Có một chuyến tàu mang tên đoàn viên
Người lao động - 24/12/2019 15:32 Minh Trí
Công nhân lao động an tâm trên “Chuyến tàu nghĩa tình - Xuân kết nối 2019”. |
Lần đó, tôi vội vã đáp chuyến bay từ Hà Nội vào Sài Gòn chỉ với mục đích được ghi lại những khoảnh khắc, câu chuyện của công nhân lao động trên hành trình từ Nam ra Bắc với chuyến tàu đặc biệt “Chuyến tàu nghĩa tình - Xuân kết nối 2019”.
Nếu chia sẻ mục tiêu ấy, hẳn nhiều người sẽ cười rồi bảo “Chỉ là chuyện lên tàu về quê đón Tết của công nhân thôi mà, năm nào chả thế, có gì mà phải quan tâm”. Đúng chỉ là “chuyện thường ngày nơi phố huyện”, nhưng những người làm báo công đoàn như chúng tôi luôn mong muốn có thể nhìn, ghi lại, chuyển tải được hình ảnh, thông điệp, đời sống, tâm tư của người lao động ở góc nhìn bình thường. Chúng tôi tâm niệm, ngoài công việc, đồng lương, thì chuyện cơm, áo, ăn ở… của công nhân lao động cũng đáng quan tâm lắm. Chúng tôi là “người của Công đoàn”, vì vậy chúng tôi là bạn của công nhân lao động.
Trên chuyến tàu đó, tôi ngồi cạnh Nam - chàng trai 25 tuổi người Quảng Trị. Nam đang là công nhân tại KCN Sóng Thần I, tỉnh Bình Dương. Vốn nghĩ tôi cũng là công nhân, nên Nam khá cởi mở. Nam không giấu nổi niềm vui khi được về quê đón Tết. Trong câu chuyện, Nam cho biết đã có 4 cái Tết anh không được gần gia đình. Từ nơi anh làm việc tới quê, nếu đi máy bay, cộng xe ô tô từ sân bay về nhà chắc không quá 3 tiếng; nếu đi tàu hỏa hay xe khách, cũng không quá 1 ngày 1 đêm. Nam không về ăn Tết trong 4 năm dài đằng đẵng không phải vì thời gian. Đơn giản vì không có tiền. Hay nói chính xác hơn là muốn dành số tiền chi phí tàu, xe đó để cho bố mẹ ở quê nhà có một cái tết đầm ấm, tươm tất hơn.
Tôi còn nhớ lời của Nam, “Tết ai chẳng nhớ nhà hả anh. Buồn nhất là lúc mọi háo hức chuẩn bị hành trang về quê, mình lại phải đóng cửa hoặc phi ra ngoài đường, chỉ để tránh câu hỏi bao giờ về quê thế. Năm nay thì tốt rồi, có vé tàu công đoàn, không phải mất tiền, lại được quà, được ăn miễn phí. Số tiền tiết kiệm được từ tấm vé công đoàn không lớn so với người khác, nhưng với công nhân chúng em thì quý quá, ý nghĩa quá…”.
Trên chuyến xe đó, tôi cũng gặp Hạnh, 25 tuổi quê Nghệ An, hiện đang là công nhân làm may mặc tại KCN Phong Phú, TP. Hồ Chí Minh. Giống như Nam, Hạnh cũng đã lâu không có điều kiện về quê ăn Tết, chính xác là 5 năm. Hạnh bảo, ở TP. Hồ Chí Minh ngày Tết cũng oi nắng, có hoa mai đấy nhưng không thấy cái không khí se lạnh đặc trưng của miền Bắc. Quan trọng nhất, không có người thân, thì không thể thành Tết được. Đi chơi thì không có tiền, nên suốt ngày vùi mình trong phòng trọ với 4 bức tường im ắng. Cảm giác vừa cô đơn, vừa nhớ nhà, vừa thấy tủi thân cứ xâm chiếm tâm hồn mình.
