Giải pháp thu hẹp “khoảng trống chính sách” cho lái xe công nghệ
Phóng sự điều tra - 04/05/2022 16:43 Ý YÊN
Một lái xe công nghệ đang chờ khách - Ảnh: SỸ CÔNG |
Các kiến nghị được đưa ra sau cuộc “Khảo sát thực trạng và tăng cường sự tham gia của lái xe công nghệ Grab tiếp cận các chương trình an sinh xã hội, cải thiện điều kiện việc làm” được thực hiện bởi Tổng LĐLĐ Việt Nam và Trung tâm Tư vấn Sức khỏe và Phát triển cộng đồng. Đối tượng của cuộc khảo sát là đội ngũ lái xe công nghệ Grab đang hoạt động tại Hà Nội.
Công việc căng thẳng nhưng thu nhập thấp
Hiện nay, cả nước có khoảng 200.000 lái xe công nghệ, gần 50% số đó đang hành nghề tại Hà Nội và TP. HCM. Họ phần lớn là người ngoại tỉnh, nữ chiếm 5%.
Kết quả nghiên cứu bước đầu với các lái xe công nghệ của Công ty Grab cuối năm 2021 cho thấy họ có nguồn gốc xuất thân đa dạng: Từ lái xe truyền thống chuyển sang, lao động tự do, sinh viên, công nhân, người buôn bán nhỏ...; 25% trong số đó có trình độ tiểu học và trung học cơ sở. Tỷ lệ có trình độ từ cao đẳng trở lên là 26%.
Có 2/3 các lái xe công nghệ đã lập gia đình và 60% đang phải làm kiếm tiền để nuôi dưỡng từ 2 người trở lên. Trong khi đó, thu nhập từ nguồn lái xe công nghệ khá thấp và họ phải chi tiêu rất dè sẻn để lo toan cuộc sống hằng ngày: bình quân sau khi trừ phí, xăng..., lái xe mô tô là 318.000 đồng/ngày và 7 triệu đồng/tháng; lái xe ô tô là 564.000 đồng/ngày và 12 triệu đồng/tháng.
Thu nhập không cao nhưng nhìn chung lái xe công nghệ phải làm việc rất căng thẳng. Lái xe mô tô là 9,2 giờ/ngày và lái xe ô tô là 11,2 giờ/ngày, họ gần như không có các ngày lễ, Tết, ngày nghỉ… Ngoài ra, họ còn phải làm việc trong điều kiện vất vả, chịu nhiều rủi ro: tai nạn, mất, hỏng hàng hòa, chịu áp lực từ khách hàng và thậm chí bị quấy rối tình dục.
Kết quả khảo sát, nghiên cứu được đánh giá là bức tranh khái quát về việc làm và khả năng tiếp cận, tham gia các chương trình an sinh xã hội, đặc biệt là chính sách Bảo hiểm xã hội (BHXH) cho những lái xe công nghệ. Đồng thời, cũng cho thấy “khoảng trống chính sách” đối với lực lượng lao động tự do, lao động phi chính thức – đối tượng chưa được tiếp cận, tham gia đầy đủ các chương trình an sinh xã hội một cách toàn diện hiện nay.
Cần bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người lao động
Từ kết quả nghiên cứu, Tổng Liên đoàn đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan trong việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng việc làm, điều kiện làm việc, an sinh xã hội, quản lý nhà nước về lao động tại các công ty đang cung cấp dịch vụ nền tảng, ứng dụng sàn giao dịch thương mại điện tử - lái xe công nghệ (Grab, Be, Beamin, Go Việt, Aha…) để hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội ở nước ta, bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ích chính đáng của người lao động.
Thu nhập không cao nhưng lái xe công nghệ phải làm việc căng thẳng - Ảnh: Ý YÊN |
Tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện Luật BHXH, Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) và các văn bản quy phạm pháp luật để cụ thể hoá các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước ta về tăng cường khả năng tiếp cận các chương trình an sinh xã hội cho đối tượng lao động tự do nói chung và nhóm lái xe công nghệ nói riêng theo hướng mở rộng, linh hoạt, phù hợp đặc điểm, điều kiện thực tế về việc làm, thu nhập của các đối tượng này trong thời gian tới.
