Hội nghị về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia tại các tỉnh vùng Tây Nguyên
Kinh tế - Xã hội - 10/02/2023 20:12 QUỐC THẮNG
Tham dự Hội nghị về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia tại các tỉnh vùng Tây Nguyên có lãnh đạo Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; lãnh đạo, đại diện các Bộ: KH&ĐT, Tài chính, NN&PTNN, LĐTB&XH, TT&TT, Xây dựng, VHTT&DL, Y tế, GD&ĐT, Ủy ban Dân tộc và lãnh đạo 5 tỉnh Tây Nguyên: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.
Hội nghị nhằm tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) tại địa bàn các tỉnh Tây Nguyên.
Tây Nguyên là địa bàn đặc thù, có ý nghĩa quan trọng về địa chính trị, quốc phòng, an ninh với diện tích rộng lớn, chiếm khoảng 1/6 diện tích cả nước nhưng chỉ có khoảng 6,3 triệu người sinh sống (chiếm tỉ lệ 6% dân số cả nước), trong đó đồng bào người dân tộc thiểu số chiếm 36,5%. Đời sống nhân dân tại một số khu vực vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn; tỉ lệ hộ nghèo bình quân năm 2022 của vùng là hơn 8,6%, cao hơn tỉ lệ bình quân của cả nước là 5,2%. Vì vậy việc triển khai thực hiện tốt, hiệu quả 3 chương trình MTQG là nhiệm vụ quan trọng, nặng nề và có ý nghĩa to lớn đối với nhân dân các tỉnh Tây Nguyên.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì Hội nghị trực tuyến với các tỉnh vùng Tây Nguyên đánh giá kết quả thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia. Ảnh: VGP/Hải Minh |
Ba Chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2025 đó là: xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đây là các mục tiêu được lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ, người dân đặc biệt quan tâm.
Việc triển khai thực hiện hiệu quả 3 chương trình MTQG là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với nhân dân các tỉnh Tây Nguyên. Trong giai đoạn 2021-2025, Trung ương giao tổng vốn đầu tư phát triển cho 5 tỉnh Tây Nguyên là 11.731,505 tỷ đồng, chiếm 11,73% tổng nguồn vốn đầu tư phát triển cho các địa phương trên cả nước. Năm 2022, ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện 3 chương trình MTQG cho vùng Tây Nguyên là 3.878,700 tỷ đồng (bao gồm cả vốn năm 2021 được chuyển sang năm 2022. Tính đến ngày 31.12.2022, các tỉnh vùng Tây Nguyên giải ngân được 1.348,732 tỷ đồng, đạt 34,77% kế hoạch cấp có thẩm quyền giao, thấp hơn 2,96% so với bình quân chung của cả nước (37,73%).
Phó chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Thị Thanh Lịch nêu các kiến nghị tại buổi làm việc. Ảnh: daibieunhandan.vn |
Nêu một số vướng mắc cụ thể của địa phương, Phó chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai - Nguyễn Thị Thanh Lịch cho biết, hiện nay, Chính phủ chưa ban hành định mức về hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất và công trình nước sinh hoạt tập trung nên các địa phương gặp khó khăn trong triển khai thực hiện. Cùng với đó, các địa phương không còn quỹ đất sản xuất gặp rất nhiều khó khăn trong việc hỗ trợ đất sản xuất cho hộ nghèo vì theo quy định không cho phép sử dụng kinh phí hỗ trợ mua đất sản xuất.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai cũng đề nghị các bộ, ngành Trung ương sớm tháo gỡ một số khó khăn vướng mắc đối với các nội dung như: cho phép người dân tự mua bán, chuyển nhượng đất sản xuất bằng nguồn kinh phí được hỗ trợ; hướng dẫn cụ thể đối với việc trên cùng một diện tích thực hiện khoán bảo vệ rừng, bảo vệ rừng có được nhận cùng lúc tiền thu được từ nguồn dịch vụ môi trường rừng và nguồn vốn hỗ trợ khoán, bảo vệ rừng… để địa phương có cơ sở thực hiện.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum - Nguyễn Hữu Tháp nêu khó khăn và các bước triển khai tại địa phương. Ảnh: daibieunhandan.vn |
Phó chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum - Nguyễn Hữu Tháp đề cập những vướng mắc liên quan đến thể chế, chính sách như: công tác phân bổ, giao kế hoạch vốn ngân sách Trung ương thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia chậm so với thời điểm giao kế hoạch, dự toán hằng năm của địa phương gây nhiều khó khăn cho việc cân đối nguồn lực đối ứng từ ngân sách địa phương, huy động nguồn lực hợp pháp để thực hiện các chương trình; gây khó khăn trong công tác tổng hợp nhu cầu từ cấp trực thuộc để xác định danh mục dự án đầu tư trình HĐND tỉnh.
Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đánh giá cao các phần việc mà 5 tỉnh Tây Nguyên đã làm được, tuy có một số việc kết quả còn thấp so với cả nước, nhưng có một số việc rất có giá trị, được quan tâm tạo tiền đề tích cực để triển khai một số nhiệm vụ tiếp theo.
Phó Thủ tướng cũng chỉ rõ, việc triển khai các Chương trình MTQG tại khu vực Tây Nguyên và miền Trung còn chậm, nhiều khó khăn. Trong đó, hệ thống văn bản, hướng dẫn quy định của Trung ương có những quy định còn chưa rõ, nhiều cách hiểu khác nhau nên địa phương khó thực hiện. Còn có tình trạng vênh nhau về tiêu chí, tiêu chuẩn, quy định, quy trình do sự tiếp nối các Chương trình trước đây và lồng ghép các Chương trình hiện nay, Phó Thủ tướng đề nghị cần sớm giải quyết vấn đề này.
Hội nghị tại các tỉnh Tây Nguyên là hội nghị đầu tiên trong 3 hội nghị do Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chủ trì với các vùng của cả nước để trực tiếp nắm bắt tình hình thực hiện các chương trình MTQG. Sau các hội nghị này, Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTQG sẽ họp phiên thứ 3 để đề ra những giải pháp thiết thực thúc đẩy tiến độ thực hiện các chương trình này. |
LĐLĐ tỉnh Quảng Bình và Hội LHPN tỉnh ký kết chương trình phối hợp Ngày 29/12, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Quảng Bình và Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã tổ chức Hội nghị ký kết ... |
“Cùng nhau, chúng ta sẽ hoàn thành các mục tiêu đổi mới” Để chấn hưng đất nước, lĩnh vực giáo dục và đào tạo được Đảng, Nhà nước ta xác định là quốc sách hàng đầu và ... |
Dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và phê chuẩn các điều ước quốc tế Ngày 07/2, Ủy ban Xã hội của Quốc hội làm việc với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về dự kiến Chương ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 03/09/2024 07:26
Rao bán Suzuki Jimny cũ giá 1,4 tỷ đồng
Giải thích việc bán chiếc Suzuki Jimny đã qua sử dụng đắt gấp rưỡi xe mới, người bán cho hay tiền độ xe hết 500 triệu.
Kinh tế - Xã hội - 03/09/2024 07:15
Thực hư thông tin người có bằng B1 không được điều khiển ô tô từ 1/1/2025
Nhiều trang báo điện tử, các Fanpage Facebook đưa tin "Giấy phép lái xe hạng B1 không được điều khiển ô tô từ 1/1/2025", gây xôn xao dư luận. Vậy thực hư thông tin này như thế nào?
Kinh tế - Xã hội - 02/09/2024 08:00
TP HCM đón “siêu” trung tâm khám chữa bệnh hạng sang lớn nhất Việt Nam
Tọa lạc tại Quận 7 với diện tích “khủng” 24.000m2, Trung tâm Khám chữa bệnh Tâm Anh sở hữu hệ thống thiết bị, công nghệ hiện đại đẳng cấp quốc tế, đội ngũ chuyên gia, bác sĩ hàng đầu hùng hậu.
Kinh tế - Xã hội - 02/09/2024 00:00
Những mẫu xe mới sắp ra mắt trong tháng 9/2024 tại Việt Nam
Những mẫu xe mới sắp ra mắt thị trường Việt Nam trong tháng 9/2024 hầu hết đều là ô tô gầm cao của các thương hiệu quen thuộc, duy nhất một là xe Trung Quốc.
Kinh tế - Xã hội - 01/09/2024 13:30
Honda Dream 50 - phiên bản hoài cổ của Honda RC110
Honda Dream 50 thua xa RC110 về sức mạnh, nhưng bù lại đẹp hơn, nhiều boong hơn, thích hợp với tôi, một người thích xe đua nhưng không dám đua xe.
Kinh tế - Xã hội - 01/09/2024 11:30
Honda CR-V và Honda City giảm giá niêm yết cao nhất 80 triệu đồng từ ngày 1/9
Từ ngày 1/9, Honda CR-V và Honda City giảm giá niêm yết lần lượt 60-80 triệu đồng và 40-60 triệu đồng, đưa mức giá niêm yết của hai mẫu xe này xuống chỉ còn từ 1,029 tỷ đồng và 499 triệu đồng.
- Công ty may ở Nam Định tuyển hàng trăm công nhân, thưởng 1-3 triệu cho người giới thiệu thành công
- Công đoàn Sở Văn hóa và Thể thao TP. Đà Nẵng: Nơi lan tỏa những giá trị nhân văn
- Rao bán Suzuki Jimny cũ giá 1,4 tỷ đồng
- Thực hư thông tin người có bằng B1 không được điều khiển ô tô từ 1/1/2025
- Công nhân hối hả trên công trường dịp lễ 2/9