Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

e magazine
26/11/2023 13:59
Vĩnh Phúc: Tăng kết nối, hỗ trợ tuyển dụng lao động

26/11/2023 13:59

Ngày 24/11, Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức Hội nghị kết nối, hỗ trợ, tuyển dụng lao động năm 2023.

Vĩnh Phúc: tăng Kết nối, hỗ trợ tuyển dụng lao động

Ngày 24/11, Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức Hội nghị kết nối, hỗ trợ, tuyển dụng lao động năm 2023.

Dự hội nghị có ông Hà Đình Nhã - Tỉnh ủy viên, Trưởng Ban Quản lý các KCN tỉnh Vĩnh Phúc; đại diện Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh; đại diện lãnh đạo Ban Quản lý các KCN; các Trường đào tạo nghề; Trung tâm Xúc tiến việc làm tỉnh Yên Bái, Sơn La và đại diện các doanh nghiệp trong các KCN Vĩnh Phúc.

Kết nối, hỗ trợ tuyển dụng lao động tại tỉnh Vĩnh Phúc

Ông Hà Đình Nhã - Trưởng Ban Quản lý các KCN tỉnh Vĩnh Phúc phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Duy Minh

Mảnh đất “vàng” cho các lao động ngoại tỉnh

Tỉnh Vĩnh Phúc được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận quy hoạch 19 KCN, tổng diện tích trên 5.000ha. Tỉnh đã thành lập 16 KCN với 9 KCN đi vào hoạt động.

Các KCN thu hút 470 dự án còn hiệu lực đầu tư, tạo việc làm cho hơn 10 vạn lao động, trong đó có 40% lao động ngoại tỉnh.

Vĩnh Phúc luôn đồng hành cùng các nhà đầu tư, doanh nghiệp, chủ động nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các nhà đầu tư, làm tốt công tác xúc tiến đầu tư tại chỗ.

Tỉnh đặc biệt quan tâm cải thiện môi trường đầu tư theo hướng xây dựng cơ chế chính sách thông thoáng, minh bạch và hấp dẫn; chuẩn bị sẵn sàng các mặt bằng sạch; hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông; đảm bảo cung cấp điện, nước, thông tin liên lạc; chú trọng đáp ứng đủ nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp.

Kết nối, hỗ trợ tuyển dụng lao động tại tỉnh Vĩnh Phúc

Đại diện Ban Quản lý các KCN tỉnh Yên Bái phát biểu tại hội nghị - Ảnh: Duy Minh

Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trong KCN rất lớn. Dự báo giai đoạn 2023 – 2025, trung bình mỗi năm toàn tỉnh có khoảng 50 – 70 doanh nghiệp thành lập mới và điều chỉnh mở rộng sản xuất, từ đó phát sinh nhu cầu tuyển dụng khoảng 15.000 lao động/năm.

Hội nghị kết nối, hỗ trợ tuyển dụng lao động có mục tiêu xây dựng cầu nối để các doanh nghiệp trên địa bàn Vĩnh Phúc thu hút người lao động từ các tỉnh Sơn La, Yên Bái đến làm việc lâu dài, ổn định, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

Bà Nguyễn Thị Vân Yến - Chủ tịch Công đoàn Văn phòng, Trưởng phòng Nhân sự Tập đoàn Prime cho rằng hội nghị thể hiện sự quan tâm thiết thực của lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc đối với các doanh nghiệp.

“Hằng năm, chúng tôi tuyển dụng lao động thường xuyên và luôn đảm bảo việc làm ổn định cho người lao động, kể cả trong những năm xảy ra đại dịch Covid-19.

Kết nối, hỗ trợ tuyển dụng lao động tại tỉnh Vĩnh Phúc

Bà Nguyễn Thị Vân Yến - Chủ tịch Công đoàn Văn phòng, Trưởng phòng Nhân sự Tập đoàn Prime - Ảnh: Duy Minh

Năm 2023 là năm khủng khoảng đối với doanh nghiệp cả nước nói chung và Prime Group nói riêng. Một số đơn vị của Prime phải dừng, giảm sản xuất, nhưng bằng cách điều phối nội bộ trong Tập đoàn, chúng tôi vẫn đảm bảo việc làm, thu nhập và các chính sách phúc lợi cho người lao động.

