Bloomberg: Lạm phát toàn cầu vẫn cao dai dẳng bất chấp các nỗ lực của NHTW
Kinh tế - Xã hội - 26/06/2023 06:00 Trung Mến
Rủi ro lạm phát kéo dài đã tăng cao hơn bất chấp việc giá cả hàng hóa tại nhiều khu vực trên thế giới sụt giảm, theo chuyên gia kinh tế trưởng tại Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) – ông Claudio Borio nói với nhật báo Đức FAZ vào ngày thứ Hai.
Theo Bloomberg, những thành công ban đầu trong kiềm chế lạm phát giờ đã khó được lặp lại, ông Borio nói. Ông khẳng định thêm rằng lạm phát lõi, không tính giá thực phẩm và năng lượng có nhiều biến động, hiện đang ở ngưỡng cao dai dẳng và ổn định ở ngưỡng cao, thậm chí tăng lên. Chuyên gia kinh tế này khẳng định với FAZ rằng giai đoạn tiếp theo của cuộc chiến chống lạm phát khó khăn hơn và cần đến tất cả những nỗ lực.
Một trong những lý do quan trọng chính là nhiều người điều chỉnh hành vi của mình để thích ứng lạm phát cao khi lạm phát kéo dài. Thực tế này ảnh hưởng nhiều đến mối liên kết giữa giá cả và mức lương cao, ông Borio phân tích.
Trong tình huống hiện tại, chính phủ các nước cần đưa ra biện pháp giảm tác động của lạm phát lên người dân và đưa lạm phát trở lại ngưỡng kiểm soát. Chi tiêu công thấp hơn sẽ làm giảm áp lực lên tổng cầu và vì vậy sẽ giúp các ngân hàng trung ương đương đầu với lạm phát, ông Borio nói.
Lạm phát tại Mỹ tháng 5/2023 hạ nhiệt xuống mức thấp nhất trong hơn 2 năm, yếu tố này nhiều khả năng sẽ làm giảm áp lực lên Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) về việc phải tiếp tục nâng lãi suất để kiềm chế lạm phát, theo nội dung bài báo mới được CNBC đăng tải.
Chỉ số giá tiêu dùng Mỹ tháng 5/2023, chỉ số đo lường diễn biến giá cả hàng hóa dịch vụ, tăng chỉ 0,1% trong tháng gần nhất. Như vậy lạm phát Mỹ tháng 5/2023 chỉ tăng 4% so với cùng kỳ năm 2022, thấp hơn nhiều so với con số 4,9% của tháng 4/2023.
Mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng Mỹ trong 12 tháng qua như vậy cao nhất tính từ tháng 3/2021 khi mà lạm phát mới chỉ bắt đầu tăng. Từ đó đến nay, lạm phát Mỹ đã có lúc leo lên ngưỡng cao nhất trong 41 năm.
Tuy nhiên nếu loại bỏ thực phẩm và năng lượng khỏi rổ hàng hóa tính CPI, tình hình chung của chỉ số giá tiêu dùng không được lạc quan như vậy.
Chỉ số giá tiêu dùng lõi tháng 5/2023 tăng 0,4% so với tháng liền trước và tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước, nó cho thấy áp lực giá cả đã hạ nhiệt phần nào nhưng người tiêu dùng hiện vẫn đang khó khăn.
Tất cả những con số mới công bố đúng với dự báo của các chuyên gia.
Việc giá cả năng lượng hạ 3,6% đã giúp cho chỉ số CPI không tăng mạnh trong tháng. Giá thực phẩm chỉ tăng 0,2%.
Việc chi phí nhà ở tăng 0,6% đã góp phần quan trọng đẩy giá cả tiêu dùng nói chung tăng cao hơn. Các chi phí liên quan đến nhà ở chiếm khoảng 1/3 tỷ trọng của chỉ số.
Giá các phương tiện đi lại đã qua sử dụng tăng 4,4%, tương đương với mức tăng của tháng 4/2023, còn chi phí đi lại tăng 0,8%.
