Công nhân khổ sở vì tín dụng đen
Đời sống - 12/06/2022 12:05 PV (Nguồn: Chinhphu.vn)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Ảnh: Ý YÊN |
Sáng 12/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có cuộc gặp gỡ, đối thoại với công nhân trong chương trình có chủ đề “Công nhân Việt Nam với khát vọng phát triển đất nước” tại Bắc Giang. Chương trình gặp gỡ, đối thoại có 4.500 công nhân lao động tại điểm cầu chính tỉnh Bắc Giang và 63 điểm cầu các tỉnh, thành phố và Tổng Liên đoàn Lao động.
Tại chương trình, công nhân Trần Thị Toan (Bình Phước) phản ánh với Thủ tướng, rất nhiều lao động gặp khó khăn về tài chính, nhưng lại khó tiếp cận với các khoản vay từ ngân hàng nên phải tìm đến tín dụng đen.
Thượng tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Công an, cho biết tội phạm vi phạm tín dụng đen hoạt động tinh vi, núp bóng, cho vay không thế chấp, có thủ đoạn dụ dỗ, lôi kéo công nhân vay tiền trực tiếp qua app... Qua đấu tranh, lực lượng chức năng phát hiện có nơi lãi suất 90 đến 100%, thậm chí 700 đến 1.000%. Chúng đe dọa, khủng bố tinh thần, khi người vay quá hạn trả nợ.
Bộ Công an xử lý hơn 2.700 vụ, khởi tố gần 2.000 vụ với 4.000 bị can, trong đó nhiều bị hại là công nhân, phòng ngừa ngăn chặn hiện quả, Thủ tướng ban hành Chỉ thị 12, tổ chức phòng ngừa xã hội, tuyên truyền, thông tin phương thức, thủ đoạn... nâng cao ý thức cảnh giác của người dân. Bộ Công an cũng chỉ đạo công an các tỉnh thành kiểm tra hành chính, phát hiện tội phạm vi phạm để xử lý cá nhân, doanh nghiệp lợi dụng chính sách, đồng thời rà soát các ngành nghề kinh doanh, các đối tượng lợi dụng núp bóng để triệt phá, mở đợt cao điểm tấn công tội phạm liên quan tín dụng đen.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu cách tiếp cận vốn ngân hàng đúng đối tượng, quy mô phù hợp, hiệu quả, góp phần phòng chống tiêu cực trong tín dụng đen. Bộ Công an phải nắm chắc, xử lý nhanh đối tượng vi phạm, ngăn chặn hậu quả xấu tác động đến nền kinh tế và người lao động.
Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết hệ thống bán lẻ của ngân hàng chưa có phòng giao dịch tại các khu công nghiệp nên công nhân chưa tiếp cận được vốn chính thức. Các ngân hàng khoán cho nhân viên tín dụng, phát triển ở doanh nghiệp, nên mảng bán lẻ khu công nghiệp chưa có, hơn nữa chi phí cho phòng giao dịch lại tốn kém...
Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú thừa nhận có những câu chuyện đau lòng từ tín dụng đen. Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm để người dân không tiếp cận tín dụng đen, vay được nguồn vốn chính thức.
Công nhân lao động tại Bắc Giang. Ảnh: Ý YÊN |
Ngân hàng đã cùng với Bộ Công an nghiên cứu thực tế, thấy rằng vẫn có nhu cầu tín dụng đen, khi đó ắt có cung. Vì vậy, Ngân hàng nghiên cứu đáp ứng nhu cầu chính đáng của người dân, vay nhỏ lẻ phục vụ đời sống sinh hoạt hằng ngày. Còn nhu cầu tín dụng nhưng phục vụ nhu cầu bất chính như lô đề, cờ bạc thì cơ quan chức năng sẽ dẹp bỏ cả cầu và cung.
Thời gian qua, Ngân hàng tăng cường hệ thống cung ứng dịch vụ cho vay tiêu dùng đến mọi đối tượng, đến vùng sâu, không chỉ nông dân mà cả công nhân. Cách đây hai tuần Thủ tướng vừa chỉ đạo tăng cường tín dụng chính thức khi đối thoại với nông dân ở Sơn La.