Hạnh bảo “năm thứ 2 của đời công nhân, em không chịu được ý nghĩ phải ở lại ăn Tết nơi xóm trọ. Nên em vơ váo mấy bộ quần áo rồi ra vội bến xe. Cả lương tháng cuối lẫn thưởng ngót nghét chục triệu bạc bỏ trong ba lô. Không hiểu sao lúc ra bến xe mua vé bị kẻ xấu lấy mất. May mà còn mấy đồng bạc lẻ bỏ trong túi quần, đủ để mua vé xe buýt quay về xóm trọ. Năm đó là cái Tết buồn nhất. Cứ nghĩ đến số tiền đó, lại thương mình, thương bố mẹ, thương các em. Từ đó, em bỏ ý định về quê ăn Tết luôn. Năm nay có vé tàu công đoàn, em để hết tiền lương, thưởng công ty trong tài khoản. Chỉ rút mấy trăm đi đường. Hi vọng với em và gia đình, đây là cái Tết đặc biệt nhất”.
Công nhân lao động đón nhận suất cơm miễn phí trên tàu. |
Theo trưởng tàu Phan Tất Khánh, trong hành trình gần 30 năm bám nghề, năm nào cán bộ, nhân viên ngành đường sắt cũng đón công nhân lên tàu về quê ăn Tết, nhưng đây là chuyến tàu đặc biệt. Gần chục toa tàu dành riêng cho công nhân lao động. Họ là chủ nhân của những chiếc vé tàu do công đoàn trao tặng.
Cùng với các cấp công đoàn, những tổ chức, doanh nghiệp tài trợ, cán bộ công nhân viên ngành đường sắt cũng mong muốn chuyến tàu đưa công nhân lao động về quê không chỉ là chuyến tàu đoàn viên, mà nó còn là chuyến tàu bình an nữa.
“Công nhân lao động sẽ được phát cơm ăn miễn phí, được phát chăn ấm khi ngủ. Có thể, sau những ngày lao động mệt nhọc, họ bước lên chuyến tàu của chúng tôi, chợp mắt ngủ một giấc bình an, khi bừng tỉnh dậy đã có thể chạm chân trên mảnh đất quê hương mình, được dang vòng tay đón cái ôm từ những người thân yêu ra đón nơi cửa ga”.
Có một bài báo trước đó, tôi đã kể về câu chuyện trốn vé trên “Chuyến tàu nghĩa tình - Xuân kết nối 2019”. Không biết với anh trưởng tàu Phan Tất Khánh có ấn tượng gì không, nhưng với tôi thì rất đặc biệt. Một người mẹ công nhân mang theo đứa con 7 tuổi về quê đón Tết. Theo lý mà nói, đứa bé phải mua vé. Nhưng có lẽ vì tiếc tiền quá, nên người mẹ trẻ quyết định để hai mẹ con lên tàu chỉ với 1 tấm vé do công đoàn tặng mình. Khi phát hiện ra cháu bé không có vé. Nhân viên yêu cầu người mẹ mua vé bổ sung cho con, giá tiền là 1.700.000 đồng. Tình huống đó khiến cho người mẹ trẻ lúng túng. Rất may sau đó trưởng tàu Phan Tất Khánh đã giải quyết kịp thời ổn thỏa. Cháu bé không những có chỗ ngồi mà còn được hưởng chế độ như một hành khánh đặc biệt trên chuyến tàu ấy.
Tôi nghĩ chỉ có “Chuyến tàu nghĩa tình - Xuân kết nối 2019” tình người mới thật sự thấm đượm, lan tỏa như vậy. Sự cảm thông, chia sẻ, bao dung độ lượng lấn át đi sự khách sáo, cứng nhắc hằng ngày, để mỗi người khi bước lên tàu với tâm thế thoải mái nhất, và khi bước xuống tàu cũng mang theo luôn tâm thế đó về nhà đón Tết.
