Lại chết vì tai nạn điện khi học trực tuyến
game doi thuong - 16/10/2021 21:12 Vũ Hùng
Người mẹ công nhân bật khóc, thương con thiếu thốn khi học online Học online: Nhiều phàn nàn nhưng không thể khác Cái chết thương tâm và những lời khuyến cáo |
Các chuyên gia khuyên học sinh khi học trực tuyến, tuyệt đối không sử dụng điện thoại đang sạc pin, dễ khiến điện thoại phát nổ |
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nam Đàn cho hay, nam sinh lớp 5 này ở nhà riêng học trực tuyến bằng điện thoại. Lúc em đang ở một mình trong phòng thì xảy ra vụ nổ. Nạn nhân bị cháy quần áo, kêu cứu, được đưa tới bệnh viện tuyến tỉnh cấp cứu, song đã tử vong tối cùng ngày.
Theo bác sĩ bệnh viện, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng khó thở, cơ thể nhiều vết thương do bỏng nặng.
"Vết bỏng do vụ cháy xăng, song nguyên nhân cụ thể thì chưa xác định", bác sĩ thông tin.
Cách đây hơn một tháng, vào khoảng 7h30 ngày 10/9, tại phường Hạ Đình (quận Thanh Xuân, Hà Nội), một em học sinh cũng đã bị điện giật chết khi đang học trực tuyến. Lúc đó, người bố ra ngoài có việc, chỉ còn lại nam sinh và em gái học lớp 3 ở nhà. Khi quay về, phát hiện sự việc, người bố đưa con đi cấp cứu song bất thành.
Lãnh đạo UBND phường Hạ Đình cho biết, nạn nhân học sinh lớp 5, trường Tiểu học Thái Thịnh (quận Đống Đa, Hà Nội).
Sau ngày khai giảng 5/9, học sinh Hà Nội và cả nước từ tiểu học tới trung học phổ thông bắt đầu học trực tuyến do giãn cách xã hội. Việc học trực tuyến diễn ra ngay từ đầu năm ở nhiều nơi, dự kiến còn kéo dài đến hết học kỳ I. Rủi ro cháy, nổ, điện giật khi sử dụng không đúng hoặc dùng thiết bị không đảm bảo chất lượng là rất lớn. Tuy nhiên, cho đến nay, dù khai giảng học trực tuyến đã hơn 1 tháng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố vẫn chưa đưa ra được một quy định chung về an toàn cho học sinh toàn quốc khi học trực tuyến.
Chính vì vậy, nhiều trường học đã phải chủ động đề ra các biện pháp để đảm bảo an toàn cho học sinh của mình khi học trực tuyến.
Trường THCS Nguyễn Huy Tưởng (huyện Đông Anh, Hà Nội) đã đưa ra video cùng quy tắc an toàn khi học trực tuyến. Quy tắc 5K dành cho phụ huynh và học sinh được đăng trên fanpage, website và gửi về zalo từng lớp để tuyên truyền.
Theo cô Nguyễn Thị Bích Vân, Hiệu trưởng trường này, 5 quy tắc nhắc nhở an toàn cho học sinh là: "Kiểm tra ổ cắm điện, lưu ý tay phải khô, chân đi dép khi cắm sạc vào ổ điện và tuyệt đối không ăn, uống xung quanh nơi học tập để tránh đổ nước ra thiết bị học, gây chập điện. Phụ huynh cần phải kiểm tra pin của các thiết bị để tránh xảy ra cháy, nổ...
Ngoài các quy tắc này, nhà trường cũng sắp xếp lại các môn học để giảm tải cho học sinh, tránh phải sạc máy lâu và tiếp xúc nhiều với máy tính, điện thoại. Các thầy cô cũng liên tục nhắc nhở học sinh về sử dụng điện khi học.
"Tôi ước các con được đến trường học trực tiếp vì học online tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, nhất là khi bố mẹ phải đi làm, để con ở nhà một mình. Nhiều em không có điện thoại xịn, phải dùng loại cũ, chai pin để học, tiềm ẩn nhiều rủi ro cháy nổ", cô Hiệu trưởng Vân nói với báo chí.