Những năm tới đây khi kinh tế phát triển ổn định trở lại, nhu cầu lao động của Tập đoàn sẽ khá lớn. Chúng tôi luôn giữ vững mối liên kết đối với các trường nghề, trung tâm dịch vụ việc làm, các website chuyên về tuyển dụng... để tìm kiếm, thu hút lao động.

Mặc dù vậy, chúng tôi vẫn rất cần sự quan tâm hỗ trợ của Ban Quản lý KCN tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong công tác tuyển dụng với các hình thức trực tiếp hay trực tuyến”, bà Yến chia sẻ.

Kết nối, hỗ trợ tuyển dụng lao động tại tỉnh Vĩnh Phúc

Đại biểu tham gia ý kiến tại hội nghị - Ảnh: Duy Minh

Bà Ngô Thục Phương - Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc cho hay, mức thu nhập bình quân trên địa bàn tỉnh hiện đạt từ 8,9 đến 12 triệu/tháng, đứng thứ 4 trong 10 địa phương thuộc đồng bằng sông Hồng, sau Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh. Với mức thu nhập đó, người lao động có thể tiết kiệm, gửi về nhà vì chi phí sinh hoạt ở Vĩnh Phúc khá thấp.

Hiện nay, nhà ở xã hội của Vĩnh Phúc đang được tỉnh quan tâm đầu tư. Các chế độ phúc lợi khác, như: hỗ trợ nuôi con nhỏ; xăng xe; ăn ca… được các doanh nghiệp hỗ trợ đầy đủ.

Công việc của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cũng rất ổn định. Bên cạnh đó, với khoảng cách địa lý khá gần nên người lao động từ Sơn La, Yên Bái về Vĩnh Phúc làm việc sẽ thuận lợi hơn các tỉnh khác.

Kết nối, hỗ trợ tuyển dụng lao động tại tỉnh Vĩnh Phúc

Ông Vũ Kim Thành - Phó trưởng Ban Quản lý các KCN tỉnh Vĩnh Phúc - Ảnh: Duy Minh

Hiện nay việc kết nối cung – cầu lao động của tỉnh Vĩnh Phúc được thực hiện cả trực tiếp và trực tuyến. Địa bàn tỉnh có 6 trường cao đẳng, 3 trường trung cấp, hầu hết học sinh ra trường đều có việc làm đúng nghề với thu nhập khá.

Đây là lý do mà tỉnh Vĩnh Phúc được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đánh giá cao trong công tác kết nối thị trường lao động.

Bên cạnh đó, tỉnh Vĩnh Phúc còn có chính sách hỗ trợ tìm kiếm việc làm. Nếu người lao động không tham gia thị trường lao động thì được vay vốn để tìm kiếm việc làm, tỉnh hỗ trợ lãi suất, qua đó mỗi năm giúp 18-20 nghìn lao động tìm được việc làm và không có nợ xấu.

Tỉnh Vĩnh Phúc còn nhiều chính sách khác như: hỗ trợ xe buýt; giảm học phí cho công nhân; nhà ở; hỗ trợ đào tạo nghề… Đặc biệt là chính sách hỗ trợ học phí khi tham gia học nghề, kể cả đối với sinh viên, học sinh tỉnh ngoài.

Các chính sách hỗ trợ, thu hút của tỉnh Vĩnh Phúc đã và đang góp phần tăng nguồn cung, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong tỉnh.

Video: Đại diện Công ty Valuetronics phát biểu.

Kết nối thông tin cung – cầu lao động

Đại diện Ban Quản lý các KCN tỉnh Sơn La đánh giá Hội nghị Kết nối, hỗ trợ, tuyển dụng lao động tại tỉnh Vĩnh Phúc là cách làm mới, sáng tạo và thiết thực để chia sẻ kết nối hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động mang tính chất liên minh trong vùng trung du và miền núi phía Bắc.