Cơ quan BHXH, kết hợp với các ngân hàng và công ty cung ứng dịch vụ nền tảng hỗ trợ lái xe công nghệ đăng ký và thụ hưởng các chế độ BHXH, BHYT một cách thuận tiện, phù hợp đặc điểm việc làm, nghề nghiệp của họ.
Bên cạnh đó, tiếp tục tăng cường công tác thông tin, truyền thông về các chính sách an sinh xã hội tới đối tượng lái xe công nghệ.
Thông qua kết quả nghiên cứu, Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng sẽ căn cứ nhu cầu thực tiễn của lái xe công nghệ để sớm có các hình thức thu hút và tập hợp phù hợp để thực hiện tốt hơn chiến lược phát triển đoàn viên, mở rộng mạng lưới công đoàn cơ sở; tăng cường hỗ trợ cho nhóm đối tượng lái xe công nghệ nhằm góp phần nâng cao nhận thức, năng lực, cải thiện điều kiện việc làm cũng như khả năng tiếp cận, tham gia vào các chương trình, dịch vụ an sinh xã hội cho người lao động, nhất là BHXH, BHYT.
Tăng học phí trường công: Lợi bất cập hại Vào cuối tháng 4 vừa rồi, khi làm việc với TP. HCM, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, ... |
Cần một mô hình chống tham nhũng hữu hiệu ở địa phương Vừa qua trong cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo), ông Nguyễn Thái ... |
Những tác động tới việc làm, đời sống của lao động ngành Xây dựng do đại dịch Covid-19 Những khó khăn mà các doanh nghiệp ngành Xây dựng và Công nghiệp phải gánh chịu trước làn sóng dịch Covid-19 đã khiến cho NLĐ ... |
Tin cùng chuyên mục
Phóng sự điều tra - 24/09/2024 08:19
“Bẫy nợ” thẻ ngân hàng - Bài 4: Công nhân chịu thiệt đến bao giờ?
Việc doanh nghiệp phối hợp với ngân hàng phát hành thẻ ATM cho công nhân diễn ra phổ biến. Mỗi khi nhảy việc, công nhân lại được yêu cầu sử dụng thẻ mới đồng bộ với công ty, do đó họ phải gánh thêm những khoản phí cho những chiếc thẻ cũ...
Pháp luật lao động - 23/09/2024 07:49
“Bẫy nợ” thẻ ngân hàng - Bài 3: Trên 60% công nhân dùng từ 2 thẻ ATM trở lên
Tạp chí Lao động và Công đoàn đã tiến hành khảo sát việc sử dụng thẻ ATM qua 500 công nhân trong các khu công nghiệp lớn của cả nước. Số lượng những chiếc thẻ ngân hàng “ngủ đông” khiến nhiều người giật mình.
Phóng sự điều tra - 21/09/2024 19:59
“Bẫy nợ” thẻ ngân hàng - Bài 2: Những chiếc thẻ ngân hàng làm công nhân khốn khổ
Mỗi lần nhảy việc, công nhân sở hữu thêm một thẻ ATM. Thẻ cũ không dùng vẫn bị thu phí, dẫn đến nhiều hệ lụy, làm khốn khó thêm cho đời sống công nhân.
Pháp luật lao động - 20/09/2024 16:56
"Bẫy nợ" thẻ ngân hàng - Bài 1: Công nhân vướng nợ xấu gần chục năm mà không biết
Nhận thông báo về khoản nợ vay quá hạn tới hơn 7,5 triệu đồng từ một ngân hàng, chị X. lo lắng, suy sụp…
Phóng sự điều tra - 19/09/2024 19:34
Công ty CP Môi trường xanh Friendly nợ lương người lao động, phớt lờ chỉ đạo của chính quyền
Mặc dù đã có chỉ đạo của UBND thành phố Bảo Lộc, Công ty Cổ phần Môi trường xanh Friendly - đơn vị đầu tư vận hành Nhà máy xử lý rác thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng) vẫn phớt lờ, chưa trả tiền nợ lương người lao động làm việc tại đây.
Pháp luật lao động - 14/09/2024 09:42
Lâm Đồng: Công ty CP Môi trường xanh Friendly vẫn chây ì khoản nợ lương công nhân
Đến nay, Công ty Cổ phần Môi trường Xanh Friendly - đơn vị đầu tư vận hành Nhà máy xử lý rác thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng) vẫn không trả tiền nợ lương đối với người lao động làm việc tại đây.