Chúng ta đều biết, việc học online kéo dài nhiều giờ trên điện thoại, máy tính khi thiết bị không đảm bảo an toàn hoặc vừa dùng vừa cắm sạc dễ dẫn đến tai nạn do cháy, nổ, điện giật. Thạc sĩ Lê Thành Tới (phụ trách khoa Công nghệ Điện - Điện tử, trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP HCM) phát biểu với báo chí gần đây cho biết, nguyên nhân các tai nạn gồm:
Nguồn pin của thiết bị nóng lên bất thường, bộ sạc và dây sạc không đảm bảo an toàn về cách ly với nguồn điện. Pin không rõ xuất xứ, nguồn gốc hoặc linh kiện trong thiết bị hỏng, làm thiết bị nóng lên. Tai nạn cũng có thể xảy ra nếu đồ ăn, nước uống đổ vào thiết bị làm chạm mạch, học sinh dùng các các vật dụng bằng kim loại chọc, chích vào thiết bị, nguồn điện gây ngắn mạch. Khi thời gian học trực tuyến kéo dài, dung lượng pin của thiết bị không đủ, học sinh thường có thói quen vừa học vừa sạc. Việc này khiến nguồn pin nóng lên, có thể dẫn tới cháy, nổ thiết bị.
Hiện nhiều người có thói quen dùng bộ sạc đa năng. Sự không tương thích giữa bộ sạc và thiết bị hoặc dây sạc bị gập gãy, vỏ bị bong tróc cũng có thể dẫn đến các vụ tai nạn về điện.
Theo ông Tới, để an toàn khi sử dụng các thiết bị, nhất là điện thoại thông minh và máy tính bảng, phụ huynh cần nhắc con sạc đầy pin trước giờ vào học, tránh vừa học vừa sạc.
Nếu pin hết, học sinh có thể tranh thủ sạc trong giờ giải lao khi đã dừng sử dụng máy. Học sinh không nên dùng ốp lưng cho các thiết bị, không dùng chế độ sạc nhanh. Khi đang học trực tuyến, các em không nên chơi game hoặc xem phim. Với laptop, nhờ có tính năng bảo vệ nguồn pin, học sinh có thể vừa cắm sạc vừa sử dụng nhưng cần hạn chế tối đa.
Trong khi Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo các địa phương vẫn duy trì tình trạng học trực tuyến hiện nay, thì hằng ngày, các phụ huynh cần rà soát thường xuyên thiết bị học tập của con, nắm bắt những dấu hiệu bất thường. Chẳng hạn, thiết bị khi đang dùng có nhiệt độ tăng bất thường, cần tắt các ứng dụng đang chạy, chờ một lúc dùng lại. Tất cả thiết bị được sạc ở nơi khô ráo, thoáng, tránh môi trường nóng. Nếu thiết bị nóng trong lúc sạc, phải lập tức ngắt nguồn.
Trong quá trình sử dụng, các phụ kiện như pin, bộ sạc có thể hỏng, dây nguồn, dây sạc khi bị bong tróc, rạn nứt cần được thay thế. Khi mua phụ kiện, phụ huynh cần chọn hàng chính hãng, có kiểm định chất lượng và tương thích với thiết bị.
Phụ huynh cũng có thể lắp CB chống giật cho hệ thống điện gia đình để đảm bảo an toàn cho mọi người khi xảy ra sự cố ngắn mạch. Khi con học xong, cha mẹ cần nhắc con tắt hết thiết bị hoặc có thể thu hồi máy lại.
Phía nhà trường cũng có thể hạn chế nguy cơ tai nạn bằng cách sắp xếp các buổi học không quá dài. Theo đó, mỗi buổi học không quá 3 tiết, có giờ giải lao để thiết bị của học sinh có thời gian "nghỉ ngơi". Trong giờ học, thầy cô nên nhắc nhở các em không được vừa học, vừa dùng các ứng dụng khác. Điều này rất quan trọng, nhất là với học sinh tiểu học vốn kém tập trung, nhiều em ham chơi.
Cái chết thương tâm của 2 em bé học sinh trong vòng một tháng do tai nạn điện lúc học trực tuyến là một sự việc quá đau đớn và đáng tiếc đối với 2 gia đình các bé và đối với cả xã hội.
