Công việc độc hại, nặng nhọc, nhiều nhóm cán bộ y tế chưa được hưởng phụ cấp tương xứng
Hoạt động Công đoàn - 03/06/2022 18:52 THU CHINH
Cán bộ Công đoàn tiêu biểu là hình ảnh sinh động nhất về đổi mới của tổ chức Công đoàn Nhiều hoạt động ý nghĩa khởi động Tháng Công nhân 2022 |
Đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam nghe báo cáo về việc vận hành các thiết bị áp lực tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương. Ảnh: PB |
Hiện nay, chế độ tiền lương và phụ cấp quanh lương cho cán bộ ngành Y tế thực hiện theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang cũng như một số nghị định sửa đổi, bổ sung.
Theo đó, bảng lương của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang được thực hiện theo 7 loại. Cán bộ ngành Y tế đang được áp dụng theo bảng lương số 3: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công.
Theo nghiên cứu của Viện Chiến lược và Chính sách y tế, căn cứ vào quy định trên, cán bộ khối Quản lý nhà nước ngành Y tế có hệ số lương trung bình là 3,79 (tương đương mức lương 6.177.102 đồng/người/tháng); khối Điều trị có hệ số lương trung bình là 2,95 (tương đương với tiền lương 6.402.810 đồng/tháng); khối Dự phòng có hệ số lương trung bình 3,21 (tương đương 6.176.268 đồng/người/tháng); khối Kiểm nghiệm có hệ số lương trung bình là 3,13 (tương đương mức lương 6.005.598 đồng/người/tháng)… Hệ số lương trung bình toàn ngành là 3,02 (tương đương mức lương 6.387.072 đồng/người/tháng).
Cán bộ y tế của Bệnh viện 74 Trung ương làm việc trong điều kiện tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp cao. Ảnh: THC |
7 chế độ phụ cấp quanh lương mà cán bộ y tế được hưởng cũng áp dụng chung cho các ngành khác đó là: Chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung (Thông tư số 04/2005/TT-BNV, Thông tư số 03/2021/TT-BNV); chế độ phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ, chức danh lãnh đạo (Thông tư số 78/2005/TT-BNV); phụ cấp khu vực (theo Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT hướng dẫn chế độ phụ cấp khu vực); phụ cấp đặc biệt và phụ cấp thu hút (theo Nghị định số 76/2019/NĐ-CP về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn); phụ cấp lưu động (Thông tư số 06/2005/TT-BNV) gồm 3 mức hệ số 0,2; 0,4; 0,6 so với mức lương tối thiểu (ngành Y tế hầu như không áp dụng do áp dụng chế độ này thì không được áp dụng chế độ công tác phí); phụ cấp độc hại, nguy hiểm (Thông tư số 07/2005/TT-BNV) gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4 so với mức lương tối thiểu (ngành Y tế có nhiều nhóm đối tượng được hưởng).
Qua các nghiên cứu, Viện Chiến lược và Chính sách y tế nhận định, vấn đề bất cập là cán bộ y tế chưa được hưởng một số chế độ phụ cấp đặc thù theo nghề hoặc công việc. Đơn cử, phụ cấp trách nhiệm theo nghề (tại Quyết định số 27/2012/QĐ-TTg của Chính phủ) chỉ áp dụng với ngành Tòa án, Thi hành án… còn ngành Y tế không được hưởng. Đối với phụ cấp ưu đãi nghề, không phải cán bộ y tế nào cũng được hưởng.
"Phụ cấp ưu đãi theo nghề được quy định tại Nghị định số 56/2011/NĐ-CP quy định chế độ phụ cấp ưu đãi nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập, áp dụng mức hưởng từ 20% đến 70% lương hiện hưởng, tùy từng nhóm. Ngành Y tế có nhiều nhóm đối tượng được hưởng phụ cấp này, chủ yếu là lĩnh vực Khám chữa bệnh, Dự phòng. Tuy nhiên, một số nhóm cán bộ y tế có phơi nhiễm với môi trường độc hại nhưng chưa được đưa vào đối tượng thụ hưởng hoặc mức hưởng được cho là chưa tương xứng (nhóm gián tiếp tại các cơ sở y tế, công chức tại các Sở Y tế).
