Hội nghị Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam lần thứ bảy với 6 nội dung trọng tâm
Hoạt động Công đoàn - 30/09/2024 21:22 Gia Hưng
Hội nghị Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam bàn 9 nội dung quan trọng |
Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang chủ trì Hội nghị. Ảnh: Hải Nguyễn. |
Theo Chương trình, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đã thảo luận, cho ý kiến vào:
Tờ trình Đề án thí điểm sắp xếp mô hình tổ chức công đoàn trực thuộc Công đoàn Ngân hàng Việt Nam tập trung, xuyên suốt, hiệu quả;
Dự thảo Báo cáo sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết 03/NQ-TLĐ ngày 11.1.2019 của Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XII về công tác cán bộ công đoàn trong tình hình mới;
Tờ trình dự thảo Quy định về mối quan hệ phối hợp công tác giữa công đoàn ngành trung ương và tương đương với các liên đoàn lao động tỉnh, thành phố;
Tờ trình ban hành Quy định về tổ chức và hoạt động của công đoàn trong Công an Nhân dân Việt Nam;
Tờ trình dự thảo Hướng dẫn đánh giá, xếp loại chất lượng hoạt động của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, công đoàn cấp cơ sở;
Báo cáo về việc sở hữu, quản lý cổ phần (cổ phiếu) tại các cấp công đoàn…
Thí điểm sắp xếp mô hình tổ chức công đoàn trực thuộc Công đoàn Ngân hàng Việt Nam
Đồng chí Nguyễn Đình Khang cho biết: Tại kỳ họp Đoàn Chủ tịch lần thứ 5, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn thống nhất chủ trương thí điểm mô hình sắp xếp công đoàn ngành tập trung, xuyên suốt, tinh gọn, hiệu quả, trước mắt tập trung thí điểm tại Công đoàn Ngân hàng Việt Nam, đối với các mô hình thí điểm còn lại của Đề án (như Công đoàn Công Thương Việt Nam, Công đoàn Y tế Việt Nam, Công đoàn Giáo dục Việt Nam, …) giao Ban Tổ chức Tổng Liên đoàn làm việc lại với các đơn vị, rà soát, làm rõ khó khăn, vướng mắc, đề xuất cụ thể cách thức giải quyết.
Để đảm bảo chặt chẽ, Thường trực Đoàn Chủ tịch xin ý kiến Đoàn Chủ tịch vào dự thảo Đề án thí điểm sắp xếp mô hình tổ chức công đoàn trực thuộc Công đoàn Ngân hàng Việt Nam trước khi trình Ban Tổ chức Trung ương cho ý kiến để thực hiện.
Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: Hải Nguyễn. |
Có mặt tại Hội nghị ở nội dung thảo luận này, đồng chí Nguyễn Khánh Chi - Phó Chủ tịch Thường trực Công đoàn Ngân hàng Việt Nam báo cáo một số nét tổng quan về mô hình tổ chức hiện nay của Công đoàn Ngân hàng Việt Nam, trong đó có số lượng đoàn viên, số lượng Công đoàn cơ sở…
Theo đồng chí Nguyễn Khánh Chi, thời gian tới, Công đoàn Ngân hàng Việt Nam tiếp tục bám sát và tranh thủ hơn nữa sự chỉ đạo của Ban cán sự Đảng để triển khai, đồng thời quyết tâm thực hiện chuyển đổi số, trong đó tranh thủ hệ thống hoạt động của các ngân hàng để thực hiện Đề án một cách hiệu quả, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm nhân lực…
Từ kinh nghiệm chuyển một số Công đoàn ngành tại địa phương, đồng chí Tô Xuân Thao - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Quảng Ninh cho biết việc sắp xếp này rất có hiệu quả. Tuy nhiên, theo đồng chí, cần xây dựng thời gian các bước thực hiện trong Đề án một cách cụ thể.