Sau cái chợp mắt của một ngủ một giấc bình an, khi bừng tỉnh dậy, công nhân lao động đã có thể chạm chân trên mảnh đất quê hương mình. |
Lần đó, rất nhiều công nhân lao động đã xuống ga tại Đông Hà, Vinh, Thanh Hóa. Riêng tôi bám tàu ra tận Hà Nội. Giây phút ngồi trên tàu, tôi cứ nghĩ mãi về những chuyến xe, chuyến tàu đưa công nhân về quê đón Tết mà công đoàn các cấp đã tổ chức, duy trì thực hiện lâu nay. Phải chăng khi quyết định có những chuyến xe, chuyến tàu như thế, những người làm công tác công đoàn không những muốn chia sẻ nỗi lo, nỗi vất vả với công nhân lao động mà còn muốn công nhân lao động luôn yên tâm, rằng bên cạnh họ còn có “người đồng hành” trong mọi nơi, mọi lúc, mọi hoàn cảnh, để họ thấy tổ chức công đoàn thật sự là một “mái nhà bình an”.
Và khi viết đôi dòng tản mạn này, tôi lại mong ngóng về những chuyến tàu cận kề sắp tới - chuyến tàu Đoàn Viên Tết Nguyên đán Canh tý 2020.
Vòng sơ khảo Hội thi “Tiếng hát Xuân” do các cấp công đoàn tỉnh Tây Ninh tổ chức nhằm tạo sân chơi tinh thần cho ... |
Sáng 20/12/2019, LĐLĐ tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả xây dựng đời sống văn hóa đoàn viên Công đoàn và ... |
Gần đến noel, dịch vụ đóng làm ông già Noel tặng quà cho mọi người càng đắt khách. Nhiều người sẵn sàng bỏ tiền triệu ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 17/09/2024 12:40
Đề xuất nghỉ Tết Âm lịch 2025 kéo dài 9 ngày liên tục
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) đang đề xuất phương án nghỉ Tết Âm lịch năm 2025 kéo dài 9 ngày liên tục cho cán bộ, công chức, viên chức.
Đời sống - 17/09/2024 09:52
Ngành Y tế sát cánh cùng đồng bào vùng lũ: Không thu viện phí, chăm sóc sức khỏe tận tình
Trước thảm họa cơn bão số 3 gây ra, ngành Y tế không chỉ ứng phó kịp thời mà còn có những quyết sách mang tính nhân văn. Một trong những hành động nổi bật là quyết định không thu viện phí đối với các nạn nhân vùng lũ, giúp họ giảm bớt gánh nặng chi phí y tế trong hoàn cảnh khó khăn.
Người lao động - 15/09/2024 08:02
Cuộc thi trực tuyến về ATVSLĐ thiết thực với thực tiễn sản xuất ngành Than
Công đoàn Công ty CP Than Núi Béo cho biết, cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” với các nội dung kiến thức phong phú, rất sát với thực tiễn sản xuất của đơn vị.
Người lao động - 13/09/2024 15:40
Làm thế nào để có nước sạch sinh hoạt sau lũ lụt?
Sau bão, đi kèm với lũ và ngập lụt, người dân và người lao động đặc biệt cần nước sạch để sinh hoạt. Vậy trong điều kiện thiếu thốn nguồn nước an toàn, cần xử lý nước thế nào để làm sạch nước, có nguồn nước đảm bảo sử dụng, phòng chống dịch bệnh?
Người lao động - 13/09/2024 11:26
Gojeck rời thị trường Việt Nam: Tài xế ngỡ ngàng, không tin sắp mất việc
Ngay sau khi nhận thông tin Gojeck sẽ rút khỏi thị trường từ ngày 16/9, nhiều tài xế đã ngỡ ngàng, bởi với nhiều người, đây là công việc đem lại thu nhập chính, lo toan cho cả gia đình.
Người lao động - 12/09/2024 18:17
Phát động Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024
Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024 nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao kiến thức và ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho mọi người dân, nhất là thế hệ trẻ, công nhân, người lao động.
- Công ty CP Gỗ Quảng Phát tuyển gần 50 lao động tại Quảng Bình
- Vĩnh Phúc có thêm 2 dự án FDI đi vào hoạt động trong tháng 8/2024
- Cô Huỳnh Kim Diệu - người “truyền lửa” nhiệt huyết của Công đoàn Trường THCS Đông Thuận
- Đề xuất nghỉ Tết Âm lịch 2025 kéo dài 9 ngày liên tục
- Kia Carnival 2024 ra mắt, chỉ còn động cơ diesel, giá từ 1,3 tỷ đồng