Theo đó, Sơn La có dân số trên 1,3 triệu người với khoảng gần 800 nghìn người trong độ tuổi lao động, là nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, được đào tạo nghề ở mọi cấp bậc. Hằng năm có trên 10 nghìn học sinh tốt nghiệp THPT.

Công tác phát triển nguồn nhân lực được tỉnh xác định là một trong các khâu đột phá chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội. Tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động.

Kết nối, hỗ trợ tuyển dụng lao động tại tỉnh Vĩnh Phúc

Các đại biểu tham dự hội nghị - Ảnh: Duy Minh

Tỉnh Sơn La rất quan tâm đào tạo nghề cho lao động từ khu vực nông thôn; chú trọng đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ lao động, đáp ứng nhu cầu sử dựng nhân lực của doanh nghiệp.

Tuy vậy, hiện nay chưa nhiều lao động có việc làm ổn định, tình trạng thất nghiệp theo mùa vụ vẫn còn cao. Nhiều lao động dù được đào tạo, có chứng chỉ nghề vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

Do đó, việc kết nối doanh nghiệp với người lao động và các cơ sở dạy nghề không chỉ tạo điều kiện cho người lao động có được việc làm mà còn chỉ ra nhu cầu của thị trường lao động, nhu cầu của các doanh nghiệp đối với tay nghề, trình độ, số lượng lao động.

Từ đó các cơ sở dạy nghề có kế hoạch đào tạo thiết thực, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Hội nghị sẽ giúp công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động mang tính chất liên tỉnh, liên vùng ngày càng tốt hơn, tạo ra nhiều cơ hội việc làm…

Kết nối, hỗ trợ tuyển dụng lao động tại tỉnh Vĩnh Phúc

Các đại biểu chụp ảnh kỷ niệm sau Hội nghị kết nối, hỗ trợ, tuyển dụng lao động năm 2023 - Ảnh: Duy Minh

“Tôi hy vọng rằng việc triển khai Hội nghị thường niên sẽ góp phần mang đến việc làm, thu nhập ổn định, nâng cao đời sống cho người lao động Sơn La trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”, ông Nguyễn Đức Dũng - Phó Trưởng Ban quản lý các KCN tỉnh Sơn La chia sẻ.

Đại diện Ban Quản lý các KCN tỉnh Yên Bái cho rằng, để Vĩnh Phúc thực sự là đất lành, gắn bó lâu dài cho người lao động ngoại tỉnh thì các doanh nghiệp trên địa bàn phải quan tâm đến điều kiện làm việc, tiền lương, phúc lợi… Đây là những điều mà người lao động thực sự quan tâm, tạo nên sức hút đối với người lao động.

Đồng thời, Ban Quản lý các KCN tỉnh Vĩnh Phúc phải tham mưu thực hiện tốt quy hoạch phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, chính sách tín dụng ưu đãi, giảm lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội cho người lao động.

Bên cạnh đó cũng cần quan tâm đến các thiết chế như: trường học cho con em công nhân tại các KCN; khu vui chơi, giải trí cho người lao động...

Kết luận Hội nghị, đồng chí Hà Đình Nhã - Trưởng Ban Quản lý các KCN tỉnh Vĩnh Phúc khẳng định: “Với mục tiêu làm cầu nối để lao động đến làm việc lâu dài, ổn định tại các doanh nghiệp trong KCN trên địa bàn tỉnh, thời gian tới, Ban Quản lý các KCN sẽ phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh tiếp tục triển khai các chương trình kết nối cung – cầu lao động trong và ngoài tỉnh.

Chúng tôi mong muốn tạo điều kiện thuận lợi cho lao động tiếp cận, gặp gỡ trực tiếp các doanh nghiệp để tìm kiếm cơ hội việc làm; đồng thời, kết nối hợp tác giữa doanh nghiệp với các trường nghề trong việc đào tạo, cung ứng lao động theo yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp".

MINH QUANG

Xem phiên bản di động