Về phụ cấp thâm niên nghề: Ngành Y tế chưa được hưởng như ngành Giáo dục dù điều kiện, môi trường công việc nặng nhọc, độc hại, vất vả hơn. Đây là vấn đề bất cập mà qua nghiên cứu, Viện Chiến lược và Chính sách y tế, Vụ Tổ chức cán bộ, Công đoàn Y tế Việt Nam đã đề xuất tháo gỡ từ năm 2008" - đồng chí Trương Hồng Cẩm - Chủ tịch Công đoàn Viện Chiến lược và Chính sách y tế cho biết.
Ngoài các chế độ trên, ngành Y tế được hưởng một số chế độ phụ cấp đặc thù như phụ cấp thường trực 24h, phụ cấp phẫu thuật thủ thuật, phụ cấp phòng, chống dịch.
Y, bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai tiễn nhau lên đường chống dịch khi đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát. Ảnh: THC |
Qua nghiên cứu do Viện Chiến lược và Chính sách y tế phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ, Công đoàn Y tế Việt Nam thực hiện năm 2019 cho thấy: Bảng lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP áp dụng chung cho các ngành là bất cập bởi lẽ người lao động ngành Y tế thường xuyên đối mặt với áp lực, vất vả, nhất là trong giai đoạn dịch bệnh vừa qua. Mức lương hiện tại rất khó giữ chân người lao động.
Còn chế độ phụ cấp thì không phải ai cũng được hưởng. Đại diện Công đoàn Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ cho biết, bác sĩ ở các khoa chuyên môn thuộc khối Điều trị trực tiếp khám chữa bệnh sẽ được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề từ 20 - 70% tùy thuộc vào các khoa, phòng họ đang công tác. Nhưng khi một người đang là bác sĩ (chẳng hạn của khoa Nhi hoặc Hồi sức tích cực) được rút lên làm lãnh đạo phòng chức năng của bệnh viện, họ không còn được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề nữa, mặc dù lãnh đạo các phòng vẫn kiêm thực hiện nhiệm vụ bác sĩ.
Trước tình trạng một tỉ lệ không nhỏ nhân viên y tế nghỉ việc và những vướng mắc trong thực thi chính sách ưu đãi, thu hút nhân lực ngành Y tế, Công đoàn Y tế Việt Nam đã tập hợp ý kiến, nguyện vọng của người lao động gửi tới buổi đối thoại Thủ tướng Chính phủ với công nhân lao động sắp tới. Trong đó, Công đoàn Y tế Việt Nam kiến nghị về chính sách lương khởi điểm của bác sĩ ngành Y tế: Theo Nghị quyết số 46/NQ-BCT của Bộ Chính trị, nhân lực y tế phải đáp ứng yêu cầu chuyên môn và y đức, có cơ chế đào tạo đặc thù. Riêng đối với bác sĩ, thời gian đào tạo kéo dài 6 năm, trong khi nhiều ngành khác thời gian đào tạo chỉ 4 năm. Tuy nhiên, phải mất 18 tháng thực hành, bác sĩ mới được hưởng lương bậc 1 (hệ số 2,34), bằng mức lương khởi điểm của các ngành học khác trong 4 năm.
Về chính sách thâm niên nghề: So sánh với ngành Giáo dục, lao động trong ngành Y có phần vất vả, độc hại hơn lại không được hưởng chế độ thâm niên nghề như ngành Giáo dục đang được hưởng. Công đoàn Y tế Việt Nam đề nghị Đảng, Nhà nước quan tâm đến chế độ được hưởng chế độ thâm niên nghề Y như đối với ngành Giáo dục.
Về phụ cấp ưu đãi nghề: Công đoàn Y tế Việt Nam đề nghị Đảng, Nhà nước quan tâm nâng phụ cấp ưu đãi nghề lên 100% và mở rộng một số đối tượng người lao động trong ngành Y cũng được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề.
Về chế độ thu hút đối với các ngành, nghề đặc thù: Lao, Phong, Tâm thần, HIV/AIDS, Hồi sức cấp cứu, Giải phẫu bệnh... là những lĩnh vực đặc thù, công việc của cán bộ y tế tiềm ẩn yếu tố nguy hiểm, cần tập trung cao độ tâm sức, trí tuệ nhưng hiện chưa có cơ chế phù hợp để thu hút nhóm lao động này. Do vậy, những lĩnh vực này đang đứng trước nguy cơ không có nhân lực chất lượng cao. Công đoàn Y tế Việt Nam đề nghị Đảng, Nhà nước có chính sách đặc biệt hấp dẫn để thu hút nhân lực trong các lĩnh vực này.
