Các giải pháp cơ bản nhằm kiểm soát, phòng ngừa TNLĐ trong lĩnh vực thi công xây dựng
An toàn, vệ sinh lao động - 09/07/2021 10:00 ThS. Trần Xuân Hiển-Trung tâm Quốc gia về ATVSLĐ, Cục An toàn lao động, Bộ LĐ-TB&XH
Hiện trường vụ sập tường nhà máy của Công ty AV Healthcare tại KCN Giang Điền (Trảng Bom, Đồng Nai). Ảnh: TGCC |
Đánh giá các vụ TNLĐ ở Việt Nam
Việc triển khai Quyết định số 05/QĐ-TTg ngày 5/01/2016 do các Bộ, ngành, địa phương như: Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Công Thương, Bộ Quốc phòng, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng LĐLĐ Việt Nam cùng các địa phương trong cả nước thực hiện. Mặc dù đã đạt nhiều thành tựu, nhưng trên thực tế, 10 năm qua ở Việt Nam, các vụ TNLĐ vẫn có chiều hướng gia tăng, nhất là trong lĩnh vực thi công xây dựng.
Hình 1: Số nạn nhân bị tử vong vì TNLĐ, từ năm 2010 - 2020. |
Theo thống kê từ các kết quả báo cáo hàng năm của lực lượng thanh tra lao động 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nguyên nhân chính dẫn đến các vụ TNLĐ gây tử vong nói trên là do phía người sử dụng lao động (NSDLĐ) tại nơi làm việc. Cụ thể: Năm 2020 là 47,74%; năm 2020 là 44,97%. Trong đó, số nạn nhân tử vong do ngã cao trong xây dựng chiếm nhiều nhất trên địa bàn cả nước.
Hình 2. Lĩnh vực có số nạn nhân tử vong cao nhất (từ năm 2010 - 2020) |
Thực tế điều này cho thấy, một trong những nguyên nhân cơ bản là do nhu cầu về xây dựng các dự án nhà cao tầng như: Văn phòng làm việc, nhà ở, trung tâm thương mại, khu công nghiệp... của các thành phố lớn tại Việt Nam đang tăng cao. Mật độ và số lượng của các dự án xây dựng tại các thành phố lớn cũng tăng lên nhằm đáp ứng nhu cầu tối thiểu của nền kinh tế (thực trạng này cũng đã xảy ra đối với các quốc gia phát triển trước Việt Nam). Cùng với đó, đa số NLĐ làm việc trong lĩnh vực xây dựng là chuyển dịch từ khu vực nông nghiệp sang, trình độ văn hóa chưa cao, chưa quen với tác phong công nghiệp, chưa được huấn luyện đầy đủ về ATVSLĐ nên cần phải đề phòng khi làm việc tại công trường xây dựng.
Các nhóm giải pháp cơ bản
Để triển khai hiệu quả việc phòng, chống tai nạn trong thi công xây dựng, cũng như thực hiện mục tiêu đặt ra của Quyết định số 05/QĐ-TTg ngày 5/01/2016 và các mục tiêu tiếp theo của Thủ tướng Chính phủ, theo chúng tôi, cần thực hiện một số giải pháp cụ thể:
Một là, phải xây dựng chiến lược về ATVSLĐ cấp Quốc gia (Hình 3). Từ đó, triển khai nhiệm vụ phân định trách nhiệm cho các Bộ, ngành, địa phương thực hiện các mục tiêu ngắn hạn từng giai đoạn, dựa trên quy luật phát triển của sự phù hợp nền sản xuất công nghiệp toàn cầu.
Hình 3. Mô hình xác định mục tiêu, chiến lược của các cấp |
Hai là, xác định rõ vai trò trong việc phân định quyền hạn và chịu trách nhiệm chính về việc thực hiện chỉ đạo, tham mưu, quản lý của các cấp trong của Bộ, ngành chủ quản (ở đây là Bộ Xây dựng), đặc biệt là công tác quản lý an toàn thi công khi làm việc trên cao (Hình 4). Song hành với đó là phân định thẩm quyền, vai trò của các Bộ, ngành tham gia phối hợp trong việc quản lý an toàn trong thi công xây dựng, các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ trong thi công… của các Bộ ngành như: Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Công Thương, Tổng LĐLĐ Việt Nam cùng các địa phương…
Hình 4. Sơ đồ mô hình phối hợp các cấp trong quan hệ quản lý, chỉ đạo về an toàn thi công xây dựng. |
Ba là, liên tục kiểm tra rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về ATVSLĐ trong thi công xây dựng nhằm hướng đến việc hoàn thiện và kiện toàn về mặt chất lượng trong tính pháp lý của từng văn bản quy định đối với từng chủ thể, hạng mục thi công cũng như tính chất, quy mô của các dự án xây dựng trên địa bàn cả nước. Trong đó, đặc biệt là các quy định về kỹ thuật an toàn liên quan đến các đối tượng, phạm vi, hạng mục… tham gia trong quá trình thi công.
