Hoàn thiện quy định pháp luật hình sự về tội cưỡng bức lao động
An toàn, vệ sinh lao động - 01/03/2022 15:58 ThS. LẠI SƠN TÙNG - Khoa Cảnh sát Kinh tế, Học viện Cảnh sát Nhân dân
Phiên họp toàn thể Quốc hội thông qua Nghị quyết EVFTA và Nghị quyết gia nhập Công ước số 105 của ILO về Xóa bỏ lao động cưỡng bức, sáng ngày 08/6/2020 tại Hà Nội. Ảnh: Duy Nghĩa. |
1. Những điểm bất cập, hạn chế
Thứ nhất, hành vi CBLĐ chưa được luận giải và cụ thể hóa tại BLHS năm 2015
Tại Khoản 1 Điều 297 BLHS năm 2015 quy định: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc để ép buộc người khác phải lao động…”. Thực tiễn quá trình điều tra, truy tố và xét xử cho thấy, hành vi SDVL hoặc ĐDDVL dễ áp dụng và xử lý hơn khi cơ quan có thẩm quyền chỉ cần chứng minh những yếu tố SDVL hoặc ĐDDVL của NSDLĐ. Tuy nhiên, hành vi sử dụng “các thủ đoạn khác” chưa được luận giải một cách rõ ràng, dẫn đến nhiều trường hợp các cơ quan chức năng gặp những khó khăn nhất định khi áp dụng và xử lý.
Thứ hai, về hậu quả của việc SDVL dẫn đến CBLĐ
Điều 297 BLHS năm 2015 quy định khung hình phạt của tội CBLĐ là phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù đến 12 năm tùy vào mức độ vi phạm, trong đó có hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho NLĐ của NSDLĐ. Tuy nhiên, đối chiếu với các tội danh khác được quy định trong BLHS năm 2015, hành vi dùng vũ lực để CBLĐ trong tội CBLĐ với hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong tội cố ý gây thương tích, hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác quy định tại Điều 134 BLHS năm 2015 có thể khác nhau về mục đích, nhưng hậu quả của hai hành vi này đều làm . Song, hậu quả pháp lý của hai tội danh này lại khác nhau dẫn đến tính răn đe của pháp luật bị ảnh hưởng.
Ví dụ, khi đánh giá hậu quả của hành vi SDVL dẫn đến “gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của một người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%” thì:
(i) Khoản 1 Điều 297 BLHS năm 2015 quy định: “1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác ép buộc người khác phải lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: (a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; (b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của một người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%...”.
Tuyên truyền và tư vấn pháp luật cho công nhân Khu công nghiệp Bắc Đồng Hới do Công đoàn Khu kinh tế tỉnh Quảng Bình tổ chức. Ảnh: CĐKKT Quảng Bình. |
(ii) Khoản 2 Điều 134 BLHS năm 2015 lại quy định: “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm: (a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%”.
Như phân tích ở trên, hậu quả của hành vi SDVL đã làm tổn hại đến sức khỏe của một cá nhân và mức độ nguy hiểm của hành vi để xác định TNHS cũng phụ thuộc vào tỷ lệ tổn thương của cơ thể. So sánh quy định của hai điều luật trên cho thấy sự không công bằng và bất hợp lý đối với hai tội danh khi cùng hậu quả như nhau nhưng trách nhiệm xử lý lại khác nhau khá nhiều. Tội CBLĐ hình phạt tù tối đa là 03 năm, trong khi tội hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hình phạt tù tối đa là 06 năm. Quy định khác biệt trên làm giảm tính răn đe cho NSDLĐ và bất lợi hơn cho NLĐ khi Khoản 1 Điều 297 BLHS năm 2015 được áp dụng.
Thứ ba, bất cập trong việc xác định chủ thể thực hiện hành vi CBLĐ
Trong quan hệ lao động, NLĐ thường là người yếu thế và có thể là đối tượng của CBLĐ; do đó, khi nghiên cứu và xây dựng các quy định về CBLĐ, Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019 xác định đây là hành vi nghiêm cấm đối với NSDLĐ. Khoản 2 Điều 3 BLLĐ năm 2019 quy định: “NSDLĐ là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng NLĐ làm việc cho mình theo thỏa thuận; trường hợp NSDLĐ là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ”.
Tuy nhiên, quy định trên vẫn chưa thực sự đầy đủ, nhất là trong vấn đề xác định chủ thể thực hiện hành vi CBLĐ. Đối với các doanh nghiệp lớn, việc ký kết hợp đồng làm việc giữa chủ doanh nghiệp với NLĐ có thể được thực hiện bởi các đơn vị chuyên môn đại diện cho doanh nghiệp đó. Trong tình huống sẽ rất khó để xác định chủ thể thực hiện hành vi CBLĐ.
