Lấy gì đảm bảo đầu ra cho nông sản - Kỳ 1: Lật ngược tư duy
Kinh tế - Xã hội - 06/08/2022 15:35 QUỐC THẮNG
Nông sản bán tràn vỉa hè gỡ vốn. Ảnh minh họa: dantri.com.vn. |
“Điệp khúc giải cứu”
Một nền nông nghiệp phát triển bền vững không thể dựa vào "giải cứu" và lòng trắc ẩn của người tiêu dùng. Thế nhưng, những cánh đồng dưa hấu bạt ngàn ở Long An, những trang trại thanh long đỏ rực ở Bình Thuận mỗi khi được mùa đều phải dùng đến “đầu ra giải cứu”. Rồi cam, mít, bưởi, chôm chôm, cà phê,…cũng vậy. Và hằng năm, đến cả thịt heo, cá tra,… cũng lâm vào tình trạng này.
Những tưởng thanh long ruột đỏ, mít Thái là giải pháp xuất khẩu nhưng cũng “hát” chung “điệp khúc giải cứu”.
Hiệp hội Thanh long Bình Thuận cho biết, trong mùa trái vụ năm nay, toàn tỉnh có khoảng 300.000 tấn thanh long chờ tiêu thụ. Cửa khẩu bị tắc, giá bán thanh long tươi nội địa khoảng 10.000 đồng/kg mới có thể lấy lại vốn đầu tư, trong lúc giá bán trung bình trong 6 tháng đầu năm 2022 chỉ đạt khoảng 5.000 đồng/kg. Thông thường, những nước có đầu ra nông sản ổn định là bởi họ có nhiều thị trường; ngay ở thị trường nội địa, ngoài sản phẩm tươi còn có đầu ra chế biến; hệ thống bảo quản dài ngày đáp ứng tốt.
Trong lúc đó, ở nước ta, nguyên liệu cho chế biến của các sản phẩm như thanh long, mít, bưởi, chôm chôm,…chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ của tổng số sản lượng nông sản. Một tỉnh có nguồn thanh long lớn như Bình Thuận nhưng toàn tỉnh chỉ có 13 cơ sở chế biến thanh long sấy, nước ép, kẹo,…với năng lực chế biến khoảng 37.800 tấn/năm, chiếm khoảng 5% tổng sản lượng. Hệ thống cơ sở vật chất phải đủ để đảm bảo trữ lạnh bảo quản sản phẩm.
Nhưng ở Bình Thuận, tổng sức chứa kho lạnh của các cơ sở thu mua, đóng gói xuất khẩu chỉ được khoảng 16.000 tấn. Đây cũng là tình trạng chung của nhiều loại trái cây ở nước ta. Khảo sát nhanh trên đây giải thích nguyên nhân rõ ràng cho “điệp khúc giải cứu” của nông sản. Nghịch lý hơn nữa là, trong khi nông sản trong nước phải “giải cứu” thì sản phẩm tương tự từ Trung Quốc, Thái Lan vẫn tràn ngập thị trường Việt Nam và được tiêu thụ khá tốt.
Vườn thanh long ruột trắng tại xã Quơn Long, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) đang bị phá bỏ đề trồng cây thanh long ruột đỏ. Ảnh minh họa: vov.vn. |
Tư duy “trồng - chặt”
Những thiệt hại và hậu quả nặng nề có thể không đếm được bằng con số với nhiều hệ lụy kéo theo. Tình trạng năm trước giá cao, năm sau nông dân đua nhau trồng; năm nay giá thấp, nông dân đua nhau chặt trở nên phổ biến; như một vòng luẩn quẩn từ sản phẩm này đến sản phẩm khác. Còn nhớ, mấy năm trước, nông dân vùng Tây Nguyên bỏ cà phê chuyển sang trồng tiêu, không bao lâu, tiêu rớt giá, họ chuyển sang trồng chanh leo, khi chanh leo ế ẩm, họ lại trở về với cà phê,…
Giá cao thì nhất thời, giá thấp thì kéo dài. Chưa kịp thu hoạch sản phẩm để bán với giá cao thì đã rơi vào tình trạng ế ẩm. Chi phí đầu tư mà nông dân bỏ ra chưa kịp thu lại thì đã phải để hoang, phá bỏ. Nguồn lao động hết trở về miền quê rồi lại đến dịch chuyển ra thành thị. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân tạo ra tình trạng việc làm đứt quãng, không ổn định dai dẳng ở khu vực lao động phi chính thức.