Bốn là, tiếp tục xây dựng hoàn thiện hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia về kỹ thuật an toàn trong thi công xây dựng. Đặc biệt là các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định cụ thể đối với việc quản lý, sử dụng máy - thiết bị thi công, vật tư, các quy chuẩn yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ; cùng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định về điều kiện an toàn đối với NLĐ, mặt bằng thi công, các nguyên vật liệu sử dụng trong thi công…
Năm là, đầu tư nghiên cứu khoa học chuyên sâu về ATVSLĐ trong thi công nhằm can thiệp vào các giải pháp thi công để đưa ra được các luận chứng, phương án an toàn trong thi công các hạng mục công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông vận tải… đặc biệt là tập trung nghiên cứu chuyên sâu vào các giải pháp phòng chống tai nạn ngã cao trong xây dựng (chú trọng vào các biện pháp chủ động và biện pháp thụ động trong phòng chống tai nạn ngã cao).
Người lao động cần trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động trong quá trình làm việc nhằm hạn chế tai nạn lao động xảy ra. Nguồn: baolongan.vn |
Sáu là, xây dựng kênh thống kê TNLĐ khoa học, trung thực, phù hợp trong lĩnh vực thi công xây dựng nói riêng và tất cả các lĩnh vực công nghiệp khác trong nền kinh tế nói chung. Trong đó, nguồn thông tin chủ yếu phải được xác lập và cung cấp trung thực từ các cơ quan chủ đạo liên quan như: Thanh tra lao động, cơ quan y tế cấp địa phương, cơ quan công an các cấp tại địa phương…
Bảy là, nâng cao các chế tài pháp lý trong việc thanh kiểm tra, hậu kiểm tra, cùng các chế tài xử phạt vi phạm hành chính về ATVSLĐ tại các dự án xây dựng có quy mô lớn.
Tám là, tăng cường hơn nữa vai trò của tổ chức CĐCS trong việc cùng với người sử dụng lao động tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện kế hoạch, nội quy, quy trình - biện pháp bảo đảm ATVSLĐ, cải thiện điều kiện lao động, góp phần tích cực trong việc phòng ngừa, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm tại nơi làm việc.
Chín là, Chính phủ cùng các đơn vị quản lý nhà nước chủ quản phải ưu tiên nguồn kinh phí thường xuyên nhằm duy trì cho các hoạt động xây dựng kiện toàn hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống tiêu chuẩn - quy chuẩn kỹ thuật về an toàn xây dựng, cũng như việc thanh kiểm tra, nghiên cứu khoa học về an toàn… Hỗ trợ tập huấn nâng cao nhận thức về an toàn cho cán bộ quản lý và NLĐ đang làm việc trong các doanh nghiệp xây dựng, sinh viên các trường đại học khối kỹ thuật tại Việt Nam. Đặc biệt là phổ biến tuyên truyền về các biện pháp tổ chức - kỹ thuật nhằm cải thiện điều kiện lao động trong thi công xây dựng.
Tăng cường tập huấn nâng cao nhận thức về an toàn cho cán bộ quản lý và NLĐ đang làm việc trong các doanh nghiệp xây dựng, sinh viên các trường đại học khối kỹ thuật tại Việt Nam là nhiệm vụ quan trọng nhằm giảm thiểu TNLĐ trong lĩnh vực thi công xây dựng - Nguồn: aqacons.vn |
Trong bối cảnh chung của các nước đang phát triển trong khu vực và trên thế giới, nền kinh tế của Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ để vươn tầm ngang với các quốc gia trong khu vực. Do vậy, nhu cầu tất yếu phải đáp ứng một khối lượng lớn về cơ sở hạ tầng để đồng bộ và song hành với sự phát triển của nền kinh tế. Đứng trước vấn đề này, chúng ta cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng cho việc ban hành các chính sách phù hợp nhằm quản lý hiệu quả về chất lượng cũng như vấn đề về phòng tránh tai nạn trong thi công xây dựng.