Với quyết định phê chuẩn Công ước số 105, Việt Nam đang chứng tỏ cam kết mạnh mẽ trong công cuộc đấu tranh chống lại lao động cưỡng bức dưới mọi hình thức. Ảnh: Phan Văn. |
2. Kiến nghị, đề xuất
Từ những bất cập, hạn chế nêu trên, xin được kiến nghị, đề xuất:
Thứ nhất, đề nghị Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết, hoặc liên ngành Tư pháp Trung ương ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn cụ thể việc xác định hành vi dùng “thủ đoạn khác” của NSDLĐ buộc người khác phải lao động trái với ý muốn chủ quan của họ và việc xác định chủ thể thực hiện hành vi CBLĐ, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan có thẩm quyền áp dụng thống nhất trong thực tiễn, cụ thể:
Xác định hành vi dùng “thủ đoạn khác”, có thể luận giải rõ hơn việc sử dụng các hành vi ép buộc về tinh thần, ràng buộc về các điều kiện vật chất, công việc khiến cho NLĐ phải miễn cưỡng làm việc theo yêu cầu của người CBLĐ đặt ra.
Cần mở rộng phạm vi xác định chủ thể của tội CBLĐ, theo đó không chỉ bó hẹp phạm vi chỉ NSDLĐ mới có thể trở thành chủ thể thực hiện tội CBLĐ, mà còn có thể là những người khác có liên quan đến quan hệ lao động (như người quản lý, người được NSDLĐ giao thực hiện các công việc tại cơ sở có SDLĐ hoặc giữa chính những NLĐ với nhau).
Thứ hai, sửa đổi Khoản 1 Điều 297 BLHS năm 2015 theo hướng tăng mức hình phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm lên thành 02 năm đến 06 năm để tăng tính răn đe cho NSDLĐ và tương xứng với những tội danh có hành vi SDVL làm tổn hại đến sức khỏe của một cá nhân nhất định được quy định trong BLHS. Hướng sửa đổi Khoản 1 Điều 297 BLHS năm 2015 như sau: “1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác ép buộc người khác phải lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 02 năm đến 06 năm…”.
Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách Trong bối cảnh đại dịch, cùng với hệ thống các chính sách an sinh xã hội (ASXH) tương đối đồng bộ, nhiều gói hỗ trợ ... |
Thực hiện Công ước của Tổ chức Lao động quốc tế về Xóa bỏ lao động cưỡng bức Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã ký ban hành Quyết định số 2234/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước số ... |
Việt Nam nỗ lực phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em trái quy định Lao động trẻ em là vấn đề mang tính toàn cầu. Theo ước tính của Tổ chức Lao động Quốc tế, năm 2020 có 160 ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 15/09/2024 08:02
Cuộc thi trực tuyến về ATVSLĐ thiết thực với thực tiễn sản xuất ngành Than
Công đoàn Công ty CP Than Núi Béo cho biết, cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” với các nội dung kiến thức phong phú, rất sát với thực tiễn sản xuất của đơn vị.
Người lao động - 13/09/2024 15:40
Làm thế nào để có nước sạch sinh hoạt sau lũ lụt?
Sau bão, đi kèm với lũ và ngập lụt, người dân và người lao động đặc biệt cần nước sạch để sinh hoạt. Vậy trong điều kiện thiếu thốn nguồn nước an toàn, cần xử lý nước thế nào để làm sạch nước, có nguồn nước đảm bảo sử dụng, phòng chống dịch bệnh?
An toàn, vệ sinh lao động - 06/09/2024 19:30
"Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích?
Bão Yagi đổ bộ, người dân, hộ gia đình, cũng như các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần cẩn trọng, chủ động phòng ngừa cháy, nổ trong mọi thời điểm.
Người lao động - 06/09/2024 11:50
"Siêu bão" Yagi: Chuyên gia đưa lời khuyên ứng phó cho các ngành nghề
Chuyên gia Tổng cục Khí tượng Thủy văn đưa ra lời khuyên trong phòng, tránh "siêu bão" Yagi sắp tới, để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.
An toàn, vệ sinh lao động - 01/09/2024 17:53
"Đau chết lặng vì tai nạn lao động, bố tôi vẫn nhận lỗi do mình chủ quan"
Mỗi lần nhớ về người bố đã khuất, chị Nguyễn Thị Thanh Hoàn - Công đoàn cơ sở Văn phòng I Tập đoàn Dệt May Việt Nam luôn nhớ về hình ảnh bố mình bặm môi, ngực loang lổ vết máu ở phòng cấp cứu, vẫn nhận lỗi tai nạn do mình chủ quan.
An toàn, vệ sinh lao động - 20/08/2024 16:35
Sẽ ra mắt nhiều sản phẩm truyền thông mới về phòng, chống tác hại thuốc lá
Nhiều sản phẩm truyền thông mới của Công đoàn về phòng, chống tác hại thuốc lá sẽ ra mắt trong năm nay là lời khẳng định của đại diện lãnh đạo Tạp chí Lao động và Công đoàn tại toạ đàm diễn ra sáng nay (20/8).
- Công đoàn BIDV Phú Mỹ đồng hành với con gái nhân viên vượt qua bệnh tật
- Cuộc thi trực tuyến về ATVSLĐ thiết thực với thực tiễn sản xuất ngành Than
- Làm từ thiện để làm gì?
- Xuyên Việt bằng xe điện VF 5 từ Hải Phòng đến Bình Dương để đua xe gymkhana
- Thầy dạy lái ô tô đua gymkhana: Cố gắng lọt vòng trong và có giải