Lạm phát trong khu vực đồng tiền chung châu Âu tháng 5/2023 rơi xuống mức thấp nhất trong 15 tháng. Như vậy bối cảnh này tạo điều kiện thuận lợi cho việc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể hoãn chương trình nâng lãi suất mạnh tay, theo nội dung bài báo mới được Wall Street Journal đăng tải.
Tuy nhiên, trước tiên, dữ liệu mới nhất này nhiều khả năng cũng không thể ngăn được ECB nâng lãi suất thêm ¼ điểm phần trăm trong cuộc họp bàn về chính sách tiền tệ vào ngày 15/6/2023, thế nhưng sẽ khiến cho ECB chững lại sau đó.
Một số ngân hàng trung ương lớn bao gồm Fed đang cố gắng đánh giá xem liệu bằng cách nào và khi nào cần ngừng nâng lãi suất bởi lạm phát giảm và tăng trưởng kinh tế chững lại.
Việc hãm phanh chính sách sẽ giúp các ngân hàng trung ương có thời gian đánh giá được ảnh hưởng từ các động thái chính sách gần đây. Những chính sách này được đánh giá đã gây ra nhiều căng thẳng tài chính đồng thời tạo ra nhiều căng thẳng trong kinh tế toàn cầu.
Cơ quan Thống kê Liên minh châu Âu (EU) công bố chỉ số giá tiêu dùng trong khu vực đồng tiền chung châu Âu tháng 5/2023 tăng 6,1% so với cùng kỳ năm trước, giảm đáng kể so với mức lạm phát 7% vào tháng 4/2023. Các chuyên gia kinh tế tham gia khảo sát của Wall Street Journal trong tuần trước đã dự báo về mức lạm phát 6,4%.
Tỷ lệ lạm phát thường niên giảm có nguyên nhân trực tiếp từ việc giá năng lượng hạ nhiệt đà tăng. Trong tháng 3/2022, giá năng lượng tăng vọt sau khi căng thẳng Nga – Ukraine bắt đầu, tuy nhiên từ đó đến nay đã giảm trở lại. Giá thực phẩm vẫn tăng mạnh, theo dữ liệu cho hay.
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 01/09/2024 13:30
Honda Dream 50 - phiên bản hoài cổ của Honda RC110
Honda Dream 50 thua xa RC110 về sức mạnh, nhưng bù lại đẹp hơn, nhiều boong hơn, thích hợp với tôi, một người thích xe đua nhưng không dám đua xe.
Kinh tế - Xã hội - 01/09/2024 10:00
VinFast VF 8 đạt 4 sao thử nghiệm an toàn của NHTSA ở Mỹ
Chiếc VF 8 đã đạt 4 sao thử nghiệm an toàn của NHTSA, với việc đánh giá tiến hành vào trung tuần tháng 7/2024.
Kinh tế - Xã hội - 01/09/2024 09:00
Giảm lệ phí trước bạ ô tô sản xuất trong nước từ 1/9
Chính phủ ban hành Nghị định số 109/2024/NĐ-CP quy định ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô được sản xuất, lắp ráp trong nước sẽ hưởng ưu đãi giảm 50% lệ phí trước bạ trong ba tháng, từ 1/9/2024 đến hết ngày 30/11/2024.
Kinh tế - Xã hội - 01/09/2024 08:00
Giá lăn bánh MG7 vừa ra mắt
Giá lăn bánh MG7 sẽ dao động từ 848,6 đến 1,162 triệu đồng tại Hà Nội, và từ 833,8 đến 1.141,8 triệu đồng tại TP HCM.
Kinh tế - Xã hội - 01/09/2024 07:00
BFGoodrich mang lốp đa địa hình KO3 mới về Việt Nam
Từ tháng 9/2024, BFGoodrich chính thức phân phối dòng lốp đa địa hình KO3 mới với 14 kích cỡ, áp dụng các công nghệ tiên tiến giúp tăng khả năng bám đường, tăng độ bền bỉ và hiệu suất so với sản phẩm tiền nhiệm.
Kinh tế - Xã hội - 01/09/2024 06:00
Chính thức mở cổng đăng ký Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền Nam PVOIL Cup 2024
Cổng đăng ký Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền Nam PVOIL Cup 2024 mở từ 10 giờ ngày 30/8 và đóng lại vào 10 giờ ngày 7/9.