Chỉ ra một số khó khăn sẽ gặp phải trong quá trình thực hiện Đề án, đồng chí Phan Văn Bản - Chủ tịch Công đoàn Công Thương Việt Nam đề nghị, cần có các bước chuẩn bị về công tác cán bộ, số lượng đoàn viên, tài sản tài chính…
Trước các ý kiến đồng tình cao với Đề án và những góp ý chi tiết, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang yêu cầu bộ phận thực hiện tiếp thu để hoàn thiện Đề án. Trong đó, cần làm rõ, thuyết phục về sự cần thiết của Đề án như những điều kiện tiên quyết để thực hiện; đảm bảo mô hình lãnh đạo tập trung mà tổ chức Đảng đã có; phải làm rõ những lợi ích.
Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng lưu ý, đội ngũ người lao động của ngành Ngân hàng có chất lượng cao với trình độ đào tạo, kiến thức tổng hợp, kỹ năng chuyển đổi số nhưng họ cũng phải đối mặt với nhiều áp lực. Do đó, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị Công đoàn Ngân hàng Việt Nam cần làm rõ thêm những đặc thù cần xử lý trong Đề án, đó là nhóm các công ty tài chính và công ty tài chính tiêu dùng, Ngân hàng 100% vốn nước ngoài.
Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang đề nghị thiết kế các mô hình với sơ đồ mô hình tổ chức sau khi xuyên suốt và mối quan hệ giữa Công đoàn Ngân hàng Việt Nam với các địa phương.
Video: Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang thông tin về chủ trương thí điểm mô hình sắp xếp công đoàn ngành tại Công đoàn Ngân hàng Việt Nam.
Cần có đánh giá định kỳ việc phối hợp công tác giữa Công đoàn ngành trung ương và các LĐLĐ tỉnh, thành phố
Sau Hội nghị Đoàn Chủ tịch lần thứ 6, Thường trực Đoàn Chủ tịch đã chỉ đạo Ban Tổ chức tổng hợp, nghiên cứu, tiếp thu tối đa các ý kiến góp ý của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn về dự thảo Quy định về mối quan hệ phối hợp công tác giữa Công đoàn ngành Trung ương và tương đương với các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố.
Theo Tờ trình do Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Xuân Hùng trình bày, quy định này nhằm tăng cường trách nhiệm, đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, qua đó nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của công đoàn thông qua sự phối hợp giữa Công đoàn ngành Trung ương và các LĐLĐ địa phương.
Đồng chí Nguyễn Xuân Hùng nhấn mạnh rằng “Việc phối hợp phải bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất từ Trung ương đến cơ sở và đóng góp vào việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đoàn viên, người lao động.”
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu góp ý vào dự thảo Quy định về mối quan hệ phối hợp công tác giữa Công đoàn ngành Trung ương và tương đương với các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố. Ảnh Hải Nguyễn |
Trong buổi thảo luận, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu cũng khẳng định: “Quy định này sẽ giúp tăng cường trách nhiệm của các bên trong phối hợp và cần có đánh giá định kỳ để đảm bảo hiệu quả thực hiện chức năng của công đoàn”. Đồng chí cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của Công đoàn ngành Trung ương trong việc phối hợp với các LĐLĐ tỉnh, thành phố.
Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang lưu ý rằng: “Cần phân định rõ nhiệm vụ chủ trì và nhiệm vụ phối hợp để tránh sự chồng chéo trong quá trình thực hiện. Quy định này là khung tổng thể, các chi tiết cụ thể sẽ được điều chỉnh linh hoạt tùy theo tình hình địa phương và ngành nghề.”
Nội dung của Quy định nhận được khá nhiều ý kiến đóng góp. Các đại biểu tham gia cũng đề xuất rằng cần có phần đánh giá rõ ràng về trách nhiệm và vai trò của các bên trong công tác phối hợp, đặc biệt là về tài chính và các hoạt động phối hợp cụ thể giữa các cấp công đoàn.
Cho ý kiến về nội dung này, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh đến trách nhiệm của Công đoàn ngành Trung ương và tương đương với các LĐLĐ tỉnh, thành phố trong các hoạt động phối hợp. Bên cạnh đó cần có phần đánh giá về việc phối hợp theo định kỳ.
Theo Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang, cần phân định rõ nhiệm vụ chủ trì và nhiệm vụ phối hợp để tránh sự chồng chéo trong quá trình thực hiện”. Đồng chí cũng chỉ rõ rằng, quy định này là khung tổng thể, các chi tiết cụ thể sẽ được điều chỉnh linh hoạt tùy theo tình hình địa phương và ngành nghề.
Xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ
Về Báo cáo sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết 03/NQ-TLĐ ngày 11/01/2019 của Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XII về công tác cán bộ công đoàn trong tình hình mới, các đại biểu tại Hội nghị đều thống nhất rằng, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ luôn được Tổng Liên đoàn và các cấp công đoàn quan tâm, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn.
Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị, từ thực tiễn hoạt động tại cơ sở, các đồng chí Ủy viên Đoàn Chủ tịch, trên cơ sở đối chiếu với mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra, cho ý kiến vào báo cáo; đặc biệt cần làm rõ những bất cập, hạn chế để đề ra các giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ Công đoàn bản lĩnh, tâm huyết, trách nhiệm, đủ năng lực, thích ứng với những phát sinh trong tình hình mới.
Rà soát tình hình sở hữu, quản lý cổ phần (cổ phiếu) tại các cấp công đoàn
Các quy định về việc mua, sở hữu, quản lý cổ phiếu (cổ phần) từ nguồn tài chính công đoàn của Tổng Liên đoàn thực hiện theo Quy chế quản lý vốn của công đoàn đầu tư tài chính, hoạt động kinh tế ban hành kèm theo Quyết định số 1912 ngày 19/12/2016 của Tổng Liên đoàn và Quyết định 1764 ngày 28/12/2020 sửa đổi, bổ sung khoản 2, điều 8 Quyết định 1912/QĐ-TLĐ.
Tại quyết định 1912 cũng quy định rất rõ, mục đích sử dụng tài chính công đoàn đầu tư tài chính, hoạt động kinh tế để: Nâng cao hiệu quả sử dụng tài chính, tài sản công đoàn, tăng nguồn thu tài chính công đoàn, hỗ trợ thu nhập của cán bộ công đoàn, góp phần phát triển kinh tế xã hội.
Để thực hiện mục tiêu này, nguyên tắc sử dụng tài chính công đoàn bao gồm ba điểm chính: bảo toàn và phát triển nguồn tài chính theo quy định pháp luật; theo dõi, phản ánh nguồn tài chính theo quy định của Nhà nước; và phân công, phân cấp gắn quyền với trách nhiệm trong việc sử dụng tài chính.
Việc tổng hợp tình hình sở hữu cổ phần (cổ phiếu) của các cấp công đoàn sẽ cung cấp cho Đoàn Chủ tịch bức tranh tổng thể, qua đó xem xét, quyết định thêm những định hướng, nhằm tăng cường công tác quản lý tài chính, tài sản của tổ chức công đoàn trong thời gian tới.
Bên cạnh những nội dung trên, tại Hội nghị này, Đoàn Chủ tịch cũng cho ý kiến vào một số nội dung tiếp thu sau hội nghị đoàn chủ tịch lần thứ 6, gồm: Tờ trình ban hành Quy định về tổ chức và hoạt động của công đoàn trong Công an Nhân dân Việt Nam; Tờ trình dự thảo Hướng dẫn đánh giá, xếp loại chất lượng tổ chức công đoàn.
Hội nghị Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam lần thứ 30 Ngày 19/10, Hội nghị Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam lần thứ 30 diễn ra tại Hà Nội. Đồng chí Nguyễn Đình Khang - ... |
Hội nghị Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam lần thứ 31 Ngày 29/11, Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức Hội nghị Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam lần thứ 31. Đồng chí Nguyễn Đình Khang ... |
Hội nghị Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam lần thứ 32 (Khóa XII) Ngày 14/12, Hội nghị Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam lần thứ 32 (Khóa XII) đã diễn ra tại Hà Nội. Đồng chí Nguyễn ... |
- Giải thưởng Huỳnh Ngọc Huệ: Tôn vinh đoàn viên có thành tích xuất sắc
- Hội nghị Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam lần thứ bảy với 6 nội dung trọng tâm
- “Phụ huynh của bé nào?”
- Niềm vui và sự gắn kết ở nhà ăn ca của Nhà máy Z121
- Công ty có trách nhiệm phải hỗ trợ tiền lương cho người lao động khi ngừng việc do bị dịch bệnh không?