Câu chuyện “nước đến chân mới nhảy” khi xuất khẩu thanh long bằng đường bộ “quay đầu” còn đường biển thì “hên xui” đầu năm 2022 là một bài học đắt giá cho tư duy sản xuất không quan tâm nhu cầu và kinh doanh, chỉ chăm chăm vào một thị trường. Vậy là, thay vì hát “điệp khúc giải cứu” nông sản, để thay đổi, ngành nông nghiệp hãy hát những “lời chính giải cứu” tư duy. Điệp khúc “giải cứu” sẽ không có hồi kết nếu chúng ta không truy tìm nguồn gốc của vấn đề.
Nhu cầu đến trước, sản xuất theo sau
Trồng gì, nuôi gì là câu hỏi thường trực trong đầu người nông dân. Câu hỏi đó không được giải đáp bằng những sáo ngữ mà chúng ta vẫn lặp lại từ mấy chục năm nay; chẳng hạn như: người nông dân phải biết hợp tác, biết áp dụng khoa học kỹ thuật được chuyển giao, biết tiếp cận thị trường, không sản xuất tự phát, nhỏ lẻ,…Và gần đây là: người nông dân phải biết ứng dụng chuyển đổi số, đẩy mạnh khoa học công nghệ trong sản xuất, nuôi trồng, phải hướng đến một nền nông nghiệp minh bạch,…
Để “giải cứu” tư duy, buộc chúng ta phải đi từ gốc của vấn đề: cần bỏ hẳn ám ảnh của nền sản xuất nông nghiệp tự cung tự cấp (trồng gì, nuôi gì) và thay vào đó là chiều kích kinh tế nông nghiệp (nhu cầu gì). Người nông dân phải bỏ tư duy đám đông: nghe ngóng “ông hàng xóm” trồng gì thì ta trồng theo. Phải nghĩ tới chuyện cầu rồi mới nghĩ tới cung: không bỏ tư duy kinh tế “ngẫu nhiên”, tập trung sản xuất rồi mới tìm kiếm đầu ra thì chuyện giá “rơi thẳng đứng”, đổ bỏ, “giải cứu”,…là hiển nhiên.
Chỉ quan tâm đến sản xuất mà không quan tâm đến nhu cầu tức là chúng ta quan tâm đến sản lượng chứ không quan tâm đến lợi tức, không giải quyết được nghịch lý sản lượng ngày càng tăng thì lợi tức của nông dân ngày càng giảm. Trong lúc, lợi tức mới là đích đến của nền kinh tế.
Trong giai đoạn “bước đệm” chuyển đổi tư duy, nghĩa là khi cái mới chưa “vin được ngọn ngành”, cái cũ chưa “đứt hẳn cội rễ” thì cần chia nhỏ cung bằng cách phân luồng sản phẩm thành ba nhánh: bảo quản dài ngày, chế biến và bán tươi. Đây cũng là phương cách bảo đảm an toàn cho đầu ra xuất khẩu trong mọi giai đoạn, ứng phó với mọi tình huống.
Thay đổi tư duy đi liền với xóa bỏ định kiến. Không phủ nhận hiện tượng thương lái “ép giá đến cùng” khi nông sản đã rớt giá nhưng cần nhìn nhận đây là bài toán công bằng của thị trường. Thương lái thực sự là đội quân chủ lực của trao đổi hàng hóa. Vấn đề là làm sao để văn hóa hợp tác, liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp được thuận lợi, hài hòa. Để có được điều đó, chúng ta lại cần phải giải quyết bài toán cung - cầu. Khi cung - cầu hợp lý thì quan hệ kinh tế sẽ hài hòa.