Tài liệu tham khảo:
1. Hồ sơ quốc gia về ATVSLĐ năm 2010 - 2015, Bộ LĐ-TB&XH, năm 2015.
2. Văn kiện Chương trình quốc gia về ATVSLĐ 2016 - 2021, Bộ LĐ-TB&XH, năm 2015.
3. Báo cáo đánh giá sơ kết hoạt động Chương trình quốc gia về ATVSLĐ đến 2021, Bộ LĐ-TB&XH, năm 2020.
4. Thông báo tình hình TNLĐ từ năm 2010 - 2020, Bộ LĐ-TB&XH.
5. “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các nội dung liên quan đến công tác quản lý, sử dụng giàn giáo trong thi công xây dựng công trình”, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, Bộ Xây dựng - 2020.
6. Báo cáo“Tài liệu giảng dạy công tác ATVSLĐ trong xây dựng cho sinh viên ngành Xây dựng”, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, Bộ Xây dựng - 2020.
7. Liên quan vụ sập công trình xây dựng bức tường nhà máy của Công ty AV Healthcare tại KCN Giang Điền, huyện Trảng Bom, Đồng Nai.
Công nhân vệ sinh bị nợ lương: "Cuộc đời tôi chưa bao giờ được giúp đỡ như vậy!" Một buổi chiều oi ả, giữa những tiếng chuyện trò sôi nổi của hàng chục công nhân vệ sinh bên góc hồ Văn Khê, chị ... |
Hoả tốc: Tất cả những người đến từ TP Hồ Chí Minh phải thực hiện cách ly và xét nghiệm Sáng 7/7, Bộ Y tế ra công văn hỏa tốc số 5389/BYT-MT gửi UBND các tỉnh, thành phố hướng dẫn tiếp nhận người về từ ... |
Có nơi nào cách ly vui như khu 10 Đại Phúc Tại “mặt trận chống giặc COVID-19" ở khu 10, phường Đại Phúc (TP Bắc Ninh), tiếng cười giòn tan sau những cánh cửa đóng then ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 17/10/2024 14:00
Đánh giá cao cuộc thi tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động
Ban chỉ đạo Tháng hành động về ATVSLĐ Trung ương đánh giá cao cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” năm 2024 do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức.
Người lao động - 16/10/2024 18:42
Siết chặt quản lý quan trắc môi trường tại cơ sở lao động
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động. Theo đó, đề xuất quy định quản lý hoạt động quan trắc môi trường lao động tại cơ sở lao động.
Người lao động - 10/10/2024 13:43
Công nhân Công ty CP Phân lân Ninh Bình tử vong khi sửa máy: Cần nâng cao ý thức an toàn lao động
Mới đây, công nhân Đào Sỹ T. của Công ty CP Phân lân Ninh Bình đã gặp tai nạn nghiêm trọng khi sửa chữa máy nghiền xích. Dù được đưa đi cấp cứu ngay sau đó, anh T. không qua khỏi.
An toàn, vệ sinh lao động - 24/09/2024 10:05
Cán bộ công đoàn phải nắm vững quy định về an toàn vệ sinh lao động
Những vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra liên tiếp đã cho thấy cán bộ công đoàn cần có tiếp tục nâng cao kiến thức về công tác an toàn, vệ sinh lao động để bảo vệ sức khoẻ, tính mạng người lao động.
Người lao động - 23/09/2024 15:59
Cảm ơn đội ngũ làm công tác an toàn vệ sinh lao động
Anh Chu Thanh Bình - đoàn viên Công đoàn Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã gửi đến Ban Tổ chức cuộc thi trực tuyến "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn vệ sinh lao động" thông điệp: cảm ơn đội ngũ làm công tác an toàn vệ sinh lao động.
Người lao động - 20/09/2024 13:34
An toàn lao động đã trở thành thói quen, hành vi của từng cán bộ, nhân viên ngành Điện lực
Trong ngành Điện lực, công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) luôn được coi trọng và đặt lên hàng đầu, bởi đây là lĩnh vực đặc thù, có mức độ nguy hiểm cao, đòi hỏi sự nghiêm ngặt trong mọi hoạt động liên quan đến vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống điện.
- Dự thảo Luật Nhà giáo: Tăng đãi ngộ để nhà giáo yên tâm công tác
- Chị lao công tìm thấy niềm vui khi gia nhập tổ chức Công đoàn
- Cách chỉnh góc nhìn của gương chiếu hậu VinFast VF 3 khi đi đường
- Người lãnh đạo gương mẫu, tận tâm của Công ty Thủy điện Quảng Trị
- Cách dễ dàng tiếp cận thông tin về các dự án nhà ở xã hội