"Ngoài những giải pháp đã và đang thực hiện, chúng tôi cải tiến chính sách để các ngân hàng mạnh dạn cho vay, để người dân dễ dàng tiếp cận nguồn vốn không lớn, để giải quyết nhu cầu ốm đau, con cái đi học, ma chay, cưới xin... trong thời gian ngắn. Chúng tôi đang được hoàn thiện hành lang pháp lý, phát triển thị trường cho vay nhỏ lẻ", ông Tú nói, cho biết tăng cường tài chính vi mô để người yếu thế tiếp cận được hệ thống tài chính ngân hàng.
Các Ngân hàng quy mô lớn, tổ chức tín dụng hợp tác đang hoạt động tích cực. Có hai công ty tài chính là FECREDIT của ngân hàng VP bank và HD SAISON của HD Bank, mỗi ngân hàng có gói 10.000 tỷ đồng, với lãi suất bằng 50% lãi suất các công ty đang cho vay, đáp ứng nhu cầu chính đáng của công nhân ở khu công nghiệp, nhà máy, đảm bảo đúng đối tượng.
Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước mong có sự phối hợp của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam để cho vay thuận tiện, đúng đối tượng, quản lý sử dụng, để có thể trả nợ được.
Công nhân hồi hộp, phấn khởi trước giờ đối thoại với Thủ tướng 4.500 công nhân lao động đã có mặt tại hội trường Trung tâm Hội nghị tỉnh Bắc Giang từ sớm. Tất cả đều hồi hộp, ... |
10 nhóm vấn đề lớn công nhân gửi tới Thủ tướng tại buổi đối thoại Tại Chương trình Thủ tướng Chính phủ gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động sáng 12/6/2022, tại Bắc Giang, đồng chí Ngọ Duy ... |
Công nhân đồng loạt vỗ tay khi Thủ tướng thông báo tăng lương tối thiểu vùng Trước khi đối thoại với công nhân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vui mừng thông báo tới công nhân lao động cả nước ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 20/09/2024 19:01
Thưởng tiền, tăng lương cho công nhân ưu tú
Công ty TNHH MSV ở Khu công nghiệp Phú Bài (thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) có nhiều hoạt động khích lệ người lao động hăng say lao động sản xuất.
Đời sống - 19/09/2024 06:38
Công đoàn Thừa Thiên Huế đồng hành cùng người lao động ứng phó với mưa bão
Ngày 18/9, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra mưa lớn trên diện rộng, có những điểm mưa như trút nước. Các cấp Công đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế có những chỉ đạo, biện pháp ứng phó để đảm bảo an toàn cho công nhân, lao động và hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đời sống - 18/09/2024 16:29
Đà Nẵng mưa lớn, người lao động gặp khó khăn khi đi làm
Trước tình hình mưa to do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, nhiều đoàn viên, người lao động gặp khó khăn khi di chuyển, làm việc.
Người lao động - 17/09/2024 12:40
Đề xuất nghỉ Tết Âm lịch 2025 kéo dài 9 ngày liên tục
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) đang đề xuất phương án nghỉ Tết Âm lịch năm 2025 kéo dài 9 ngày liên tục cho cán bộ, công chức, viên chức.
Đời sống - 17/09/2024 09:52
Ngành Y tế sát cánh cùng đồng bào vùng lũ: Không thu viện phí, chăm sóc sức khỏe tận tình
Trước thảm họa cơn bão số 3 gây ra, ngành Y tế không chỉ ứng phó kịp thời mà còn có những quyết sách mang tính nhân văn. Một trong những hành động nổi bật là quyết định không thu viện phí đối với các nạn nhân vùng lũ, giúp họ giảm bớt gánh nặng chi phí y tế trong hoàn cảnh khó khăn.
Người lao động - 13/09/2024 11:26
Gojeck rời thị trường Việt Nam: Tài xế ngỡ ngàng, không tin sắp mất việc
Ngay sau khi nhận thông tin Gojeck sẽ rút khỏi thị trường từ ngày 16/9, nhiều tài xế đã ngỡ ngàng, bởi với nhiều người, đây là công việc đem lại thu nhập chính, lo toan cho cả gia đình.
- Ban Công đoàn Quốc phòng “tiếp sức” cho cán bộ, chiến sĩ, đoàn viên vùng lũ
- Thưởng tiền, tăng lương cho công nhân ưu tú
- Cô hiệu trưởng giàu lòng nhân ái của thành phố Gia Nghĩa
- "Bẫy nợ" thẻ ngân hàng - Bài 1: Công nhân vướng nợ xấu gần chục năm mà không biết
- An toàn lao động đã trở thành thói quen, hành vi của từng cán bộ, nhân viên ngành Điện lực