Công nghiệp Vĩnh Phúc: Vượt qua khủng hoảng, phục hồi và tăng trưởng
Kinh tế - Xã hội - 11/12/2021 13:00 An Bình
Công nghiệp Vĩnh Phúc: Những ngày đầu tái lập tỉnh Vĩnh Phúc: Thu hút đầu tư FDI năm 2021 vượt mốc 1 tỷ USD Vĩnh Phúc: Thực hiện mục tiêu kép "vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế" |
Sau 10 năm tái lập, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã cơ bản duy trì được sự ổn định và phát triển. Đây là kết quả của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2001-2005 với phương hướng: “Đẩy mạnh tiến độ quy hoạch, phát triển các khu công nghiệp tập trung, trong đó đẩy mạnh quy hoạch, thu hút đầu tư nước ngoài, giải phóng mặt bằng là những ưu tiên hàng đầu.”
Kèm theo đó, tỉnh đã ban hành những chính sách hỗ trợ kinh phí đầu tư cho các chủ dự án hạ tầng xây dựng hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp, tạo ra bước ngoặt trong việc thu hút các dự án trong lĩnh vực công nghiệp, cơ khí chế tạo, điện - điện tử, sản xuất linh kiện ô tô, xe máy.
Năm 2006, giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đạt 19.558 tỷ đồng, tăng 22 lần so với năm 1997. Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất công nghiệp 10 năm qua (1997-2006) là 48,4%.
Cùng trong năm 2006, tổng sản phẩm nội tỉnh (GRDP) tăng trưởng 16,98%; đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Năm 1997, tỉ trọng ngành Công nghiệp chỉ chiếm 19,2% trong cơ cấu kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc. 10 năm sau, con số này đã tăng lên 57%. Công nghiệp thực sự đã trở thành ngành mũi nhọn, góp phần quan trọng đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc.
Tuy nhiên đến năm 2008, tốc độ tăng trưởng ngành Công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắt đầu giảm so với những năm trước. Tăng trưởng kinh tế của tỉnh giảm 5,13% trong đó khu vực II (Công nghiệp) tăng trưởng giảm 10,57%; cơ cấu kinh tế biến động, tỷ trọng của khu vực II giảm 2,76%.
Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế trên thế giới, lạm phát, lãi suất ngân hàng tăng, giá cả nguyên vật liệu tăng cao… Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn phải cắt giảm sản lượng, việc làm… dẫn đến sản xuất công nghiệp chững lại.
Cụ thể, các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn, ảnh hưởng quyết định trong thực hiện giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc. Vào những tháng cuối năm, một số doanh nghiệp như: Công ty Honda Việt Nam, Công ty Toyota Việt Nam gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm đã giảm sản lượng sản xuất ô tô, xe máy làm tốc độ tăng trưởng của ngành Công nghiệp chậm lại.
Bên cạnh lạm phát, giá cả hàng hoá tăng cao, cuối tháng 10 đầu tháng 11/2008 trên địa bàn tỉnh xuất hiện mưa to gây ngập lụt trên diện rộng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của người dân, gây thiệt nặng nề về người và của.
Công ty TNHH Công nghệ Cosmos Khu công nghiệp Khai Quang, tỉnh Vĩnh Phúc sản xuất linh kiện xe máy. (Ảnh: Vĩnh Đức) |
Chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế thế giới, thiên tai… nhưng công tác thu hút vốn đầu tư vẫn tiếp tục được tỉnh Vĩnh Phúc đẩy mạnh thực hiện và đạt được một số kết quả nhất định.
Năm 2008, hàng trăm doanh nghiệp với vốn đăng ký hàng ngàn tỷ đồng, hàng chục dự án có vốn đầu tư nước ngoài với vốn đăng ký hàng trăm triệu USD được thành lập mới. Song, do ảnh hưởng của các chính sách quản lý tiền tệ, kiềm chế lạm phát và ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế thế giới, nhiều dự án có vốn đầu tư nước ngoài đã đăng ký phải giảm tiến độ đầu tư, đầu tư chậm.
Hai năm vượt bão khủng hoảng, tăng trưởng GDP, thu hút đầu tư trong và ngoài nước, giá trị sản xuất công nghiệp là những điểm sáng trong bức tranh kinh tế Vĩnh Phúc năm 2010. Trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nền kinh tế của tỉnh đã sớm thoát ra khỏi ảnh hưởng của khủng hoảng, từng bước phục hồi và tăng trưởng khá nhanh.
Nhờ những nỗ lực tập trung cho phát triển sản xuất kinh doanh, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc năm 2010 đạt con số 19,1%, vượt cả thời điểm chưa có cuộc khủng hoảng. Các khu vực kinh tế đều có tốc độ tăng trưởng cao, trong đó, ngành Công nghiệp đạt 17,9%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực; tỷ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm 56%, dịch vụ chiếm 30%, ngành nông - lâm nghiệp, thuỷ sản còn xấp xỉ 14%.
Điều đáng ghi nhận trong năm 2010 là các nguồn vốn FDI và DDI tiếp tục đổ vào Vĩnh Phúc, bên cạnh nguồn vốn trong nước. Số dự án đầu tư mới tăng 44% so với năm 2009, gồm 15 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 250 triệu USD và 145 dự án DDI với tổng vốn đăng ký hơn 6.700 tỷ đồng. Lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới cũng gần chạm con số 1.000, tăng 40% so với cùng kỳ năm 2009. Lợi thế này đã góp phần tạo ra sức mạnh tổng thể về vốn nội lực và ngoại lực, thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển.