Bàn thắng, Tiến Linh và tình yêu bóng đá Sau những phút giằng co quyết liệt trên sân cỏ với không ít khó khăn và có phần lúng túng của đội tuyển U23 Việt ... |
Tình yêu bóng đá và lòng kính trọng lãnh tụ Hôm nay là một ngày lễ lớn của đất nước. Hôm nay là ngày toàn dân ta kỷ niệm lần thứ 132 ngày sinh Chủ ... |
Một chi tiết thừa khi viết về vụ Triệu Quân Sự Tôi thực sự thấy bức xúc với một số đơn vị truyền thông và không ít "status" - dòng trạng thái, trên các trang mạng ... |
Tin cùng chuyên mục
Hoạt động Công đoàn - 10/09/2024 16:58
Hải Phòng: Bão Yagi tàn phá nhiều nhà xưởng, công đoàn tập trung hỗ trợ toàn diện
Bão số 3 (Yagi) tàn phá nghiêm trọng nhiều nhà xưởng trong các khu công nghiệp tại TP Hải Phòng.
Hoạt động Công đoàn - 10/09/2024 08:20
Đắk Lắk: Gần 1.200 vận động viên tham gia hội thao do công đoàn tổ chức
Vừa qua Liên đoàn Lao động tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội thao Công chức, viên chức, người lao động năm 2024 với gần 1.200 vận động viên tham gia. Hội thao diễn ra sôi nổi, thành công và mang lại không khí vui tươi, phấn khởi trong đoàn viên.
Hoạt động Công đoàn - 10/09/2024 08:02
Công đoàn Bệnh viện 108: Nâng cao chất lượng cuộc sống và khích lệ nỗ lực chuyên môn
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội) từ lâu là một biểu tượng của sự tận tụy và đầy tình người. Trong đó, Công đoàn Bệnh viện 108 là người bạn đồng hành không thể thiếu, là cây cầu kết nối và là điểm tựa vững chắc cho tất cả các cán bộ, nhân viên của bệnh viện.
Hoạt động Công đoàn - 10/09/2024 07:52
Cô giáo nghèo vượt qua nghịch cảnh ở vùng cao Na Rì
Cô La Thị Thắm, giáo viên Trường Mầm non Yến Lạc, thị trấn Yến Lạc (huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn) đã vươn lên trong nghịch cảnh, trở thành tấm gương vượt khó của Công đoàn trường.
Hoạt động Công đoàn - 09/09/2024 17:25
Công đoàn Phú Thọ khẩn trương nắm bắt tình hình vụ sập cầu Phong Châu
LĐLĐ tỉnh Phú Thọ nhanh chóng rà soát, nắm bắt tình hình vụ sập cầu Phong Châu. Thời điểm hiện tại chưa có công nhân lao động trong danh sách nạn nhân.
Hoạt động Công đoàn - 09/09/2024 09:56
Cuộc đời cô giáo Vui không còn buồn nhờ mái ấm Công đoàn che chở
Cô Đinh Thị Vui, giáo viên dạy môn Mĩ thuật Trường THCS Dương Thị Cẩm Vân (thị trấn Đầm Dơi, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) có cuộc đời nhiều sóng gió, nhưng nhờ sự đùm bọc của tổ chức Công đoàn đã giúp gia đình cô “cập bến bờ hạnh phúc”.
- Người miền Trung ra Bắc khắc phục hậu quả bão lũ: "Hết việc mới về"
- Hải Phòng: Bão Yagi tàn phá nhiều nhà xưởng, công đoàn tập trung hỗ trợ toàn diện
- Hàng chục tuyến phố ở Hà Nội có nguy cơ ngập sâu
- Triển khai mua bán vàng (digiGOLD) trên ứng dụng số VietinBank iPay Mobile
- Nước sông dâng cao, nhiều địa phương cấm, hạn chế các phương tiện lưu thông qua cầu