiến nghị nhiều vấn đề liên quan đến BHXH và kinh phí công đoàn
- Người lao động làm việc không theo hợp đồng có quyền gì về an toàn, vệ sinh lao động?
- Cô giáo gặp bệnh nan y được công đoàn đùm bọc, che chở
- Cô Nguyễn Thị Phương Thảo - giáo viên chủ nhiệm luôn được học trò trân quý