Trong năm, tổng giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng ước đạt 42.681 tỷ đồng, riêng công nghiệp ước đạt 41.461 tỷ đồng, tăng 20,4% so với năm 2009. Trong số các sản phẩm công nghiệp chủ yếu, chỉ có gạch ốp lát giảm 6,3% sản lượng, còn lại các sản phẩm khác đều tăng cao, riêng sản phẩm xe máy tăng tới 37,5%.
Công nhân làm việc trong nhà máy Honda Việt Nam tại tỉnh Vĩnh Phúc. |
Để đạt được những con số này trong bối cảnh kinh tế thế giới tuy đã phục hồi nhưng vẫn có những diễn biến bất thường, kinh tế trong nước thì nguy cơ lạm phát cao cộng với những tác động không nhỏ của lãi suất ngân hàng, giá cả nguyên vật liệu tăng, mất điện luân phiên trên diện rộng, thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp, tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện triệt để các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ cùng với sự điều hành quyết liệt, có hiệu quả của UBND tỉnh, sự cố gắng của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và nhân dân.
Các nhóm giải pháp được đưa ra gồm: nâng cao chất lượng công tác quy hoạch; tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, chủ động ngăn chặn suy giảm kinh tế; làm tốt công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu và các công trình trọng điểm của tỉnh, nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư xây dựng; tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để thực hiện các dự án ODA; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính.
Sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực công nghiệp đã đưa tổng thu ngân sách năm 2010 ước đạt 14.505 tỷ đồng, tăng 42% so với năm 2009, trong đó thu nội địa ước đạt 10.300 tỷ đồng, gần bằng tổng thu ngân sách năm trước.
Dù vậy, phát triển kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc vẫn còn bộc lộ một số hạn chế như: tiến độ triển khai các dự án chậm, số vốn thực hiện thấp; công tác quy hoạch còn nhiều hạn chế, chất lượng quy hoạch chưa cao; tiến độ triển khai các công trình trọng tâm, trọng điểm chưa đạt kế hoạch đề ra; đầu tư xây dựng cơ bản còn dàn trải… Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng cao nhưng chưa bền vững - đó là một trong những hạn chế cơ bản của nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào “ngoại lực” như ở tỉnh Vĩnh Phúc.
Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc: Chăm lo và bảo vệ quyền lợi của người lao động Dịch Covid-19 bùng phát đã đe dọa tới sự an toàn của các công ty, doanh nghiệp, khiến hàng trăm nghìn công nhân lao động ... |
Công nghiệp Vĩnh Phúc: Những ngày đầu tái lập tỉnh Năm 1997, Vĩnh Phúc được tái lập với xuất phát là một tỉnh nghèo, không có khu công nghiệp. Sau gần 10 năm, ngành Công ... |
Nhà đầu tư Nhật Bản phản hồi tích cực về môi trường đầu tư của Vĩnh Phúc Trong chuyến công tác tại Nhật Bản vừa qua, đoàn đại biểu tỉnh Vĩnh Phúc đã có buổi gặp mặt với lãnh đạo Tập đoàn ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 02/09/2024 08:00
TP HCM đón “siêu” trung tâm khám chữa bệnh hạng sang lớn nhất Việt Nam
Tọa lạc tại Quận 7 với diện tích “khủng” 24.000m2, Trung tâm Khám chữa bệnh Tâm Anh sở hữu hệ thống thiết bị, công nghệ hiện đại đẳng cấp quốc tế, đội ngũ chuyên gia, bác sĩ hàng đầu hùng hậu.
Kinh tế - Xã hội - 02/09/2024 00:00
Những mẫu xe mới sắp ra mắt trong tháng 9/2024 tại Việt Nam
Những mẫu xe mới sắp ra mắt thị trường Việt Nam trong tháng 9/2024 hầu hết đều là ô tô gầm cao của các thương hiệu quen thuộc, duy nhất một là xe Trung Quốc.
Kinh tế - Xã hội - 01/09/2024 13:30
Honda Dream 50 - phiên bản hoài cổ của Honda RC110
Honda Dream 50 thua xa RC110 về sức mạnh, nhưng bù lại đẹp hơn, nhiều boong hơn, thích hợp với tôi, một người thích xe đua nhưng không dám đua xe.
Kinh tế - Xã hội - 01/09/2024 11:30
Honda CR-V và Honda City giảm giá niêm yết cao nhất 80 triệu đồng từ ngày 1/9
Từ ngày 1/9, Honda CR-V và Honda City giảm giá niêm yết lần lượt 60-80 triệu đồng và 40-60 triệu đồng, đưa mức giá niêm yết của hai mẫu xe này xuống chỉ còn từ 1,029 tỷ đồng và 499 triệu đồng.
Kinh tế - Xã hội - 01/09/2024 10:00
VinFast VF 8 đạt 4 sao thử nghiệm an toàn của NHTSA ở Mỹ
Chiếc VF 8 đã đạt 4 sao thử nghiệm an toàn của NHTSA, với việc đánh giá tiến hành vào trung tuần tháng 7/2024.
Kinh tế - Xã hội - 01/09/2024 09:00
Giảm lệ phí trước bạ ô tô sản xuất trong nước từ 1/9
Chính phủ ban hành Nghị định số 109/2024/NĐ-CP quy định ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô được sản xuất, lắp ráp trong nước sẽ hưởng ưu đãi giảm 50% lệ phí trước bạ trong ba tháng, từ 1/9/2024 đến hết ngày 30/11/2024.