Người dân Hà Nội giải cứu vải Bắc Giang. Ảnh: Báo Lao Động. |
Như vậy, để lật ngược xu hướng, trước hết, chúng ta cần thay đổi tư duy, quan niệm rồi mới đến ứng dụng khoa học, công nghệ. Chưa thay đổi được tư duy, quan niệm thì ứng dụng khoa học, công nghệ có thành công cũng sẽ rơi vào khủng hoảng. Hãy đi từ thị trường trong nước với những bài học gần gũi nhất như lời của Kế Nhiên nước Việt thời Xuân thu: “Phàm giá gạo mua hai bán mười thì có hại cho nhà nông, mua chín bán mười thì có hại cho người buôn. Người buôn bị hại thì của cải không có, nông dân bị hại thì cỏ dại không trừ. Lên không quá mua tám bán mười, xuống không dưới mua ba bán mười thì nghề nông nghề buôn đều được lợi” (Sử ký, Việt vương Câu Tiễn thế gia). Bài học điều tiết thị trường, giá cả, lợi tức thực chất là vấn đề của cung - cầu.
Để đảm bảo cho đầu ra của nông sản, tái cơ cấu ngành nông nghiệp không đi từ sản phẩm, cơ cấu sản phẩm mà là từ thị trường. Đừng để câu chuyện áp dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất lấn át mối quan tâm về thị trường. Bởi vì, công nghệ nào cũng phải đi từ nhu cầu, tiêu chuẩn của đầu ra sản phẩm. Hợp tác để tạo ra chuỗi giá trị, thương hiệu giữa những người sản xuất, liên kết sản xuất với doanh nghiệp đầu vào và đầu ra đều phải dựa trên nhu cầu của thị trường.
(Còn tiếp)
Đảm bảo đồng bộ pháp luật cho kinh doanh bất động sản Trong khi căn hộ chung cư được quy định rõ về diện tích, sở hữu chung riêng, cơ chế vận hành… trong Luật Nhà ở ... |
Đảm bảo an toàn, sức khỏe cho người lao động: chiến lược kinh doanh mang tính nhân văn Người lao động (NLĐ) chiếm tỉ lệ một nửa dân số thế giới và là một trong những lực lượng chính đóng góp cho sự ... |
Tăng cường bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động gắn với bảo vệ môi trường Thực hiện Kế hoạch số 206/KH-TLĐ, ngày 18/5/2022 về sơ kết 5 năm triển khai Chỉ thị số 04/CT-TLĐ, ngày 03/3/2017 của Đoàn Chủ tịch ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 01/09/2024 13:30
Honda Dream 50 - phiên bản hoài cổ của Honda RC110
Honda Dream 50 thua xa RC110 về sức mạnh, nhưng bù lại đẹp hơn, nhiều boong hơn, thích hợp với tôi, một người thích xe đua nhưng không dám đua xe.
Kinh tế - Xã hội - 01/09/2024 10:00
VinFast VF 8 đạt 4 sao thử nghiệm an toàn của NHTSA ở Mỹ
Chiếc VF 8 đã đạt 4 sao thử nghiệm an toàn của NHTSA, với việc đánh giá tiến hành vào trung tuần tháng 7/2024.
Kinh tế - Xã hội - 01/09/2024 09:00
Giảm lệ phí trước bạ ô tô sản xuất trong nước từ 1/9
Chính phủ ban hành Nghị định số 109/2024/NĐ-CP quy định ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô được sản xuất, lắp ráp trong nước sẽ hưởng ưu đãi giảm 50% lệ phí trước bạ trong ba tháng, từ 1/9/2024 đến hết ngày 30/11/2024.
Kinh tế - Xã hội - 01/09/2024 08:00
Giá lăn bánh MG7 vừa ra mắt
Giá lăn bánh MG7 sẽ dao động từ 848,6 đến 1,162 triệu đồng tại Hà Nội, và từ 833,8 đến 1.141,8 triệu đồng tại TP HCM.
Kinh tế - Xã hội - 01/09/2024 07:00
BFGoodrich mang lốp đa địa hình KO3 mới về Việt Nam
Từ tháng 9/2024, BFGoodrich chính thức phân phối dòng lốp đa địa hình KO3 mới với 14 kích cỡ, áp dụng các công nghệ tiên tiến giúp tăng khả năng bám đường, tăng độ bền bỉ và hiệu suất so với sản phẩm tiền nhiệm.
Kinh tế - Xã hội - 01/09/2024 06:00
Chính thức mở cổng đăng ký Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền Nam PVOIL Cup 2024
Cổng đăng ký Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền Nam PVOIL Cup 2024 mở từ 10 giờ ngày 30/8 và đóng lại vào 10 giờ ngày 7/9.