Đau đớn và đáng tiếc hơn nữa là cách đây cũng 1 tháng, trong chuyên mục game doi thuong này, chúng tôi cũng đã cảnh báo về tai nạn do điện gây ra và mong rằng cái chết của em học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Thái Thịnh (Hà Nội) là cái chết đầu tiên và cũng là cuối cùng trên cả nước do học sinh gặp tai nạn khi học online.
Thế nhưng, hỡi ôi, cái chết thứ hai lại đã diễn ra. Và liệu đó đã là cái chết cuối cùng chưa, hỡi các vị lãnh đạo ngành Giáo dục và các bậc phụ huynh?
Doanh nhân không cần lời chúc tụng suông Ngay trong ngày mà Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội cùng gặp gỡ doanh nhân nhân ngày của họ, Nghị quyết ... |
Đôi điều suy nghĩ quanh đèo Hải Vân Gần trọn tuần qua, cái tên ĐÈO HẢI VÂN được xuất hiện với tần suất cao đột biến trên báo chí, trên mạng xã hội ... |
Lỗi Facebook, bắt “cậu IT” và những điều thầm kín “Cậu IT” Nhâm Hoàng Khang bị bắt để điều tra tội “cưỡng đoạt tài sản”. Cũng trong đêm qua, người dùng nháo nhác bởi các ... |
Tin cùng chuyên mục
game doi thuong - 23/09/2024 16:29
Sách giáo khoa khổ to giấy đẹp và khoản hối lộ 24 tỷ đồng
Nguyễn Đức Thái, cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam - nơi in sách giáo khoa nhiều nhất nước vừa bị Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) đề nghị truy tố vì nhận hối lộ 24 tỷ đồng giúp doanh nghiệp trúng thầu gần 1.600 tỷ trái quy định giấy in sách giáo khoa.
game doi thuong - 21/09/2024 15:53
Trái tim người thầy
Thầy Nguyễn Xuân Khang - Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội) đã nhận nuôi tất cả các học sinh Làng Nủ dưới 15 tuổi. Thầy sẽ chu cấp tiền học và sinh hoạt cho các em hằng tháng cho tới khi các em 18 tuổi.
game doi thuong - 18/09/2024 13:59
Dựng xây lại Làng Nủ
Theo thông tin mới nhất, Làng Nủ (Lào Cai) mới sẽ được xây cách làng cũ 3km với diện tích 5ha, dự kiến hoàn thành trong 100 ngày. Dựng xây lại Làng Nủ cũng là dấu mốc của giai đoạn tái thiết các địa phương chịu ảnh hưởng kinh hoàng của bão số 3 với tên quốc tế là Yagi.
game doi thuong - 16/09/2024 12:32
Giới hạn tiền ủng hộ và bài học từ thiện đầu đời
Một trường học ở Hà Nội đã giới hạn số tiền học sinh quyên góp cho đồng bào bão lũ. Hành động “ngược đời” này đã nhận được nhiều đánh giá tích cực trong xã hội.
game doi thuong - 14/09/2024 13:54
Làm từ thiện để làm gì?
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã công bố hàng vạn trang sao kê tiền ủng hộ của đồng bào cả nước với người dân chịu ảnh hưởng của bão lũ miền Bắc. Việc này chưa có tiền lệ, nên nhiều câu chuyện dở khóc dở cười đã diễn ra.
game doi thuong - 11/09/2024 13:08
Tình dân tộc, nghĩa đồng bào mạnh hơn trong bão lũ…
Hơn 200 người chết và mất tích do lũ chồng bão trong loạt thiên tai chưa từng có đang hoành hành miền Bắc và con số ấy có thể không phải là cuối cùng.
Kinh tế - Chính sách
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Nữ thủ kho lao động giỏi, lao động sáng tạo của Kho J112
- Quảng Nam: Khẩn cấp di dời, ổn định đời sống người dân hai huyện sạt lở núi
- Vì sao các dòng xe SUV đa dụng lên ngôi?
- Mua Suzuki Jimny 'kèm lạc' 150 triệu đồng xong độ thành VinFast VF 3 vì yêu xe điện
- Hơn 15.000 ô tô nhập khẩu trong tháng 8/2024